Thứ 4, Ngày 13/11/2024

Quyết định 2563/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt dự án rà soát, bổ sung quy hoạch thuỷ lợi giai đoạn 2006-2020 do tỉnh Hoà Bình ban hành

Số hiệu 2563/QĐ-UBND
Ngày ban hành 19/10/2007
Ngày có hiệu lực 19/10/2007
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hòa Bình
Người ký Nguyễn Hữu Duyệt
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Xây dựng - Đô thị

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HOÀ BÌNH
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2563/QĐ-UBND

Hòa Bình, ngày 19 tháng 10 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN RÀ SOÁT, BỔ SUNG QUY HOẠCH THUỶ LỢI TỈNH HOÀ BÌNH GIAI ĐOẠN 2006 – 2020.

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HOÀ BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật xây dựng ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 và Nghị định số 112/2006/ND-CP ngày 29/5/2005 của Chính phủ về quy định quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

Căn cứ Quyết định số 764/QĐ-UBND ngày 10/4/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình về việc phê duyệt đề cương, dự toán rà soát, bổ sung quy hoạch thuỷ lợi tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2006 – 2020;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo số 1844/|KHĐT-NN ngày 04-10-2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Dự án rà soát, bổ sung quy hoạch thuỷ lợi tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2006 – 2020, như sau:

1. Tên dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch thuỷ lợi tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2006 – 2020.

2. Phạm vi quy hoạch: Trên địa bàn 10 huyện và 1 thành phố tỉnh Hoà Bình.

3. Đơn vị quản lý lập quy hoạch: Sở Nông nghiệp và PTNT Hoà Bình;

4. Đơn vị tư vấn lập quy hoạch: Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội.

5. Mục tiêu, nhiệm vụ :

Quy hoạch thuỷ lợi làm cơ sở để thực hiện kế hoạch hoá việc đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp và sử dụng có hiệu quả các công trình thuỷ lợi đến năm 2020 chủ động tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo nguồn cấp nước cho sinh hoạt, cho phát triển công nghiệp và các ngành kinh tế khác góp phần nâng cao mức sống cho nhân dân.

- Về tưới : Đảm bảo nguồn nước để tưới ổn định và chủ động cho 16.000 ha diện tích lúa chiêm xuân và 26.000 ha diện tích lúa mùa, tạo nguồn nước cho 49.500 ha diện tích màu và cây trồng cạn vào năm 2020.

- Tiêu lũ và chống úng:

Đến năm 2020 đảm bảo chủ động tiêu úng hoàn toàn cho 800 ha lúa được bảo vệ trong các tuyến đê bao, trong đó có toàn bộ khu dân cư trong đê Quỳnh Lâm thuộc thành phố Hoà Bình. Tiêu cắt được hết các trận lũ tần suất 10% cho hạ du lưu vực sông Bôi (Chi Nê), giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng của lũ sông Đáy đối với các xã vùng ngoài thuộc huyện Kim Bôi và vùng ảnh hưởng do xả lũ nhà máy thuỷ điện Hoà Bình thuộc thành phố Hoà Bình và huyện Kỳ Sơn.

- Về nước sinh hoạt :

Tạo nguồn cho việc cấp nước sinh hoạt nông thôn, nhằm đáp ứng mục tiêu:

+ Đến năm 2010 có trên 70% dân số được sử dụng nước sạch; 75-80% số dân có hố xí tự hoại, chuồng trại hợp vệ sinh. Đến năm 2020 có 100% dân số được dùng nước sạch; 90-95% số dân có hố xí, chuồng trại hợp vệ sinh.

- Cấp nước cho phát triển công nghiệp và các ngành kinh tế khác:

Xây dựng công trình để tạo nguồn cho các cụm công nghiệp chế biến, chăn nuôi (theo quy hoạch KTXH và quy hoạch công nghiệp).

6. Các chỉ tiêu để tính toán cân bằng nước :

- Chỉ tiêu cấp nước tưới: Theo tiêu chuẩn Việt Nam.

+ Tưới cho nông nghiệp dùng tần suất mưa: 75% và dòng chảy P = 75%.

+ Cấp nước sinh hoạt cho nông thôn suất mưa P = 95%, nguồn nước đảm bảo P = 95%. Hệ số tưới, mức tưới theo định mức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành q=1,2l/s ( đối với miền núi ).

[...]