UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
555/QĐ-UBND
|
Nghệ
An, ngày 02 tháng 3 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH THUỶ LỢI VÙNG VEN BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng số
16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 4;
Căn cứ Quyết định số
61/QĐ-TTg ngày 9/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng
thể kinh tế, xã hội dải ven biển miền Trung Việt Nam đến 2020;
Căn cứ Quyết định số
197/QĐ-TTg ngày 28/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch
tổng thể KTXH tỉnh Nghệ An đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp
và PTNT tại Văn bản số 24/TĐ.SNN-KHTC ngày 20/02/2012 về việc Báo cáo kết quả
thẩm định Quy hoạch thuỷ lợi vùng ven biển và hải đảo tỉnh Nghệ An đến năm
2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Quy hoạch thuỷ lợi vùng ven biển và hải đảo tỉnh
Nghệ An đến năm 2020 do Đoàn quy hoạch Nông nghiệp và Thuỷ lợi Nghệ An lập, với
các nội dung sau:
1. Tên Quy
hoạch: Quy hoạch Thuỷ lợi vùng ven biển và hải đảo tỉnh Nghệ An đến năm
2020;
2. Cơ quan lập
Quy hoạch: Đoàn Quy hoạch Nông nghiệp và Thuỷ lợi Nghệ An.
3. Phạm vi
quy hoạch:
- Gồm 80 phường, xã, thị trấn của
ba huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc và Thị xã Cửa Lò. Căn cứ đặc điểm địa
hình, nguồn nước, ranh giới hành chính và các giải pháp thuỷ lợi, phân vùng quy
hoạch ra 7 tiểu vùng như sau:
+ Tiểu vùng 1: Gồm 5 xã thị phía
Bắc huyện Quỳnh Lưu: xã Quỳnh Vinh, Quỳnh Dị, Quỳnh Lập, Quỳnh Lộc và thị trấn
Hoàng Mai.
+ Tiểu vùng 2: Gồm 27 xã thị
phía Đông huyện Quỳnh Lưu: Xã Mai Hùng, Quỳnh Xuân, Quỳnh Văn, Quỳnh Thạch, Quỳnh
Thanh, Quỳnh Đôi, Quỳnh yên, Quỳnh Giang, Quỳnh Hưng, Quỳnh Thuận, Quỳnh Long,
Quỳnh Thọ, Quỳnh Diễn, Quỳnh Hồng, Quỳnh Bá, Sơn Hải, Quỳnh Ngọc, An Hoà, Quỳnh
Phương, Quỳnh Liên, Quỳnh Bảng, Quỳnh Minh, Quỳnh Lương, Quỳnh Nghĩa, Tiến Thuỷ,
Quỳnh Hậu và thị trấn Cầu Giát.
+ Tiểu vùng 3: Gồm 13 xã phía
Đông - Bắc huyện Diễn Châu: xã Diễn Trường, Diễn Yên, Diễn Hoàng, Diễn Mỹ, Diễn
Hùng, Diễn Hải, Diễn Kim, Diễn Vạn, Diễn Hồng, Diễn Phong, Diễn Kỷ, Diễn Bích,
Diễn Ngọc.
+ Tiểu vùng 4: Gồm 8 xã, thị
phía Đông Nam huyện Diễn Châu: Xã Diễn Thành, Diễn Thịnh, Diễn Trung, Diễn An,
Diễn Phú, Diễn Thọ, Diễn Lộc và Thị Trấn.
+ Tiểu vùng 5: Gồm 4 xã Bắc sông
Cấm của huyện Nghi Lộc: xã Nghi Yên, Nghi Tiến, Nghi Thiết và xã Nghi Quang.
+ Tiểu vùng 6: Gồm 16 xã, thị trấn
Đông đường số 1 khu kinh tế Đông Nam thuộc huyện Nghi Lộc và Thị xã Cửa Lò: xã
Nghi Đồng, Nghi Hưng, Nghi Thuận, Nghi Phong, Nghi Hợp, Nghi Xá, Nghi Trường,
Nghi Thịnh, Nghi Khánh, Nghi Thạch, Nghi Xuân, Nghi Thái, Phúc Thọ, Nghi Trung,
Thị trấn Quán Hành, phường Nghi Thuỷ, Nghi Tân, Nghi Thu, Nghi Hương, Nghi Hải,
Nghi Hoà và Thu Thuỷ.
+ Tiểu vùng 7: Vùng Hải đảo (đảo
Mắt, đảo Ngư)
- Tổng diện tích tự nhiên vùng
nghiên cứu 64.531,89 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 43.159,44 ha, chiếm
67,5% (đất sản xuất lúa nước 13.814,56 ha, nuôi trồng thuỷ sản 1.980,9 ha), đất
phi nông nghiệp 14.941,60 ha (23,4%), đất chưa sử dụng 5.880,85 ha (9,1%), diện
tích hải đảo 400 ha.
4. Mục tiêu
nhiệm vụ quy hoạch:
4.1. Mục tiêu tổng quát.
- Phát triển và tổ chức khai
thác có hiệu quả các nguồn nước để đáp ứng cho yêu cầu dùng nước, thực hiện mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn;
- Đảo bảo tiêu thoát nước cho
vùng thấp trũng để phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân và bảo vệ môi
trường sinh thái vùng ven biển;
- Hạn chế thiệt hại do thiên tai
gây ra, xâm nhập mặn, nước biển dâng và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.
4.2. Mục tiêu cụ thể
- Cấp nước:
+ Cấp nước tưới cho 15.550 ha,
trong đó tưới cho lúa nước 10.971 ha (đạt 100% diện tích quy hoạch), tưới màu
4600 ha (đạt 80% diện tích canh tác ổn định).
+ Cấp nước NTTS 3.700 ha, trong
đó nuôi tôm: 1.700 ha, cá nước ngọt: 750 ha, cá lúa 1.200 ha.
+ Cấp nước sinh hoạt: 90% dân số
nông thôn được cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn 51/BNN của Bộ
Nông nghiệp & PTNT và 65% dân số được cấp nước sạch theo tiêu chuẩn 02/BYT
của Bộ Y tế.
+ Cấp nước cho khu công nghiệp:
Đảm bảo cung cấp nước sạch tập trung cho các khu công nghiệp hiện có trên địa
bàn.
- Tiêu nước: Tiêu cho 21.354 ha
vùng thấp, trong đó: Tiêu cho lúa 9.500 ha, tiêu cho màu và các khu dân cư
18.845 ha.
- Phòng chống thiên tai: Bảo vệ
tính mạng tài sản và sản xuất cho 500.000 dân và các khu công nghiệp khi gặp
bão, nước biển dâng.
5. Các chỉ
tiêu kỹ thuật tính toán:
a. Tần suất tính toán:
- Tần suất đảm bảo cấp nước tưới,
NTTS: P = 85%
- Tần suất đảm bảo cấp nước sinh
hoạt và công nghiệp: P = 95%.
- Tần suất tiêu thoát vùng sản
xuất nông nghiệp: P = 10%.
- Tiêu thoát vùng dân cư, sản xuất
công nghiệp: P = 5%.
- Tần suất nước biển dâng P= 5%
gặp bão cấp 10.
b. Tiêu chuẩn cấp nước:
- Mức tưới:
+ Lúa chiêm xuân 6.000 m3/ha,
lúa hè thu 6.500 m3/ha, lúa mùa 5.600 m3/ha.
+ Màu vụ xuân 1.800 m3/ha, màu
hè thu 2.000 m3/ha, màu vụ đông 1.100 m3/ha.
- Nuôi trồng thuỷ sản: tôm mặn lợ
2 vụ 19.000 m3/ha, cá ao 20.000 m3/ha, cá lúa 10.000 m3/ha.
- Nước sinh hoạt: Đô thị loại I:
180 l/người-ngày, loại II: 150 l/người-ngày, loại III, IV: 100 l/người – ngày;
Nông thôn: 80 l/người – ngày.
- Nước công nghiệp: tính 20% nước
sinh hoạt.
c. Tiêu chuẩn tiêu nước:
- Hệ số tiêu cho lúa vụ hè thu
qtk=5,63 l/s/ha.
- Hệ số tiêu cho màu: vụ hè thu
qutk=17,7 l/s/ha, vụ mùa qtk 26,5 l/s/ha.
6. Phươmg án
quy hoạch:
6.1. Quy hoạch cấp nước:
6.1.1. Tiểu vùng 1:
- Sửa chữa, nâng cấp:
+ 14 công trình hồ chứa nhỏ: Quỳnh
Vinh: 4 hồ, Hoàng Mai 2 hồ, Quỳnh Lộc 5 hồ, Quỳnh Lập: 3 hồ, Quỳnh Dị: 1 đập
tràn), cấp nước cho 100 ha đất sản xuất nông nghiệp và 210 ha thuỷ sản.
+ Hồ Đồi Tương: cấp nước cho
120ha đất sản xuất nông nghiệp và 180 ha thuỷ sản.
+ Nâng cấp kênh Bắc Vực Mấu: tưới
931 ha.
+ Cải tạo, nâng cấp kênh Laman,
kênh nhà Lê, đồng thời nâng cấp 7 trạm bơm (Quỳnh Dị 3, Quỳnh Lộc 2, Hoàng Mai
2) để tưới cho 215 ha đất nông nghiệp.
- Xây dựng mới:
+ Cống ngăn mặn giữ ngọt trên
sông Hoàng Mai tại làng Phú Lợi xã Mai Hùng, lấy nguồn nước tái sinh từ lưu vực
sông Hoàng Mai và bổ sung nguồn nước từ kênh 19 hệ thống Bắc để đảm bảo nhu cầu
nước của toàn vùng.
+ Xây dựng 3 nhà máy nước tập
trung để cung cấp nước cho khu công nghiệp Hoàng Mai, khu công nghiệp Đông Hồi
và các khu dân cư ven biển (hiện đã có dự án).
6.1.2. Tiểu vùng 2.
- Sửa chữa, nâng cấp:
+ Kiên cố hoá kênh chính và kênh
Nam hồ Vực Mấu, lưu lượng Q = 2,1 m3/s, đảm bảo tưới cho 1.398 ha.
+ Kênh hệ thống Bắc: Kiên cố
kênh chính từ xi phông Cồn Cù đến cuối kênh dài 10,6km; Kiên cố kênh cấp I từ
N15 đến N19 và 9 kênh vượt cấp dài 85km.
+ Tu sửa, nâng cấp 9 trạm bơm
(Quỳnh Thạch 4, Quỳnh Thanh 1, Quỳnh Văn 1, Quỳnh Ngọc 1, Quỳnh yên 1, Quỳnh
Đôi 1) và 6 trạm bơm tưới cho 339 ha.
+ Nâng cấp nhà máy nước Cầu
Giát, nhà máy nước Quỳnh Thanh, cấp nước sinh hoạt cho 31.000 người.
- Xây dựng mới:
+ Trạm bơm Quỳnh Liên quy mô 3
máy, công suất 3.600 m3/h lấy nước kênh N19 tưới cho 450 ha màu và nuôi thuỷ sản
Quỳnh Liên, Quỳnh Bảng.
+ Trạm bơm Quỳnh Lương với quy
mô 4 máy, công suất 3.600 m3/h lấy nước từ kênh N26 tưới cho 600 ha màu và NTTS
của vùng Quỳnh Lương, Quỳnh Minh, Quỳnh Nghĩa (hiện đã có dự án thực hiện).
+ Nhà máy nước Ngò (Sơn Hải), Quỳnh
Thọ, Quỳnh Giang, Quỳnh Hậu, Quỳnh Yên lấy nước từ Hệ thống Bắc, công suất mỗi
nhà máy 1.210 m3/ngày.
6.1.3. Tiểu vùng 3:
- Sửa chữa, nâng cấp:
+ Kiên cố 7,5km kênh chính của hệ
thống Bắc từ Yên Lý đến Cồn Cù đảm bảo lưu lượng thiết kế 10,39 m3/s; kiên cố
các đoạn còn lại kênh tưới cấp I: N20, N20A, N22, N22B, N22C, hoàn thiện việc
kiên cố hoá các kênh tưới cấp II của N20 và N18A-8.
+ Nâng cấp 8 trạm bơm tưới hiện
có (Diễn Ngọc 1 trạm, Diễn Kỷ 2 trạm, Diễn Hùng 2 trạm, Diễn Hoàng 2 trạm, Diễn
Hải 1 trạm), đảm bảo tưới 868 ha.
- Xây dựng mới:
+ Nhà máy nước ở Yên Lý, Cầu
Bùng, Diễn Hồng lấy nước hệ thống Bắc với công suất 2.200 m3/ngày, cấp nước cho
5.000 người và công nghiệp.
6.1.4. Tiểu vùng 4:
- Sửa chữa, nâng cấp:
+ Tu sửa, nâng cấp 16 trạm bơm
(Diễn Thành: 3 trạm, Diễn Thọ: 5 trạm, Diễn An: 3 trạm, Diễn Lộc: 5 trạm), đảm
bảo tưới 909,5 ha và cấp nước TS: 50,0 ha.
+ Nâng cấp, tu sửa, kéo dài kênh
tưới Trạm bơn N2 (Diễn Tân) vượt qua Quốc lộ số 1 về Diễn Thành tưới 814,5 ha
lúa, màu và cây công nghiệp ngắn ngày xã Diễn Thành.
+ Nâng cấp, mở rộng nhà máy nước
Phủ Diễn lấy nước sông Bùng phía Tây đường sắt, đảm bảo công suất 53.000
m3/ngày, phục vụ dân sinh, công nghiệp cho khu kinh tế Đông Nam.
6.1.5. Tiểu vùng 5:
Tiểu vùng 5 trong thời gian tới
nằm trong khu kinh tế Đông Nam, yêu cầu dùng nước phục vụ cho sinh hoạt, công
nghiệp, dịch vụ và du lịch (có kế hoạch cụ thể trong dự án phát triển khu kinh
tế Đông Nam).
- Giai đoạn trước mắt: quản lý tốt
các hồ chứa, trạm bơm phục vụ yêu cầu tưới 518 ha, cấp nước thuỷ sản 138 ha.
- Lâu dài: nước các hồ chứa phục
vụ giữ ẩm, du lịch sinh thái, nước sinh hoạt, công nghiệp, du lịch Nghi yên,
Nghi Tiến có trong dự án nâng cấp nhà máy nước Phủ Diễn.
6.1.6. Tiểu vùng 6:
- Xây dựng mới:
+ Xây dựng lại toàn bộ hệ thống kênh
mương trạm bơm Thọ Sơn đảm bảo tưới 3.630 ha, cấp nước 240 ha tôm, cá ao và 40
ha cá lúa, kéo dài kênh chính Thọ Sơn 5km về phía Đông, cấp nước tưới cho 80 ha
lúa, 285 ha màu của các phường, xã Nghi Hương, Nghi Hoà, Nghi Thu thị xã Cửa Lò
và xã Nghi Xuân, Phúc Thọ huyện Nghi Lộc.
+ Xây dựng mới nhà máy nước ở
Nghi Diên, lấy nước kênh Gai cấp nước cho phía Nam khu kinh tế Đông Nam, khu
công nghiệp Nam Cấm, thị xã Cửa Lò (hỗ trợ cho nhà máy nước ở thị xã Cửa Lò), đảo
Ngư và thị trấn Quán Hành.
6.1.7. Tiểu vùng 7:
- Đảo Mắt: xây dựng thêm 20 bể,
loại 50 m3/bể, có mái nhà, có máng hứng nước mưa, bể xây bằng bê tông cốt thép,
có tấm nắp. Nghiên cứu xây dựng các hồ chứa nước quy mô nhỏ.
- Đảo Ngư: xây dựng thêm 20 bể,
loại 50 m3/bể có mái nhà, có máng hứng nước mưa, bể xây bằng bê tông cốt thép,
có tấm nắp. Ngoài ra cần nghiên cứu xây dựng dự án dẫn nước bằng đường ống từ
thị xã Cửa Lò ra phục vụ khách thăm quan trong mùa du lịch và các hồ chứa nước
quy mô nhỏ.
6.2. Quy hoạch tiêu thoát nước:
6.2.1. Tiểu vùng 1:
Nạo vét, nâng cấp các trục tiêu
sau:
- Kênh Nhà Lê từ Quỳnh Lập đến
Quỳnh Lộc dài 5,0km, đảm bảo rộng 2,5 – 3m, đảm bảo tiêu thoát cho 650 ha và tạo
nguồn nước tưới.
- Trục tiêu Laman từ Quỳnh Lộc -
Quỳnh Dị dài 6,0km, rộng 3,0 – 3,5m, hạ thấp tràn Trại Đá từ 0,4 – 0,5m để tăng
khả năng tiêu thoát nước.
- Các trục tiêu nội đồng để tập
trung nước vào trục chính.
6.2.2. Tiểu vùng 2:
a) Vùng kẹp giữa quốc lộ số 1 và
sông Mơ :
- Kênh tiêu Bình Sơn: Đào sâu mở
rộng toàn truyến dài 11km.; Xây dựng cống Quỳnh Hưng ngăn mặn giữ ngọt cuối
kênh.
- Đào sâu mở rộng kênh tiêu Nguyễn
Văn Trỗi, kênh tiêu Tố Khê, kênh tiêu sông Thiệm, kênh Phù Sĩ, Bến Hải.
b) Vùng bãi ngang (tiêu vùng
màu):
- Kiên cố hoá 23 tuyến kênh tiêu
cấp 1 và các công trình trên kênh từ Quỳnh Lương đến Tiên Thuỷ (12 tuyếng tiêu
về sông mơ, 11 tuyến tiêu ra biển), tổng chiều dài 29 km.
- Kiên cố hoá 5 tuyến kênh tiêu
và các công trình trên kênh xã Quỳnh Thọ, tổng chiều dài 4,5 km.
6.2.3. Tiểu vùng 3:
- Vị trính các trục tiêu chính
đã được xác định, cần được đào, mở và kiên cố hoá kênh tiêu vùng màu.
- Kênh tiêu Sơn Tĩnh: Tiêu cho
5.740 ha, đã được phê duyệt dự án đầu tư nhưng chưa được triển khai xây dựng.
+ Đào mở rộng tuyến kênh tiêu
Sơn Tĩnh dài 11 km kích thước b = (11 ¸
11) m, xây dựng các công trình trên kênh và 48 kênh tiêu cấp 1, dài 67 km, cần
được tu sửa để đảm bảo tiêu lũ hè thu cho lúa vào màu.
+ Đào, mở rộng kênh nhà Lê về cửa
Vạn và cửa thơi dài 13 km, phía lạch Vạn đã có cống ngăn mặn, giữ ngọt Quỳnh Thọ
trên kênh nhà Lê, phía cửa Thơi.
+ Các xã vùng màu: kiên cố hoá
25 tuyến kênh tiêu gồm Diễn Mỹ 3 kênh, Diễn Kỷ 5 kênh, Diễn Kim 2 kênh, Diễn Hải
6 kênh, Diễn Hùng 5 kênh, Diễn Phong 4 kênh, tổng chiều dài 24 km
6.2.4. Tiểu vùng 4 (vùng màu Diễn
Châu).
a) Vùng Màu
Quy hoạch tiêu nước cho vùng độ
thị, dân cư và khu kinh tế đông nam được kết hợp hệ thống kênh tiêu vùng màu
(đã có chủ trương đầu tư)
- Các tuyến tiêu cần được kiên cố:
Thị Trấn 4 tuyến dài 2,8 km, Diễn Thành 10 tuiyến dài 5,2 km. Ngoài ra cần thông
thoáng một số tuyến tiêu đã có ở các xã Diễn Thành, Diễn Trung, Diễn Thịnh, Diễn
An, Thị trấn tổng chiều dài 26 km.
b) Vùng Lúa
- Cống Diễn Thành, Diễn Thuỷ, Đập
tràn Diễn Kỷ hiện đã có dự án nâng cấp mở rộng để đáp ứng yêu cầu tiêu úng,
ngăn mặn giữ ngọt.
6.2.5. Tiểu Vùng 5 (gồm 4 xã
giáp biển của Huyện Nghi Lộc)
Tiểu vùng này không có các trục
tiêu lớn chủ yếu là tiêu nước trực tiếp ra biển.
6.2.6. Tiểu Vùng 6 (Sông Cấm - Cửa
Lò)
Giữ nguyên vị trí, nhiệm vụ, quy
mô của 9 trục tiêu chính.
- Các tuyến tiêu về Sông Cấm :
Tiếp tục nạo vét các tuyến tiêu Rào Trường, Cầu Ben, Cầu Lùng, Cầu Tây và cần
kiên cố hoá một số đoạn xung yếu thường bị sạt lở. Thực hiện dự án kiên cố hoá
kênh tiêu T3 bắc Cửa Lò.
- Các tuyến tiêu Sông Rào Đừng
và Sông Lam:
+ Nâng cấp tu sửa kiên cố các
tuyến tiêu tây Nghi Phong, Dông NGhi Phong, tuyến T3 nam Thị xã Cửa Lò, Tuyến
Nghi Xuân.
+ Xây mới tuyến tiêu từ Nghi
Long đến Thượng xá đổ nước về sông Rào Đừng hỗ trợ tiêu thoát nước cho vùng Nam
Hưng Nghi, Khu công nghiệp Nam Cấm và Cống Nghi Quang. Dự kiến tuyến dài 8 km
6.3. Quy hoạch Đê, Kè vùng ven
biển và Đê cửa sông
6.3.1. Tiểu Vùng 1
- Đê Sông :
+ Xây dựng mới tuyến đê sông Quỳnh
Lộc từ rú Trấp đến gặp đê Quỳnh Lộc dài 1,35 km bảo vệ 3000 người dân xóm đồng
tâm và 25 ha đất canh tác.
6.3.2. Tiểu Vùng 2
- Đê Biển : Các tuyến đê Bãi
Ngang đê Long Thuận đã được kiên cố hoá phù hợp với Quy Hoạch, cần trông thêm
các hàng cây chắn sóng bảo vệ đê
- Đê Kè Cửa Sông :
+ Tuyến đê tây Sông Mơ: Nâng cấp
đoạn từ làng Phú Lợi xã Mai Hùng đến xí nghiệp muối xã Sơn Hải dài 21,4 km. Xây
mới đoạn đê từ xí nghiệp muối đến sông Thái dài 2,5 km. Bảo vệ 2.750 ha đất
canh tác, trong đó có 460 ha nuôi thuỷ sản, 60 ha ruộng muối và 60.000 người
dân.
+ Tuyến đông sông Mơ: Nâng cấp
tuyến từ cầu Cờn xóm phượng Cần xã Quỳnh Phương đến chân rú Rồng xã Tiến Thuỷ
dài 25,4 km. Bảo vệ 600 ha ruộng lúa, 500 ha rau màu, 150 ha ruộng nuôi thuỷ sản,
200 ha ruộng muối, 10.000 người dân.
- Đê Quỳnh Thuận – Sơn Hải: nâng
cấp tuyến từ chân núi Bàn Cờ xã Quỳnh Thuận về gặp kè Sơn Hải, tuyến dài 7,2
km. Bảo vệ 400 ha đồng muối Quỳnh Thuận, An Hoà, Sơn Hải, 100 ha đất sản xuất
nông nghiệp và 14.000 người dân.
6.3.3. Tiểu Vùng 3
- Đê Biển :
+ Đê Kim - Hải - Hùng - Quỳnh Thọ
: Đê đã được kiên cố hoá. Ngoài đê đã có cây chắn sóng nhưng phải trồng thêm để
bảo vệ, dài 12,3 km.
- Đê Cửa Sông :
+ Tuyến đê đông kênh nhà Lê (Kim
- Hải – Hùng - Quỳnh Thọ): Xuất phát từ cầu Sơn Hải (Quỳnh Thọ) đến Cửa Vạn bao
lấy đồng tôm Diễn Kim dài 17,5 km. Bảo vệ 150 ha đồng muối Diễn Kim, Diễn Vạn
và Quỳnh Thọ, bảo vệ 5.000 người dân.
+ Đê tây kênh nhà Lê (Quỳnh Thọ,
Diễn Hoàng, Diễn mỹ, Diễn Vạn, Diễn Phong) : Xuất phát từ đồng muối Thọ Quang
Quỳnh Thọ gặp đê sông Thái đi theo bờ kênh tiêu Vách Bắc lên sát Quốc lộ 1 (Diễn
phong) dài 16,5 km. Bảo vệ 1.740 ha đất nông nghiệp, 120 ha đồng muối Quỳnh Thọ,
Diễn Vạn, 30 ha nuuoi tôm và 30.000 người dân.
- Đê Diễn Kỷ - Diễn Hồng : Nâng
cấp, tu sửa đoạn từ xóm Kỷ Luật Diễn Kỷ về gặp Quốc lộ 1 tại cầu lồi dài 4 km.
Bảo vệ 150 ha đất nông nghiệp, 20 ha đất đồng muối và 5.000 nguồi dân.
- Tuyến Bích - Kỷ - Vạn - Ngọc :
Nâng cấp tu sửa đoạn từ cầu Diễn Kim đến làng Vạn Đông Diễn Vạn dài 7,6 km,
kiên cố được 2,4 km, tuyến dài 10 km. Bảo vệ 250 ha đồng muối, 20 ha nuôi thuỷ
sản và 6.500 người dân.
6.3.4. Tiểu Vùng 4 :
- Đê biển Trung - Thịnh – Thành
dài 11,3 km đã được kiên cố hoá.
6.3.5. Tiểu Vùng 5 :
- Đê Biển:
+ Đê La Vân (Nghi Yên) : Tuyến
xuất phát từ cống Cửa Hiền về gặp đường Quốc Phòng, về cống 1 cửa, đi vào chân
núi. Tuyến dài 1,92 km. Bảo vệ 400 ha đất nông nghiệp và 5.000 người dân, lâu
dài vùng này nằm trong khu kinh tế Đông Nam, dân số có thể tăng thêm.
+ Đê Nghi Tiến : Xây dựng mới
tuyến đê đi cách bờ biển 100 ¸ 150 m,
bao lấy hai xóm Hải Vân và Hải Ba (Nghi Tiến), tuyến dài 1,02 km. Bảo vệ 60 ha
đất nông nghiệp và 1.000 người dân,lâu dài vùng này nằm trong khu kinh tế Đông
Nam, dân số có thể tăng thêm.
- Đê Cửa Sông :
+ Đê La Nham (Nghi Yên): Tuyến
đê xuất phát từ hạ lưu sông Cấm về làng Nam Sơn, tuyến dài 3km. Bảo vệ cho 108
ha đất nông nghiệp, 31 ha đất nuôi trồng thuỷ sản và 2.150 người dân xóm Nam
Sơn.
+ Đê Nghi Tiến: Nằm bở Tả sông Cấm,
từ chân núi xóm Hải Vân sang chân núi xóm Nam Thắng, tuyến dài 1,5km. Bảo vệ
cho 62ha đất sản xuất, 20ha đất nuôi trồng thuỷ sản và 1.000 dân.
+ Đê tả sông Rào Đừng từ cầu Bô
đến Cống rào Đừng dài 6,5 km. Bảo đảm sản xuất cho 600 ha diện tích trồng lúa,
màu và cơ sở hạ tầng cho nhân dân xã Nghi Thái; đảm bảo tưới cho 420 ha diện
tích trồng lúa hai vụ, 180 ha diện tích màu và cây ăn quả.
+ Đê Nghi Quang: dài 5km, đã được
kiên cố.
6.3.6. Tiểu vùng 6:
- Đê, kè biển:
+ Kè thị xã Của Lò: xây dựng mới
tuyến kè bãi tắm thị xã Cửa Lò, xuất phát từ đầu đường Bình Minh phường Nghi
Thuỷ đến gặp đường Bình Minh tại Cửa Hội, tuyến dài 8,84km, Bảo vệ cho 906 ha đất
nông nghiệp, 49.500 người dân sinh sống cũng như du khách đến nghỉ mát.
- Đê, kè cửa sông:
+ Kè Nghi Thuỷ: Xuất phát từ xóm
Hồng Phong giáp kè Nghi Tân về cống Nghi Khánh và từ hạ lưu cống Nghi Khánh về
đường Bình Minh nối tiếp với kè Thị xã Cửa Lò, tuyến dài 2,2km. Bảo vệ cho 175
ha đất nông nghiệp, 11.000 người dân và không bị xói lở đất gây sập nhà của người
dân.
+ Kè Nghi Hoà, Nghi Xuân, Phúc
Thọ (Cửa sông Cả): Xuất phát từ hạ lưu cống Rào Đừng về phía tả đi theo dọc
sông Lam về Phúc Thọ qua xí nghiệp đóng tàu Phú Lộc, Xuân Giang và Nghi Xuân về
Nghi Hải gặp đường Bình Minh (Thị xã Cửa Lò), tuyến dài 7,5km, hiện tại đã kiên
cố được 3km, còn 4,5km chưa được làm. Bảo vệ cho 500ha đất nông nghiệp, 26.500
người dân.
7. Tổng kinh
phí thực hiện quy hoạch.
Tổng kinh phí: 4.608.500 x 106 đồng
Trong đó:
- Cấp nước: 2.631.000 x 106 đồng
- Tiêu nước: 725.500 x 106 đồng
- Phòng chống lũ: 1.252.000 x
106 đồng
8. Nguồn vốn
Kinh phí thực hiện quy hoạch được
huy động từ các nguồn:
- Ngân sách Trung ương và các tổ
chức Quốc tế đầu tư các công trình có quy mô lớn.
- Ngân sách Trung ương, ngân
sách Tỉnh bố trí theo kế hoạch hàng năm.
- Lồng ghép các Chương trình Quốc
gia các dự án phát triển kinh tế xã hội, để xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ.
- Huy động ngân sách Huyện, Xã,
Nhân dân vùng hưởng lợi để kiên cố kênh mương, sửa chữa nâng cấp công trình thuỷ
lợi nhỏ.
9. Giải pháp
thực hiện
9.1 Giải pháp kỹ thuật
- Sau quy hoạch được duyệt lập kế
hoạch đầu tư, lập dự án đầu tư theo trình tự quy hoạch đề ra, để công trình xây
dựng xong là phát huy hiệu quả.
- Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa
học, kỹ thuật và công nghệ trong thiết kế, xây dựng để công trình an toàn, chi
phí đầu tư giảm, áp dụng tiến bộ khoa học về tưới để tiết kiệm nước, tăng hiệu
quả đầu tư.
- Tăng cường công tác quản lý
quy hoạch với quản lý khai thác sử dụng tài nguyên nước tiết kiệm, hợp lý.
9.2 Giải pháp tổ chức, quản lý,
khai thác:
- Kiện toàn công tác quản lý,
khai thác các công trình thủy lợi, trong đó cần quan tâm đặc biệt công trình
tiêu úng, các tuyến đê biển, đê, kè cửa sông.
- Phải lập quy trình vận hành
các công trình thủy lợi lớn, phải tổ chức tập huấn, chuyển giao công nghệ cho
các tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành công trình khoa học, đảm bảo cấp nước,
tiêu nước hợp lý, tăng hiệu quả đầu tư.
9.3 Cơ chế chính sách:
- Xây dựng cơ chế, chính sách để
thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, xây dựng, khai thác có hiệu quả
các công trình thủy lợi.
- Tiếp tục nghiên cứu chính sách
hổ trợ các địa phương thực hiện kiên cố hóa kênh mương, tu sửa các công trình
thủy lợi nhỏ.
- Phân cấp nguồn vốn để các địa
phương chủ động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn để tu sửa, nâng cấp các
công trình thủy lợi nhỏ.
10. Tiến độ
thực hiện.
Căn cứ vào tình hình thực tế, thực
hiện quy hoạch, cần ưu tiên các công trình sau:
- Cấp nước tưới: ưu tiên đầu tư
các công trình vùng thiếu nguồn nước, vùng có nuôi trồng thuỷ sản tập trung,
vùng đông dân cư và đang xây dựng khu công nghiệp tập trung.
- Tiêu nước: ưu tiên công trình
tiêu úng vùng màu, công trình tưới tiêu kết hợp tạo nguồn.
- Đê – kè biển, cửa sông: ưu
tiên công trình có khu dân cư tập trung, vùng có đất sản xuất lớn, vùng xây dựng
các công trình công cộng lớn.
* Danh mục công trình cần ưu
tiên đầu tư xây dựng giai đoạn 2012 – 2015:
TT
|
Tên
dự án đầu tư
|
Nhiệm
vụ
|
Vốn
(109
đ)
|
I
|
Dự án cấp nước
|
|
890
|
1
|
Kiên cố hoá Bắc hồ Vực Mấu
|
Tưới cho 895,6 ha đất sản xuất
NN các xã phía Bắc huyện Quỳnh Lưu
|
60
|
2
|
Cống ngăn mặn trên sông Hoàng
Mai
|
Ngăn mặn, giữ ngọt, tạo nguồn nước
tưới và cấp nước sinh hoạt cho các xã phía Bắc huyện Quỳnh Lưu
|
500
|
3
|
Kiên cố hoá kênh chính, hệ thống
Bắc từ K39+530 – K56+064
|
Tưới cho 5366,7 ha đất sản xuất
NN các xã phía Đông huyện Quỳnh Lưu
|
200
|
4
|
Nâng cấp, xây dựng mới kênh chính
trạm bơm Thọ Sơn
|
Tưới cho 3630 ha đất sản xuất
NN các xã phía Đông huyện Nghi Lộc và thị xã Cửa Lò
|
65
|
5
|
Xây dựng 40 bể chứa nước sinh
hoạt trên đảo Mắt, đảo Ngư
|
Cấp nước sinh hoạt cho người
dân trên đảo
|
15
|
6
|
Nâng cấp, xây dựng mới các nhà
máy nước vùng Hoàng Mai, Giát, Ngò, Quỳnh Thọ, Quỳnh Giang, Quỳnh Hậu, Quỳnh
Yên, Quỳnh Thanh, Yên Lý, Cầu Bùng
|
Cấp nước sạch sinh hoạt cho
người dân các xã thị trong vùng
|
50
|
II
|
Dự án tiêu úng chống lũ
|
|
571,5
|
1
|
Nạo vét, khơi thông kênh tiêu
Bình Sơn huyện Quỳnh Lưu
|
Lưu vực tiêu 2282 ha, tiêu cho
các xã Quỳnh Hoa, Quỳnh Hậu, Quỳnh Hồng, Quỳnh Bá, Quỳnh Hưng về sông Thái
|
40
|
2
|
Nạo vét, khơi thông kênh tiêu
Sơn Tĩnh
|
Lưu vực tiêu 5.740 ha, tiêu
cho các xã phía Đông Bắc huyện Diễn Châu
|
40
|
3
|
Xây dựng, kiên cố hoá các kênh
tiêu vùng màu huyện Diễn Châu
|
Tiêu úng cho vùng màu huyện Diễn
Châu
|
20
|
4
|
Nạo vét, khơi thông kênh tiêu
Rào Trường
|
Lưu vực tiêu 3.300 ha, tiêu cho
các xã Nghi Lộc thuộc khu kinh tế Đông Nam và vùng màu huyện Nghi Lộc
|
21,5
|
5
|
Kiên cố 6 tuyến tiêu vùng màu
thị xã Cửa Lò
|
Tiêu cho vùng màu thị xã Cửa
Lò
|
10
|
6
|
Xây dựng kè thị xã Cửa Lò
|
Ngăn lũ, bảo vệ dân sinh cho
thị xã Cửa Lò.
|
300
|
7
|
Nâng cấp đê Quỳnh Dị, đê
Bích-Kỷ-Vạn-Ngọc
|
Bảo vệ 183 ha đất sản xuất,
350 ha đồng muối, 20 ha thuỷ sản, 12.000 người dân
|
140
|
|
Tổng
|
|
1.461,5
|
* Các công trình còn thực hiện
giai đoạn 2016 – 2020.
( Có Quy hoạch chi tiết kèm
theo)
Điều 2.
Tổ chức thực hiện:
Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ
trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ
quan, đơn vị liên quan theo dõi, hướng dẫn UBND các huyện, thị xã ven biển tổ
chức quản lý thực hiện quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt đạt hiệu quả.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám
đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường,
Tài chính; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã ven
biển; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định
này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Hồ Đức Phớc
|