Quyết định 538/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chiến lược phát triển Tập đoàn Điện lực Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 538/QĐ-TTg |
Ngày ban hành | 01/04/2021 |
Ngày có hiệu lực | 01/04/2021 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký | Trịnh Đình Dũng |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 538/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 01 tháng 4 năm 2021 |
PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐỀN NĂM 2045
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 26/2018/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
Căn cứ kết quả thẩm định “Chiến lược phát triển của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 6569/BKHĐT-KTCN ngày 05 tháng 10 năm 2020;
Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chiến lược phát triển Tập đoàn Điện lực Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây viết tắt là Chiến lược) với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tập đoàn Điện lực Việt Nam là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Tập đoàn hoạt động theo cơ chế thị trường, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá chủ yếu, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật. Bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm. Tách bạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ thông thường và nhiệm vụ sản xuất, cung cấp hàng hóa dịch vụ công ích. Tận dụng mọi cơ hội để chủ động thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp số.
2. Phát triển đồng bộ và hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu các khâu sản xuất - truyền tải - phân phối, kinh doanh điện, chú trọng tính hiệu quả tiên tiến, bền vững lâu dài của hệ thống điện quốc gia và các tiêu chí về độ an toàn, tin cậy cung cấp điện, chất lượng điện năng. Đảm bảo khả năng truyền tải công suất nguồn điện, nhất là các nguồn năng lượng tái tạo.
3. Gắn kết hài hòa mối quan hệ giữa thực hiện nhiệm vụ chính trị, xã hội được Chính phủ giao đồng bộ và phù hợp với vai trò, năng lực và lĩnh vực hoạt động của EVN; giữa khai thác sử dụng tài nguyên môi trường và trách nhiệm bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác hại tới môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
4. Phát triển trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, chất lượng dịch vụ cung cấp điện và năng suất lao động, sử dụng tiết kiệm hiệu quả các nguồn tài nguyên và nhiên liệu.
5. Phát triển sản xuất kinh doanh gắn với mục tiêu phát triển con người, xây dựng lực lượng lao động chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn và kỹ năng cao, có tinh thần trách nhiệm và kỷ luật lao động; đảm bảo đời sống và quyền lợi người lao động, khuyến khích, tạo điều kiện cho người lao động phát triển kiến thức, kỹ năng, đề xuất và các ý tưởng sáng tạo.
Phát triển Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành Tập đoàn kinh tế mạnh, kinh doanh bền vững, hiệu quả và có lãi; bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại EVN và vốn của EVN đầu tư vào các doanh nghiệp khác; có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao; sản xuất, truyền tải, phân phối, kinh doanh mua bán điện năng, tư vấn điện là ngành, nghề kinh doanh chính; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, kinh doanh với khoa học, công nghệ, nghiên cứu triển khai, đào tạo; làm nòng cốt để ngành Điện lực Việt Nam phát triển nhanh, bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả; tối đa hoá hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.
1. Về kết quả sản xuất kinh doanh:
- Kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm có hiệu quả và có lãi; bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại EVN và vốn của EVN đầu tư vào các doanh nghiệp khác.
- Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 3 lần.
- Tỷ lệ tự đầu tư lớn hơn 30%.
- Khả năng thanh toán ngắn hạn lớn hơn hoặc bằng 1 lần.
2. Về cung cấp điện:
- Chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo điện cho nền kinh tế và đời sống nhân dân theo chỉ tiêu quy định trong các Quy hoạch phát triển điện quốc gia từng giai đoạn do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 538/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 01 tháng 4 năm 2021 |
PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐỀN NĂM 2045
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 26/2018/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
Căn cứ kết quả thẩm định “Chiến lược phát triển của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 6569/BKHĐT-KTCN ngày 05 tháng 10 năm 2020;
Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chiến lược phát triển Tập đoàn Điện lực Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây viết tắt là Chiến lược) với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tập đoàn Điện lực Việt Nam là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Tập đoàn hoạt động theo cơ chế thị trường, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá chủ yếu, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật. Bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm. Tách bạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ thông thường và nhiệm vụ sản xuất, cung cấp hàng hóa dịch vụ công ích. Tận dụng mọi cơ hội để chủ động thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp số.
2. Phát triển đồng bộ và hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu các khâu sản xuất - truyền tải - phân phối, kinh doanh điện, chú trọng tính hiệu quả tiên tiến, bền vững lâu dài của hệ thống điện quốc gia và các tiêu chí về độ an toàn, tin cậy cung cấp điện, chất lượng điện năng. Đảm bảo khả năng truyền tải công suất nguồn điện, nhất là các nguồn năng lượng tái tạo.
3. Gắn kết hài hòa mối quan hệ giữa thực hiện nhiệm vụ chính trị, xã hội được Chính phủ giao đồng bộ và phù hợp với vai trò, năng lực và lĩnh vực hoạt động của EVN; giữa khai thác sử dụng tài nguyên môi trường và trách nhiệm bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác hại tới môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
4. Phát triển trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, chất lượng dịch vụ cung cấp điện và năng suất lao động, sử dụng tiết kiệm hiệu quả các nguồn tài nguyên và nhiên liệu.
5. Phát triển sản xuất kinh doanh gắn với mục tiêu phát triển con người, xây dựng lực lượng lao động chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn và kỹ năng cao, có tinh thần trách nhiệm và kỷ luật lao động; đảm bảo đời sống và quyền lợi người lao động, khuyến khích, tạo điều kiện cho người lao động phát triển kiến thức, kỹ năng, đề xuất và các ý tưởng sáng tạo.
Phát triển Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành Tập đoàn kinh tế mạnh, kinh doanh bền vững, hiệu quả và có lãi; bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại EVN và vốn của EVN đầu tư vào các doanh nghiệp khác; có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao; sản xuất, truyền tải, phân phối, kinh doanh mua bán điện năng, tư vấn điện là ngành, nghề kinh doanh chính; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, kinh doanh với khoa học, công nghệ, nghiên cứu triển khai, đào tạo; làm nòng cốt để ngành Điện lực Việt Nam phát triển nhanh, bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả; tối đa hoá hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.
1. Về kết quả sản xuất kinh doanh:
- Kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm có hiệu quả và có lãi; bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại EVN và vốn của EVN đầu tư vào các doanh nghiệp khác.
- Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 3 lần.
- Tỷ lệ tự đầu tư lớn hơn 30%.
- Khả năng thanh toán ngắn hạn lớn hơn hoặc bằng 1 lần.
2. Về cung cấp điện:
- Chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo điện cho nền kinh tế và đời sống nhân dân theo chỉ tiêu quy định trong các Quy hoạch phát triển điện quốc gia từng giai đoạn do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, hiệu quả, đồng bộ với nguồn điện và cung cấp cho các phụ tải, có khả năng kết nối khu vực; bảo đảm cung cấp điện an toàn, ổn định, cụ thể:
+ Đến năm 2025: Đáp ứng tiêu chí N-1 đối với các vùng phụ tải quan trọng.
+ Đến năm 2030: Đáp ứng tiêu chí N-2 đối với vùng phụ tải đặc biệt quan trọng và tiêu chí N-l đối với lưới điện 220 kV.
+ Đến năm 2045: Đáp ứng tiêu chí N-l đối với lưới điện 110 kV.
- Đảm bảo cung cấp điện cho nhân dân các vùng sâu, vùng xa, hải đảo bằng điện lưới và nguồn điện tại chỗ.
3. Tham gia và đóng góp tích cực để phát triển và hoàn thiện thị trường bán buôn và bán lẻ điện cạnh tranh theo lộ trình, các điều kiện và cơ cấu ngành điện để hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam để cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Tỷ lệ tổn thất điện năng: Phấn đấu giảm tổn thất điện năng về mức ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN.
5. Phấn đấu tăng năng suất lao động bình quân từ 8% đến 10%/năm. Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng năm 2025 đạt trên mức phấn đấu của quốc gia (45 - 50%).
6. Nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
- Đến năm 2025: EVN hoàn thành chuyển đổi thành doanh nghiệp số.
- Phát triển các hệ thống điều độ tiên tiến, ứng dụng rộng rãi công nghệ lưới điện thông minh. Phấn đấu hoàn thành mục tiêu điều khiển từ xa, không người trực vận hành đối với 100% các trạm biến áp 110 kV trong giai đoạn 2021 - 2025 và 100% các trạm 220 kV giai đoạn 2025 - 2030.
- Trong giai đoạn đến năm 2030 phát triển được 01 tổ chức khoa học công nghệ, với 1 - 2 phòng thí nghiệm. Giai đoạn 2030 - 2045, cơ sở vật chất phòng thí nghiệm, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu ứng dụng các lĩnh vực thuộc chuyên ngành điện đạt mức tiên tiến, ngang tầm với các nước đang phát triển trong khu vực.
7. Nâng cao chất lượng phân phối điện năng và dịch vụ khách hàng: có hệ thống quản lý khách hàng toàn diện, cung cấp các dịch vụ khách hàng chất lượng cao. Nâng cao chất lượng phân phối điện và dịch vụ khách hàng: Đến năm 2025, SAIDI ≤ 300 phút/năm, SAIFI ≤ 3 lần/năm (tính cả số lần cắt điện theo kế hoạch); chỉ số tiếp cận điện năng (thời gian giải quyết thủ tục của đơn vị Điện lực) nằm trong nhóm các nước ASEAN-3 (nam trong 3 nước dẫn đầu). Đến năm 2030, phấn đấu SAIDI ≤ 100 phút/năm và SAIFI ≤ 2,5 lần/năm (tính cả số lần cắt điện theo kế hoạch); chỉ số tiếp cận điện năng (thời gian giải quyết thủ tục của đơn vị Điện lực) nằm trong nhóm các nước ASEAN-3 và duy trì vị trí này cho giai đoạn 2030 - 2045.
8. Hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng. Phấn đấu đến năm 2025 trở đi nằm trong nhóm các nước ASEAN-3 về dịch vụ khách hàng và duy trì vị trí này trong suốt giai đoạn đến 2045.
9. Về tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng sạch, thân thiện với môi trường:
- EVN phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu tiết kiệm điện tối thiểu 2% (điện năng so với cùng kỳ năm trước) ở giai đoạn 2020 - 2025.
- Thực hiện các chương trình điều chỉnh phụ tải điện (DR), giảm công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện tối thiểu 1.000 MW (vào năm 2025) và 2.000 MW (vào năm 2030).
a) Phát triển các dự án nguồn điện trên cơ sở khai thác hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
- Tiếp tục khai thác hiệu quả tài nguyên nước theo hướng mở rộng các nhà máy thủy điện lớn đang vận hành; nghiên cứu khả năng xây dựng các nhà máy thủy điện có cột nước thấp.
- Đầu tư các nhà máy nhiệt điện theo công nghệ hiện đại, hiệu quả, tuân thủ các tiêu chí về bảo vệ môi trường. Đầu tư các nhà máy nhiệt điện than được giao theo quy hoạch được phê duyệt gắn với đầu tư hạ tầng tiếp nhận than trong nước và nhập khẩu. Nghiên cứu giải pháp trộn than để nâng cao hiệu quả vận hành nhà máy.
- Thực hiện thủ tục để khởi công các dự án nhà máy điện sử dụng khí thiên nhiên được giao giai đoạn sau năm 2020.
- Nghiên cứu, đề xuất các trung tâm phân phối khí hóa lỏng (LNG) để cung cấp nhiên liệu cho phát điện, đồng bộ với tiến độ vận hành và nằm trong khu vực các nhà máy điện sử dụng LNG tại các Trung tâm điện lực theo quy hoạch được phê duyệt để tối ưu hiệu quả đầu tư, quản lý vận hành.
- Nghiên cứu, phát triển các nhà máy điện sử dụng nguồn năng lượng tái tạo (gió, mặt trời,..) tại các khu vực có tiềm năng, phù hợp với năng lực truyền tải của lưới điện, đảm bảo khai thác hiệu quả.
- Nghiên cứu, ứng dụng hệ thống tích điện tại một số khu vực có nhiều nhà máy điện mặt trời, khu vực hải đảo.
- Phối hợp và tạo điều kiện khuyến khích để thúc đẩy phát triển các dự án điện mặt trời áp mái. Tập trung đầu tư hệ thống điện mặt trời phân tán, có hệ thống tích điện tập trung tại các khu vực khó tiếp cận với lưới điện quốc gia hoặc đầu tư điện lưới không hiệu quả.
b) Đầu tư hệ thống lưới điện truyền tải, phân phối đồng bộ với phát triển nguồn điện, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và các địa phương, đảm bảo vận hành an toàn và hiệu quả.
- Phát triển hệ thống lưới điện truyền tải và phân phối đảm bảo đồng bộ với phát triển nguồn điện, phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực và lộ trình phát triển thị trường điện.
- Các dự án đầu tư phải gắn liền với mục tiêu, kế hoạch sản xuất kinh doanh và nhu cầu thị trường.
- Xây dựng các mạch vòng lưới siêu cao áp xung quanh các vùng trung tâm phụ tải để tăng độ linh hoạt và tin cậy cung cấp điện, ứng dụng các công nghệ trạm GIS, trạm biến áp số, trạm biến áp ngầm, đường dây nhiều mạch,.. để giảm diện tích chiếm đất. Áp dụng đưa thiết bị điều khiển, thiết bị bảo vệ công nghệ mới ở các nhà máy, trạm biến áp đồng bộ với hạ tầng.
- Nghiên cứu áp dụng công nghệ cấp điện áp lớn hơn 500 kV và truyền tải điện một chiều.
- Nâng cao năng lực của hệ thống truyền tải, đảm bảo thông tin liên lạc, điều độ vận hành phục vụ cho phát triển hoàn chỉnh thị trường điện và nhu cầu chất lượng ngày càng cao của các phụ tải.
- Phát triển lưới điện thông minh, chuẩn bị hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại để tích hợp các nguồn điện phân tán.
- Áp dụng các giải pháp cấp điện bằng lưới hệ thống, lưới điện độc lập cấp điện không nối lưới trên cơ sở hiệu quả và bền vững, kết hợp sử dụng các nguồn năng lượng mới và tái tạo.
- Phát triển cân đối cơ cấu chiều dài đường dây theo tương quan thích hợp ở các cấp điện áp; tương quan dung lượng trạm biến áp ở các cấp điện áp cho từng vùng, miền.
c) Đầu tư phát triển nguồn, lưới điện phải chú trọng gắn với sử dụng hiệu quả tài nguyên, nguồn lực, phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản. Hạn chế tối đa việc sử dụng đất trồng lúa, đất rừng khi đầu tư, xây dựng các công trình lưới điện thông qua các giải pháp về kỹ thuật như nâng chiều cao cột, sử dụng cột đơn thân, sử dụng các biện pháp thi công, vận hành tiên tiến,... Đồng thời chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường.
d) Phối hợp thúc đẩy các dự án điện được đầu tư theo hình thức PPP;
- Tham gia với Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trong việc lập, thẩm định quy hoạch các trung tâm điện lực, lựa chọn công nghệ, nhiên liệu phù hợp trong việc quy hoạch đầu tư các dự án nguồn điện.
- Tập trung phát triển nguồn điện đã có trong quy hoạch, được giao làm chủ đầu tư đảm bảo tiến độ phát điện để kịp thời bổ sung nguồn cho hệ thống. Theo dõi, đôn đốc các chủ đầu tư dự án PPP thực hiện đúng cam kết, báo cáo kịp thời với Chính phủ, các bộ, ngành trong trường hợp các dự án PPP không đúng tiến độ để kịp thời có giải pháp đảm bảo đủ nguồn điện.
- Kịp thời triển khai hệ thống lưới truyền tải, đáp ứng tiến độ giải tỏa công suất cho các dự án PPP. Phối hợp, đề xuất với Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền trong các trường hợp đặc biệt đầu tư xây dựng lưới truyền tải phục vụ giải tỏa công suất các dự án PPP.
đ) Xây dựng và ứng dụng hệ thống quản trị doanh nghiệp hiện đại trong đó có hệ thống quản trị rủi ro, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế và phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều kiện thực tế của EVN.
a) Vận hành, khai thác an toàn, hiệu quả và tối ưu hóa hệ thống điện:
- Thực hiện Nghị quyết số 55/NQ-TW ngày 11 tháng 02 năm 2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Quyết định số 279/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình Quốc gia về DSM giai đoạn 2018 - 2020, định hướng tới năm 2030, Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030, Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020 - 2025, EVN tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm quản lý tốt phía nhu cầu phụ tài điện (DSM), sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả với các mục tiêu: (i) Giảm áp lực cho EVN về đầu tư, xây dựng nguồn và lưới điện, vận hành hệ thống điện chủ động, an toàn, tin cậy và hiệu quả; (ii) Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các đơn vị điện lực trong thị trường bán lẻ điện bằng việc cung cấp thêm các sản phẩm, dịch vụ hiệu quả năng lượng, tiết kiệm điện, năng lượng tái tạo, phù hợp với chiến lược phát triển của nhiều công ty điện lực trên thế giới; (iii) EVN tiếp tục là đơn vị đi đầu, đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo cung cấp điện đồng thời thực hiện các giải pháp, chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tới khách hàng sử dụng điện; (iv) Tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về DSM nhằm nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp về sử dụng điện tiết kiệm điện; tăng cường tuyên truyền và thực hiện các chương trình điều chỉnh phụ tải điện (DR) để tạo thói quen cho khách hàng sử dụng điện. Tuyên truyền về sử dụng các thiết bị, công nghệ và dịch vụ tiết kiệm năng lượng một cách rộng rãi; (v) Khuyến khích thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn điện mới và năng lượng tái tạo (điện gió, mặt trời, sinh khối,...) nhằm đa dạng hóa các nguồn điện, góp phần giảm áp lực cho EVN trong đầu tư xây dựng nguồn điện mới, hướng tới sử dụng năng lượng sạch và phát triển năng lượng bền vững; (vi) Nghiên cứu và kiến nghị Chính phủ, bộ, ngành ban hành các cơ chế, chính sách về DSM, đặc biệt là cơ chế thương mại nhằm khuyến khích khách hàng tham gia tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho EVN triển khai các chương trình điều chỉnh phụ tải điện. Cơ chế thu hút nguồn vốn thực hiện các chương trình DSM thông qua xã hội hóa.
- Điều hành có hiệu quả các nhà máy điện (đặc biệt là các nhà máy thủy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quốc phòng, an ninh), đảm bảo cung cấp điện nhằm giảm chi phí mua điện, điều tiết hồ chứa phục vụ nhiệm vụ chống lũ, cấp nước cho hạ du theo quy định và sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
- Khai thác hiệu quả các nhà máy nhiệt điện than, đảm bảo hệ số khả dụng cao, suất tiêu hao than thấp, nâng cao các chỉ tiêu về độ tin cậy. Cải tạo, nâng cấp các nhà máy nhiệt điện than có thời gian vận hành cao.
- Vận hành lưới điện truyền tải và phân phối với sự tích hợp các nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo, đảm bảo an toàn, tin cậy, ổn định, linh hoạt và giảm tổn thất hệ thống.
- Thực hiện phương thức vận hành ổn định, an toàn trong hệ thống, bố trí kế hoạch sửa chữa các nhà máy điện hợp lý; tăng cường công tác quản lý kỹ thuật, nâng cao năng lực khai thác thiết bị; hạn chế sự cố, tiết kiệm chi phí nhiên liệu, giảm tổn thất điện năng nhằm huy động tối đa và có hiệu quả các nguồn điện; huy động một cách hợp lý công suất, điện năng các nhà máy thủy điện, các nguồn điện mua của các nhà máy điện độc lập và các nguồn điện dự phòng của khách hàng.
b) Vận hành hiệu quả thị trường điện, từng bước hình thành thị trường điện cạnh tranh hoàn chỉnh theo các cấp độ; giảm chi phí sản xuất, tăng tính cạnh tranh và minh bạch:
- Điều hành thị trường điện linh hoạt, hợp lý, tuân thủ các quy định của thị trường theo các cấp độ.
- Hoàn thành cơ sở hạ tầng thị trường điện, đào tạo nguồn nhân lực và bộ máy vận hành của thị trường điện đáp ứng các giai đoạn phát triển của thị trường điện theo đúng lộ trình.
- Xây dựng cơ chế giá bán buôn điện giữa Công ty mẹ với các đơn vị kinh doanh phân phối điện phù hợp với cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện theo cơ chế thị trường tạo động lực cho các đơn vị kinh doanh phân phối điện phát huy tính chủ động, nâng cao hiệu quả hoạt động.
- Xây dựng lại các bộ định mức vật tư, chi phí trong từng khâu phát điện, truyền tải điện và phân phối điện nhằm kiểm soát chặt chẽ chi phí đồng thời với các giải pháp tăng năng suất lao động, kiểm soát nội bộ nhằm giảm chi phí giá thành trong từng khâu sản xuất và kinh doanh. Thực hiện các chương trình tiết kiệm điện để tối ưu trong công tác đầu tư, khai thác hệ thống điện và điều hành thị trường điện. Thực hiện các chương trình nghiên cứu quản lý nhu cầu và điều chỉnh phụ tải, thúc đẩy mô hình các công ty dịch vụ năng lượng ESCO, pin năng lượng mặt trời áp mái nối lưới,...
a) Cải tiến công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng, từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
b) Hiện đại hóa, ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý vận hành và kinh doanh bán điện. Triển khai ứng dụng công nghệ đo đếm, truyền dữ liệu và xử lý dữ liệu khách hàng, ứng dụng công nghệ thông minh cho phép trao đổi thông tin dữ liệu theo phương thức hai chiều giữa nhà cung cấp dịch vụ điện với khách hàng.
c) Thực hiện các biện pháp giảm thời gian tiếp cận điện năng, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục của điện lực và đề xuất, kiến nghị các bộ ngành, địa phương giảm thủ tục liên quan.
d) Hoàn thiện, hiện đại hoá công nghệ bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lưới đang vận hành, trang bị thiết bị bảo dưỡng, sửa chữa nóng để giảm tối thiểu số lần và số giờ cắt điện.
đ) Thực hiện công tác thu tiền điện bằng các hình thức tiên tiến, thanh toán các dịch vụ điện lực mọi lúc mọi nơi.
e) Nâng cao tỷ lệ thanh toán tiền điện qua ngân hàng.
a) Phát triển Công ty mẹ - Tập đoàn và các đơn vị thành viên thành các doanh nghiệp có tín nhiệm tài chính cao để giảm chi phí huy động vốn cho các dự án điện, tự huy động vốn và giảm dần bảo lãnh của Chính phủ.
- Thực hiện nghiêm và triệt để công tác quản trị tài chính, hiện đại hóa hệ thống quản trị tài chính để quản trị chặt chẽ bảo đảm tình hình tài chính lành mạnh của Tập đoàn.
- Thực hiện nghiêm túc các giải pháp kiểm soát và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay.
- Tái cơ cấu đầu tư tài chính, cơ cấu đầu tư vốn vào các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện, tái cơ cấu các khoản vay.
- Nâng cao hệ số tín nhiệm cho EVN và một số đơn vị thành viên.
- Rà soát lại các khoản vay để tái cấu trúc nợ vay theo hướng đảm bảo khả năng trả nợ của từng dự án.
b) Đảm bảo thu xếp đủ vốn đầu tư cho nhu cầu đầu tư nguồn và lưới điện theo kế hoạch.
- Chủ động huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu trong và ngoài nước để đầu tư các công trình điện.
- Đa dạng hóa công tác thu xếp vốn bao gồm vốn vay thương mại quốc tế, vay tín dụng xuất khẩu song song với vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài.
- Chủ động tìm kiếm các nguồn vốn mới. Nghiên cứu mục tiêu, phạm vi và phương thức hỗ trợ tài chính của các quỹ, ngân hàng khu vực hoặc toàn cầu để đánh giá tính phù hợp và xem xét khả năng thu xếp vốn vay từ các tổ chức này.
- Áp dụng thí điểm mô hình huy động tài chính theo hình thức Tài trợ Dự án (Project Financing) thông qua việc hình thành các công ty con đặc biệt (Special Purpose Vehicle- SPV) theo quy định của pháp luật.
- Nghiên cứu phương án kiểm soát và hạn chế rủi ro trong vay nợ nước ngoài bằng đồng ngoại tệ (đàm phán với nhà tài trợ giảm dần tỷ trọng các khoản vay nợ nước ngoài có lãi suất thả nổi nhằm hạn chế các rủi ro biến động tỷ giá, biến động lãi suất, đặc biệt với đồng USD; nghiên cứu khả năng tăng tỷ trọng các khoản vay bằng đồng nội tệ để giảm thiểu rủi ro ngoại hối phát sinh do việc vay nợ bằng ngoại tệ).
c) Đảm bảo tỷ lệ sở hữu phù hợp của Công ty mẹ tại các khối phát điện, kinh doanh bán lẻ điện (đặc biệt đối với các công ty cổ phần khối phát điện) để có cơ sở tái cấu trúc khoản đầu tư tài chính (thoái vốn, bán nhà máy,...) thực hiện bổ sung vốn từ có đầu tư nhà máy mới phù hợp với lộ trình phát triển nguồn điện của Nhà nước.
- Từng bước giảm tỷ lệ nắm giữ cổ phần tại các công ty cổ phần phát điện đã hoạt động ổn định, không bắt buộc phải nắm cổ phần chi phối để huy động vốn trả nợ vay hoặc cho các dự án đầu tư mới.
- Nghiên cứu phương án bán toàn bộ nhà máy đối với các nhà máy điện sau khi đi vào hoạt động cho các nhà đầu tư bên ngoài để huy động vốn cho các dự án đầu tư mới đảm bảo phù hợp với kế hoạch giảm nợ công của Chính phủ và EVN có cơ sở bổ sung vốn tự có thực hiện các dự án điện mới.
- Tiếp tục thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc EVN trong danh mục nhà nước không cần giữ 100% vốn.
d) Tập trung vốn đầu tư vào các công ty sản xuất, truyền tải, phân phối điện và dịch vụ phụ trợ có hiệu quả kinh tế cao; thoái vốn tại các doanh nghiệp yếu kém, thua lỗ.
đ) Kinh doanh hiệu quả, có lợi nhuận: Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để đảm bảo kinh doanh hiệu quả và có lợi nhuận, góp phần đảm bảo tình hình tài chính của EVN lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác huy động vốn.
e) Kiên định thực hiện các giải pháp về tài chính, giá điện để tiến tới cân bằng tài chính bền vững, kinh doanh có lợi nhuận.
a) Đổi mới tư duy trong việc xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực, gắn với việc bố trí sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ; có cơ chế chính sách để động viên, khuyến khích kịp thời, phát huy tốt năng lực sở trường công tác, sự sáng tạo của mỗi cán bộ ở từng vị trí công tác; xây dựng môi trường công tác, làm việc có văn hóa, văn minh và hiện đại.
- Hoàn thiện cơ chế chính sách theo hướng khuyến khích trọng dụng nhân tài, thu hút nguồn nhân lực, đặc biệt chế độ tiền lương, các chế độ ưu đãi, chính sách đào tạo, khuyến khích trong học tập, trong thực thi nhiệm vụ, công vụ.
- Rà soát, sắp xếp, tổ chức tinh gọn, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực để nâng cao năng suất lao động. Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện việc đầu tư đổi mới công nghệ để tiết giảm lao động và tăng năng suất lao động.
- Xây dựng quy hoạch phát triển và kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho các lĩnh vực nguồn điện, truyền tải, phân phối, kinh doanh, khoa học công nghệ của ngành điện. Chú trọng quy hoạch đào tạo cán bộ chủ chốt, công nhân kỹ thuật lành nghề.
- Tạo cơ hội học tập và phát triển công bằng cho người lao động.
- Đa dạng hóa hình thức đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư, công nhân kỹ thuật, tiếp thu và làm chủ công nghệ mới, công nghệ hiện đại và gắn liền đào tạo với thực tế sản xuất. Đào tạo bổ sung, đón đầu cho những lĩnh vực còn thiếu, còn yếu.
- Thực hiện cơ chế đánh giá kết quả thực hiện công việc theo hiệu quả, năng suất và chất lượng, trên cơ sở áp dụng hệ thống bảng điểm cân bằng (Balanced Scorecard-BSC) và hệ thống chỉ số đo lường hiệu suất (KPI).
- Thực hiện cơ chế, chính sách để giải quyết lao động dôi dư, lao động lớn tuổi, sức khỏe không đáp ứng yêu cầu công việc để tuyển dụng lao động thay thế có trình độ, năng lực.
- Động viên, khen thưởng kịp thời, đúng đối tượng để tạo động lực cho các cán bộ công nhân viên, người lao động. Kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích lợi ích vật chất.
- Thực hiện cơ chế kiểm tra giám sát, đánh giá, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu; kiên quyết xử lý các vi phạm về công tác quản lý lao động.
b) Tăng cường các hoạt động phát triển nguồn nhân lực, quản lý tri thức để nâng cao hiệu quả đào tạo:
- Xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp để nâng cao tinh thần tự học của cán bộ công nhân viên, xây dựng quy định chung về đào tạo, quản lý và sử dụng đội ngũ chuyên gia trong toàn EVN, tạo các diễn đàn trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ xử lý các vấn đề phức tạp về kỹ thuật, tài liệu hóa và số hóa các kiến thức của chuyên gia để xây dựng thành kho tài sản tri thức của EVN.
- Xây dựng, chuẩn hóa hệ thống chức danh theo vị trí công việc đối với viên chức quản lý, cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ, cấp bậc công nhân kỹ thuật, khung năng lực cho các vị trí, hoàn thiện chương trình đào tạo cán bộ quản lý, xây dựng các chương trình đào tạo khung, ngân hàng đề thi.
c) Hợp tác đào tạo với nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các lĩnh vực ưu tiên phát triển của EVN trong thời gian tới như năng lượng mới và tái tạo, quản lý và vận hành thị trường điện, đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao trong các lĩnh vực quản lý, khoa học và công nghệ ngành điện.
- Chủ động tìm kiếm các cơ hội hợp tác với các trường, viện, trung tâm đào tạo uy tín nước ngoài để tổ chức các chương trình đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ và kỹ năng công tác của cán bộ. Chú trọng đào tạo sau đại học, chuyên gia kỹ thuật trong các lĩnh vực mũi nhọn như quản lý hệ thống điện, truyền tải, sửa chữa nhà máy điện, tự động hóa và công nghệ thông tin...
- Tổ chức các chương trình trao đổi chuyên gia, trao đổi kinh nghiệm quản lý, vận hành với các tổ chức quốc tế; cải cách ngành điện; phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới; nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp.
- Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ để có khả năng tham gia các chương trình đào tạo và làm việc độc lập với đối tác nước ngoài.
a) Tổ chức cơ sở nghiên cứu khoa học với đội ngũ chuyên gia nghiên cứu có trình độ, kinh nghiệm để nghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực điện lực, nghiên cứu ứng dụng và ứng dụng có hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN.
- Thành lập Trung tâm đào tạo và Nghiên cứu khoa học với đội ngũ chuyên gia nghiên cứu có trình độ, kinh nghiệm để nghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực điện lực, nghiên cứu ứng dụng và ứng dụng có hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN.
- Trong giai đoạn chưa thành lập Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu khoa học, đội ngũ nghiên cứu của EVN phối hợp với các tổ chức khoa học công nghệ bên ngoài để nghiên cứu ứng dụng, tiếp nhận chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng suất lao động của EVN.
b) Tiếp tục hoàn thiện, hiện đại hóa và đổi mới công nghệ thiết bị điện để phát triển năng lượng cho trước mắt cũng như lâu dài.
- Kết hợp giữa công nghệ mới hiện đại và hoàn thiện cải tiến công nghệ hiện có nhằm nâng cao hiệu suất, tiết kiệm năng lượng. Xác định mô hình và lộ trình công nghệ nguồn và lưới điện thích hợp, đảm bảo phát triển ổn định và phù hợp với điều kiện, khả năng đầu tư của EVN, giá thành hợp lý và bảo vệ môi trường. Các công trình năng lượng được xây dựng mới phải có công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện của EVN; từng bước nghiên cứu nâng cấp, cải tạo công trình hiện có để đảm bảo tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật và môi trường.
- Nghiên cứu nâng cao tính năng của một số thiết bị liên quan đến đốt than anthraxit Việt Nam và than trộn nhằm nâng cao hiệu quả, tăng hệ số vận hành của các nhà máy cũ đang vận hành. Sử dụng than hiệu quả bằng cách cải tiến thiết bị đốt và xem xét việc áp dụng thông số trên siêu tới hạn (USC - Ultra Super Critical) trên cơ sở kinh nghiệm của Tập đoàn và tiến bộ kỹ thuật trên thế giới.
- Nghiên cứu phương án xử lý than nội địa để đáp ứng chất lượng ổn định, phù hợp với các điều kiện hoạt động hiệu quả của các lò mới, cải thiện, nâng cao hiệu quả đồng thời giảm thời gian hiệu chỉnh lò.
- Sử dụng thiết bị đo lường điều khiển tiên tiến cho nhà máy nhiệt điện mới: nhà máy mới xây dựng phải có hệ thống đo lường, điều khiển tự động hiện đại, hoạt động ổn định, dễ dàng cập nhật, nâng cấp và phải ngăn ngừa được sự cố lớn xảy ra, tăng độ tin cậy của nhà máy, tăng cao độ sẵn sàng góp phần nâng cao hiệu suất của nhà máy.
- Nghiên cứu tích hợp và quản lý các nguồn năng lượng phân tán. Nghiên cứu việc tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo: mặt trời, gió, diesel, pin tích trữ năng lượng.
- Phát triển công nghệ xây dựng các đường dây nhiều mạch cùng hoặc khác cấp điện áp nhằm giảm diện tích hành lang tuyến.
- Ứng dụng vật liệu mới; sử dụng các loại cách điện mới tiên tiến như composite, vật liệu siêu dẫn.
- Nghiên cứu, triển khai ứng dụng các loại dây dẫn chịu nhiệt để nâng cao khả năng tải của dây dẫn trên không, sử dụng dây dẫn hợp kim, dây dẫn nhôm lõi bằng sợi carbon đề giảm độ võng, giảm kích thước cột.
c) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong kinh doanh điện năng và dịch vụ khách hàng.
d) Hợp tác, trao đổi kinh nghiệm với các tổ chức khoa học và điện lực quốc tế trong lĩnh vực khoa học công nghệ nói chung và khoa học điện lực nói riêng. Xây dựng các chương trình hợp tác nghiên cứu với nước ngoài về các công nghệ nhà máy điện hiệu suất cao, dùng các bộ khử bụi tĩnh điện hiệu suất cao, giảm phát thải các nhà máy nhiệt điện, đảm bảo các tiêu chuẩn và quy định của pháp luật về môi trường.
đ) Nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN như: công nghệ hạ tầng hội tụ, công nghệ điện toán đám mây, công nghệ ảo hóa, trí tuệ nhân tạo, công nghệ xử lý dữ liệu lớn, công nghệ mobile computing, công nghệ IoT,... bảo đảm an toàn và an ninh thông tin.
- Ứng dụng các công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để xây dựng và phát triển hệ thống công nghệ thông tin và viễn thông dùng riêng đáp ứng nhu cầu của hoạt động điều hành sản xuất kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, vận hành thị trường điện, điều hành/vận hành hệ thống điện của EVN. Nghiên cứu, phát triển hệ thống viễn thông dùng riêng của EVN theo hướng hiện đại, đảm bảo dung lượng và độ dự phòng phù hợp, đáp ứng mọi nhu cầu về viễn thông và công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của EVN.
- Đầu tư chiều sâu, cải tạo nâng cấp và hiện đại hóa đối với nguồn và lưới điện hiện có, cải tiến công tác quản lý, kinh doanh và dịch vụ khách hàng.
- Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin phục vụ cho quản lý và điều hành sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngành Điện.
- Ứng dụng công nghệ mới để giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động bằng các giải pháp: (i) Hiện đại hóa công tác quản lý nhà máy điện, trạm biến áp thông qua đầu tư trang thiết bị điều khiển từ xa; (ii) Trang bị hệ thống thông tin liên lạc thông suốt; (iii) Nâng cao trình độ công nghệ thông tin để giảm dần biên chế vận hành trong các nhà máy điện, trạm biến áp tiến tới trạm biến áp không người trực vận hành.
- Triển khai hệ thống SCADA/EMS cho Trung tâm điều độ Hệ thống điện quốc gia/điều độ miền và dần hoàn thiện hệ thống SCADA/DMS cho các Tổng công ty Điện lực.
- Sử dụng công nghệ điều khiển hiện đại để đảm bảo vận hành tối ưu hệ thống điện. Hiện đại hóa hệ thống điều độ, vận hành, thông tin liên lạc, điều khiển và tự động hóa phục vụ điều độ lưới điện trong nước và liên kết khu vực.
- Ứng dụng công nghệ đo đếm tiên tiến - thông minh (Smart Metering) để theo dõi sử dụng điện của khách hàng, chống thất thoát trong kinh doanh điện, phục vụ nghiên cứu dự báo phụ tải và các yêu cầu của quản lý điều hành; sử dụng công nghệ công tơ đọc dữ liệu, thu nhận dữ liệu từ xa; tự động hóa lưới phân phối gắn liền với dịch vụ khách hàng và quản lý nhu cầu.
- Triển khai các trung tâm điều khiển đóng cắt thiết bị từ xa cho lưới điện của các đơn vị.
- Nghiên cứu mô đun hóa trạm biến áp phân phối, trạm biến áp di động hợp bộ. Xây dựng và trang bị đồng bộ các hệ thống rơle bảo vệ lưới trung áp, tự động hóa lưới phân phối (DAS), hệ thống quản lý lưới phân phối (DMS), SCADA lưới phân phối.
- Sử dụng công nghệ chẩn đoán trạng thái thiết bị theo điều kiện vận hành (condition-based), chẩn đoán trực tuyến, sửa chữa đường dây nóng nhằm nâng cao chất lượng vận hành và bảo dưỡng hệ thống phân phối điện.
a) Xây dựng và phát triển thương hiệu EVN trên nền tảng tổ chức, quản lý, hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN ngày càng được hoàn thiện.
- Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các hợp đồng, cam kết với các đối tác, bạn hàng trong và ngoài nước.
- Cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu và yêu cầu của khách hàng, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng công tác chăm sóc khách hàng sử dụng dịch vụ, củng cố và phát triển sự tin tưởng và thân thiện của khách hàng.
b) Giữ gìn và nâng tầm thương hiệu trên nguyên tắc hoàn thành các nhiệm vụ, trách nhiệm được giao góp phần hoàn thành chiến lược và các mục tiêu, nhiệm vụ trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.
- Đảm bảo thực thi đầy đủ hệ giá trị cốt lõi, các chuẩn mực đạo đức trong văn hóa ứng xử, các quy tắc giao tiếp ứng xử trong toàn EVN.
- Xây dựng Tầm nhìn/Sứ mệnh/Khẩu hiệu/Hệ giá trị cốt lõi và những Cam kết của EVN được quy định trong Tài liệu Văn hóa EVN. Toàn Tập đoàn hướng tới xây dựng môi trường làm việc thân thiện, đảm bảo tính công bằng và minh bạch; xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Tập đoàn giỏi chuyên môn, phong cách và lề lối làm việc chuyên nghiệp hiệu quả, hành vi ứng xử thân thiện, văn minh, lịch sự mang lại sự hài lòng cho đối tác và khách hàng; xây dựng thành công hình ảnh EVN và đơn vị trở thành một đối tác tin cậy, thân thiện, hết lòng vì khách hàng.
c) Phát triển thương hiệu EVN gắn liền với công tác quan hệ cộng đồng và thực thi Văn hóa EVN nhằm góp phần giữ gìn và quảng bá hình ảnh EVN trở thành một thương hiệu tin cậy trong cộng đồng xã hội.
a) Thực hiện thống nhất trong nhận thức, hành động của lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Tập đoàn về công tác truyền thông và quan hệ cộng đồng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động của mỗi đơn vị, từ cấp cơ sở đến Tập đoàn, là trách nhiệm của từng cấp ủy Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên và của mỗi cán bộ công nhân viên.
- Xây dựng quy chế, quy định, tài liệu hướng dẫn, sổ tay quản trị khủng hoảng truyền thông và phổ biến rộng rãi trong toàn Tập đoàn để hoạt động truyền thông và quan hệ cộng đồng được tổ chức thực hiện bài bản, thống nhất từ Tập đoàn đến đơn vị.
- Giáo dục bồi dưỡng tư tưởng, nâng cao ý thức trách nhiệm và phẩm chất đạo đức của cán bộ công nhân viên, lấy việc thực thi Văn hóa EVN và giáo dục truyền thống ngành Điện lực Việt Nam làm đòn bẩy, xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên có tác phong làm việc chuyên nghiệp, thái độ phục vụ tận tụy, ứng xử văn minh.
b) Tạo dựng được sự đồng thuận, thấu hiểu, chia sẻ của cộng đồng về hình ảnh EVN là Tập đoàn kinh tế nhà nước hoạt động kinh doanh hiệu quả, công khai minh bạch. Tạo dựng hình ảnh một Tập đoàn kinh tế nhà nước luôn đi đầu trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội, an ninh quốc phòng.
c) Chuyên nghiệp hóa hoạt động truyền thông và quan hệ cộng đồng trong đó tập trung xây dựng tốt mối quan hệ với các cơ quan truyền thông, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền; cải tiến, nâng cao chất lượng các ấn phẩm truyền thông; tăng cường năng lực chuyên môn của cán bộ truyền thông và quan hệ cộng đồng đảm bảo tính chuyên nghiệp và hoạt động hiệu quả.
- Phân cấp thực hiện các hoạt động tài trợ, tổ chức sự kiện khách hàng và các hoạt động an sinh xã hội, quảng bá thương hiệu, xây dựng hình ảnh lãnh đạo Tập đoàn và lãnh đạo các đơn vị nhằm tạo sự thống nhất trong hoạt động và tạo hiệu ứng truyền thông tổng thể.
- Xây dựng hình ảnh lãnh đạo Tập đoàn và lãnh đạo các đơn vị thống nhất về cách thức biểu hiện từ nội bộ EVN đến sự xuất hiện trước công chúng. Hình ảnh lãnh đạo là biểu hiện không những của riêng người lãnh đạo mà còn là sự đại diện hình ảnh của cả Tập đoàn, tạo niềm tin và thiện cảm của công chúng dành cho doanh nghiệp.
- Củng cố công tác quản trị khủng hoảng truyền thông. Chủ động truyền thông để đưa ra những thông tin, thông điệp chính thống từ Tập đoàn và các đơn vị thành viên.
- Đa dạng hóa các hình thức truyền thông để truyền tải thông tin về Tập đoàn đến các đối tượng một cách hiệu quả nhất, đẩy mạnh việc từng bước xây dựng nội dung tổ chức tuyên truyền về hoạt động của Tập đoàn trên mạng xã hội.
- Xây dựng các kênh truyền thông đại chúng mục tiêu để sử dụng thống nhất trong hoạt động truyền thông cho Tập đoàn và các đơn vị thành viên.
- Phát triển các kênh truyền thông nội bộ theo từng giai đoạn để đảm bảo mạng truyền thông nội bộ có tính tương tác hai chiều trực tiếp, có đầy đủ tính năng như một mạng xã hội trong nội bộ Tập đoàn.
- Cải tiến, nâng cao chất lượng nội dung và hình thức các ấn phẩm, các trang thông tin điện tử của EVN và các đơn vị.
d) Thực hiện công tác quan hệ cộng đồng theo phương châm “Minh bạch - Chủ động - Kịp thời - Thân thiện”. Các hoạt động quan hệ cộng đồng phải được thực hiện bài bản, có kế hoạch rõ ràng và có đánh giá thuyết phục bằng hiệu quả cụ thể qua từng năm.
- Tổ chức đào tạo bổ sung các kiến thức cơ bản về ngành Điện cho đội ngũ phóng viên theo dõi ngành.
- Chủ động phối hợp, hợp tác với các cơ quan thông tấn báo chí, tiếp xúc với các cơ quan quản lý, các tổ chức đoàn thể xã hội để báo cáo, cung cấp thông tin, giải thích để đông đảo các tầng lớp nhân dân ngày càng hiểu rõ hơn, hiểu đúng, hiểu đủ về Tập đoàn.
- Lựa chọn tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện, tổ chức các sự kiện có ý nghĩa xã hội cao nhằm quảng bá hình ảnh của Tập đoàn.
a) Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý và bảo vệ môi trường, vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa bảo đảm lợi ích lâu dài, trong đó lợi ích lâu dài là cơ bản; vừa bảo đảm toàn diện, vừa phải có trọng tâm, trọng điểm; có bước đi phù hợp trong từng giai đoạn.
- Xác định các lĩnh vực tiềm năng, phù hợp để áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ để khai thác tối đa nguồn lực cơ sở vật chất trang bị, giảm thiểu tác động đến môi trường.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả đánh giá môi trường, bảo đảm quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường từ khâu lập, phê duyệt, triển khai thực hiện. Không nhập khẩu hoặc triển khai các dự án đầu tư mới sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, hiệu quả thấp.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của đội ngũ người lao động trong EVN. Xây dựng tiêu chí, chuẩn mực về bảo vệ môi trường trong hoạt động của EVN. Hình thành các thiết chế văn hoá, đạo đức môi trường trong doanh nghiệp. Thực hiện đánh giá, phân hạng về môi trường đối với các đơn vị.
- Kết hợp giữa công nghệ mới hiện đại và hoàn thiện cải tiến công nghệ hiện có nhằm nâng cao hiệu suất, tiết kiệm năng lượng.
- Khuyến khích sử dụng các công nghệ mới ở các nhà máy nhiệt điện: nhiệt điện sử dụng công nghệ lò hơi siêu và trên siêu tới hạn, nhiệt điện khí hóa than, tua bin khí hiệu suất cao; công nghệ xử lý chất thải,... để nâng cao hiệu suất và bảo vệ môi trường. Không phát triển các nhà máy điện mới sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu, hiệu suất thấp. Áp dụng các biện pháp tuyên truyền để hạn chế các thiết bị, công nghệ cũ tiêu thụ nhiều năng lượng.
b) Kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực đội ngũ quản trị rủi ro trong lĩnh vực môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Thực hiện đồng thời thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu, trong đó thích ứng, chủ động phòng, tránh thiên tai là trọng tâm.
c) Tăng cường bảo vệ môi trường, kiểm soát, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; rà soát tổng thể và có kế hoạch sớm triển khai nâng cấp công nghệ của các nhà máy điện than hiện có để đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng giai đoạn.
- Các công trình năng lượng được xây dựng mới phải có công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện của EVN.
- Lập kế hoạch đánh giá hiện trạng công nghệ của các nhà máy điện than hiện có, đồng thời đánh giá các mức độ đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường về khí thải, nước thải và chất thải rắn.
- Từng bước nâng cấp, cải tạo hệ thống công nghệ thiết bị và lắp đặt bổ sung các hệ thống xử lý môi trường đối với các nhà máy nhiệt điện than hiện có để đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, kinh tế và môi trường.
- Kết hợp giữa công nghệ mới hiện đại và hoàn thiện cải tiến công nghệ hiện có nhằm đảm bảo vận hành ổn định và nâng cao hiệu suất xử lý của các hệ thống bảo vệ môi trường giảm thiểu tối đa mức độ tác động.
- Sử dụng than hiệu quả bằng cách áp dụng đốt trộn than, cải tiến thiết bị đốt và xem xét việc áp dụng thông số trên siêu tới hạn (USC - Ultra Super Critical) trên cơ sở kinh nghiệm của Tập đoàn và tiến bộ kỹ thuật trên thế giới.
- Nghiên cứu các biện pháp nhằm tối đa khả năng tái sử dụng nước thải sau xử lý nhằm hạn chế tối đa lượng nước thải phát sinh cũng như tiết kiệm nguồn tài nguyên nước.
- Xây dựng lộ trình dừng vận hành và đầu tư thay thế các nhà máy nhiệt điện than đã hết đời sống kinh tế và không đủ điều kiện nâng cấp công nghệ đảm bảo tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật và môi trường.
d) Triển khai thực hiện công tác xử lý, tiêu thụ tro, xỉ của các nhà máy nhiệt điện
- Tìm kiếm các giải pháp hiệu quả, bền vững với các đối tác có đủ năng lực, có phương án khả thi, sẵn sàng hợp tác với các nhà máy nhiệt điện để tiêu thụ tro, xỉ trong dài hạn.
- Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và địa phương để hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định, hướng dẫn kỹ thuật cho việc xử lý, tái sử dụng tro, xỉ tại Việt Nam và tăng cường tuyên truyền, thúc đẩy thị trường tiêu thụ tro xỉ, gạch không nung và các vật liệu xây dựng sản xuất từ tro, xỉ.
- Thực hiện các giải pháp về kỹ thuật kiểm soát chế độ vận hành tin cậy, ổn định, tối ưu tổ máy, đảm bảo chất lượng tro, xỉ đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật sử dụng làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng
a) Mở rộng hợp tác, trao đổi điện năng với các nước trong khu vực ASEAN và các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) hướng tới mục tiêu hình thành liên kết hệ thống điện ASEAN, GMS.
- Nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu về tiềm năng khai thác các cơ hội đầu tư, kinh doanh của EVN tại thị trường nước ngoài, tập trung vào thị trường năng lượng ASEAN.
- Xây dựng các chương trình trao đổi chuyên gia trong khuôn khổ hợp tác GMS nhằm tăng cường hỗ trợ lẫn nhau, trao đổi học tập và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao về quy hoạch, quản lý, vận hành hệ thống điện, hỗ trợ tích cực cho công tác chuẩn bị thiết lập và tổ chức hoạt động Trung tâm Điều phối điện năng khu vực.
- Thông qua các diễn đàn hợp tác ASEAN và GMS về mua bán, trao đổi năng lượng, xúc tiến thêm hợp tác đầu tư trong các dự án thủy điện, nhiệt điện, năng lượng tái tạo, hợp tác trao đổi chuyên gia trong khu vực,...
b) Duy trì các đường dây liên kết hiện hữu để mua bán điện với các nước trong khu vực bao gồm: Lào, Trung Quốc, Campuchia.
c) Tăng cường nhập khẩu điện từ các nước trong khu vực, đặc biệt là cho khu vực phía Nam. Đàm phán các PPA theo hướng mở để EVN có thể linh hoạt huy động theo nhu cầu, cắt giảm sản lượng điện nhập khẩu vào những thời điểm nguồn điện trong nước dư, đáp ứng linh hoạt nhu cầu của hệ thống điện Việt Nam.
d) Duy trì và mở rộng liên kết lưới điện khu vực tiến hành song song với huy động tối ưu các nhà máy điện trong hệ thống. Linh hoạt tận dụng lợi thế về giá điện nhập khẩu trong từng thời kỳ để kết hợp hài hòa giữa lượng điện sản xuất trong nước và nhập khẩu.
- Đối với Lào:
+ Tập trung nhập khẩu điện từ Lào qua các đường dây 220 kV hiện hữu (Xekaman 1,3, Xekaman Xanxay và một số nhà máy thủy điện khu vực Nam Lào).
+ Tiếp tục bổ sung quy hoạch và thực hiện đầu tư các công trình lưới điện phục vụ liên kết đấu nối các nguồn điện từ Lào bán trực tiếp về Việt Nam, tiến độ hoàn thành đồng bộ với các công trình nguồn điện phía Lào.
+ Nghiên cứu khả năng, giải pháp đầu tư hoặc tham gia đầu tư các nhà máy điện tại Lào.
- Đối với Campuchia: tiếp tục duy trì liên kết bán điện cho Campuchia qua các tuyến đường dây 220kV và đường dây trung thế hiện có. Trong trung/dài hạn, thực hiện theo chủ trương của Chính phủ về phương án nhập khẩu điện từ Campuchia trên cơ sở đánh giá đầy đủ về chi phí - hiệu quả khi thực hiện nhập khẩu điện từ Campuchia, cân nhắc sản lượng điện/thời điểm Campuchia có khả năng bán điện cho Việt Nam (các tháng mùa mưa) và giá trị công trình EVN phải đầu tư để thu gom công suất các nhà máy điện của Campuchia đấu nối về Việt Nam.
- Đối với Trung Quốc: duy trì mua điện từ Trung Quốc qua các đường dây 220 kV, 110 kV hiện có; nghiên cứu phương án liên kết giữa 2 hệ thống điện Việt Nam và Trung Quốc qua trạm Back To Back.
đ) Tăng cường vai trò của EVN trên các diễn dàn năng lượng/ngành điện thế giới và khu vực; phát triển các mối quan hệ đối tác chiến lược nước ngoài trên cơ sở các cam kết hỗ trợ và phục vụ lợi ích lâu dài của cả hai bên, đặc biệt chú trọng tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngoài trong lĩnh vực cung cấp nhiên liệu dài hạn (than nhập, LNG,...).
- Thiết lập mối quan hệ và tham gia đóng góp tích cực trong các tổ chức, hiệp hội quốc tế (IEC, ISO,..) nhằm học hỏi, tạo kênh truy cập, thu thập thông tin tham chiếu quốc tế.
- Tích cực tham gia và đóng góp cho các diễn đàn, hợp tác quốc tế về năng lượng, đóng góp xây dựng cho các diễn đàn, hội thảo dưới hình thức các bài tham luận, chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất hợp tác.
- Chủ động tham gia các diễn đàn, hội thảo chuyên đề quốc tế đảm bảo đúng đối tượng có lĩnh vực và trình độ chuyên môn phù hợp, có khả năng lĩnh hội và truyền đạt thông tin tốt nhằm đảm bảo và nâng cao được vai trò đại diện của EVN tại các diễn đàn hợp tác quốc tế.
- Ưu tiên lựa chọn và xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với các Tập đoàn, tổ chức nước ngoài có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp nhiên liệu dài hạn (than, LNG,...) cho EVN; lĩnh vực đầu tư, triển khai các dự án nhiệt điện than, khí, các dự án điện sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng mới dưới hình thức ký kết các Thỏa thuận hợp tác chiến lược với các cam kết hợp tác, hỗ trợ lâu dài về tài chính, công nghệ, chuyên gia,... nhằm tận dụng, học hỏi các kinh nghiệm tiên tiến của nước bạn để áp dụng linh hoạt vào lộ trình phát triển của EVN theo từng thời kỳ.
e) Chủ động đề xuất với các nhà tài trợ về khả năng cung cấp Hỗ trợ kỹ thuật nghiên cứu phát triển ứng dụng tự động hóa, hiện đại hóa trong sản xuất, truyền tải và phân phối điện, ứng dụng và phát triển lưới điện thông minh, có thể đi kèm dự án đầu tư (Hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị dự án) hoặc độc lập dưới dạng các viện trợ không hoàn lại nhằm tăng cường năng lực cho đối tượng tiếp nhận.
g) Mở rộng hợp tác với các đối tác, nhà thầu nước ngoài về cung cấp nhiên liệu nhà máy điện; đầu tư, triển khai các dự án điện.
- Tăng cường hợp tác với một số nước, đặc biệt là khu vực châu Á - Thái Bình Dương có tiềm năng LNG lớn như Mỹ, Nga, Australia, Malaysia, Indonesia, để xúc tiến khả năng nhập khẩu LNG từ những nước này do hiện nay và trong tương lai đây là những nước xuất khẩu LNG lớn nhất trong khu vực và có kế hoạch tăng thêm sản lượng xuất khẩu.
- Chủ động tìm kiếm và thúc đẩy hợp tác với các đối tác từ Indonesia, Australia là những quốc gia có tiềm năng lớn về xuất khẩu than (lợi thế về khoảng cách địa lý, trữ lượng than, khả năng bốc xếp, vận chuyển,...) để xác định thị trường nhập khẩu than cho các nhà máy điện của Việt Nam.
- Chủ động, kịp thời trong nắm bắt thông tin về các xu hướng phát triển năng lượng và đầu tư năng lượng trên thế giới; các công nghệ phát triển điện lực.
- Đề xuất với các đối tác có kinh nghiệm trong phát triển các nguồn năng lượng như điện sinh khối, khí sinh học, rác thải, địa nhiệt, năng lượng đại dương... để thúc đẩy các hợp tác, học hỏi kinh nghiệm của nước bạn và đề xuất khả năng áp dụng tại Việt Nam.
h) Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực cổ phần hóa ngành điện và các hỗ trợ chuẩn bị cho thị trường điện bán lẻ cạnh tranh từ năm 2021.
Tìm kiếm và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài có đủ tiềm lực tham gia đầu tư trong quá trình cổ phần hóa ngành điện (lĩnh vực phát điện và bán lẻ điện) và chủ động đề xuất với đối tác nước ngoài về khả năng hợp tác nâng cao năng lực quản lý, vận hành cho EVN và các đơn vị thành viên khi thị trường bán lẻ điện cạnh tranh được vận hành thí điểm vào năm 2021 và vận hành chính thức vào năm 2023.
i) Hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên của ngành điện về phát triển nhiệt điện, LNG, năng lượng tái tạo, năng lượng mới, có thể bao gồm cả năng lượng hạt nhân theo chỉ đạo của Chính phủ từng thời kỳ và lĩnh vực truyền tải, phân phối điện.
- Tổ chức các khóa đào tạo về quy định về đầu tư nước ngoài, thương mại quốc tế, hợp đồng giao dịch quốc tế.
- Hợp tác trong lĩnh vực cơ khí điện lực thông qua hợp tác liên doanh trong sản xuất thiết bị và dịch vụ sửa chữa, vận hành nhằm tối ưu hóa hệ thống.
k) Quản lý chặt chẽ việc ký kết và thực hiện các biên bản, thỏa thuận hợp tác với các tổ chức nước ngoài ngay từ khâu phê duyệt chủ trương hợp tác, kế hoạch thực hiện, giám sát và đôn đốc thực hiện đến khâu đánh giá hiệu quả hợp tác.
- Xây dựng nguyên tắc chung trong ký kết và thực hiện các Biên bản ghi nhớ, các thỏa thuận hợp tác với nước ngoài như: thẩm quyền ký kết; xác định một số lĩnh vực trọng điểm ưu tiên ký kết; xác định trách nhiệm trong tổng hợp, quản lý và thực hiện các biên bản, thỏa thuận đã ký.
- Định kỳ theo quý tổ chức rà soát và báo cáo Hội đồng thành viên tình hình và kết quả triển khai các Biên bản, thỏa thuận hợp tác đã ký với các đối tác nước ngoài.
- Việc tiếp tục ký kết các Biên bản, thỏa thuận hợp tác nước ngoài mới thực hiện một cách có chọn lọc, phù hợp với các định hướng ưu tiên của EVN trong thời gian tới. Không ký kết các Biên bản, thỏa thuận hợp tác chung chung mang tính chất hình thức, không có hoạt động hợp tác kèm theo lộ trình thực hiện cụ thể.
- Ưu tiên cho các hợp tác nghiên cứu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng mới, truyền tải và phân phối điện. Xem xét mở rộng khả năng ký kết Biên bản, thỏa thuận về lĩnh vực năng lượng tái tạo với các đối tác có nhiều kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo như Đức, Ấn Độ, Đan Mạch...
- Xem xét, cân nhắc kỹ các nội dung: Quy định về cam kết bảo mật thông tin và quy định về các trường hợp bất khả kháng nhằm hạn chế tối đa các chi phí, nghĩa vụ có thể phát sinh khi xảy ra sự kiện bất khả kháng; các vssn đề nhạy cảm (ngoại giao, chính trị,....) nhằm tránh rủi ro tiềm ẩn có thể làm ảnh hưởng, gián đoạn đến hợp tác/dự án đang triển khai.
l) Mở rộng hợp tác với các đối tác, tổ chức tài chính để đảm bảo khả năng huy động vốn của EVN trong tương lai.
a) Nâng cao năng lực các tổ chức tư vấn xây dựng điện trong EVN để tham gia tư vấn trong toàn bộ các khâu của các loại hình dự án điện, đủ khả năng làm tổng thầu EPC đối với tất cả các dự án điện tại Việt Nam.
- Kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực các đơn vị tư vấn xây dựng điện do EVN tiếp tục nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối. Thoái vốn tại các đơn vị tư vấn EVN không cần nắm giữ cổ phần, vốn góp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
- Thực hiện tuyển dụng nguồn nhân lực có chất lượng, ưu tiên lao động trẻ; xây dựng và thực hiện các chính sách đãi ngộ, để thu hút đội ngũ nhân lực có chất lượng cao và phù hợp với yêu cầu công việc; xây dựng và hiệu chỉnh thường xuyên hệ thống mô tả công việc và tiêu chuẩn chức danh để tuyển dụng đúng người, đúng việc.
- Tăng cường công tác đào tạo định hướng, đào tạo trong công việc để nâng cao trình độ và năng lực cho đội ngũ nhân lực trẻ; thường xuyên bố trí nhân lực trẻ hỗ trợ các dự án lớn, dự án mới để học hỏi kinh nghiệm. Tạo điều kiện cho lao động trẻ có năng lực được tham gia học tập nâng cao trình độ, năng lực trong công tác tư vấn cũng như chú trọng trong việc đào tạo kỹ năng mềm cho người lao động.
- Từng bước trang bị đúng, đủ các trang thiết bị, phần mềm chuyên dụng đáp ứng yêu cầu công việc của đơn vị.
b) Các đơn vị tư vấn xây dựng điện của EVN thực hiện mở rộng thị trường tư vấn trong cả nước, từng bước tiếp cận với các thị trường nước ngoài, có khả năng đảm đương công tác tư vấn một cách độc lập, kể cả thực hiện hợp đồng EPC.
Nghiên cứu đánh giá phân tích thị trường, định giá sản phẩm cụ thể để đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp. Xây dựng các giải pháp tài chính cụ thể theo từng giai đoạn sản xuất kinh doanh để tổ chức thực hiện; thực hiện tốt việc quản trị dòng tiền; xây dựng và giám sát việc thực hiện kế hoạch chi phí phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh.
1. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của EVN để đảm bảo việc bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại EVN.
b) Theo dõi, giám sát việc tổ chức thực hiện chiến lược phát triển của EVN, kịp thời chỉ đạo, đôn đốc trong quá trình thực hiện; tổng hợp, đề xuất cấp có thẩm quyền xây dựng, ban hành cơ chế chính sách để tạo điều kiện cho EVN phát triển bền vững.
c) Tạo điều kiện thuận lợi cho EVN trong quá trình sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển, góp phần đảm bảo an ninh cung cấp điện cho đất nước.
2. Bộ Công Thương:
a) Chủ trì xây dựng cơ chế, chính sách trong đầu tư phát triển nguồn và lưới điện, đảm bảo các dự án đầu tư được đưa vào vận hành đúng tiến độ.
b) Chủ trì xây dựng cơ chế chính sách và cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhập khẩu năng lượng sơ cấp cho sản xuất điện, đặc biệt là than, khí.
c) Chủ trì triển khai các điều kiện cần thiết cho hoạt động và phát triển của thị trường điện lực, đảm bảo thị trường điện hoạt động thực chất và có hiệu quả, tạo tín hiệu thu hút đầu tư phát triển hệ thống điện.
d) Chủ trì xây dựng chính sách quản lý nhu cầu tiêu thụ điện của khách hàng.
đ) Chủ trì xây dựng hệ thống khung pháp lý, tiêu chuẩn để hạn chế những công nghệ lạc hậu, khuyến khích sử dụng công nghệ hiện đại, hiệu suất cao, đặc biệt trong các ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều điện như luyện kim, xi măng.
3. Bộ Tài chính:
Phối hợp Bộ Công Thương xây dựng các chính sách về giá điện theo cơ chế thị trường.
4. Các bộ, ngành, cơ quan liên quan: có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao và theo quy định của pháp luật hiện hành.
5. Tập đoàn Điện lực Việt Nam:
a) Tổ chức phổ biến, quán triệt các quan điểm, mục tiêu và các nội dung của Đề án Chiến lược phát triển Tập đoàn Điện lực Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trong toàn Tập đoàn nhằm tạo sự đồng thuận, nhất trí cao từ EVN đến các đơn vị thành viên, từ cán bộ lãnh đạo các đơn vị đến người lao động trong quá trình triển khai thực hiện.
b) Xây dựng các kế hoạch dài hạn, trung hạn và kế hoạch hàng năm phù hợp để thực hiện có hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển Tập đoàn Điện lực Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
c) Định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tình hình thực hiện Chiến lược phát triển Tập đoàn Điện lực Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
6. Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam:
a) Thực hiện đầu tư và đưa các dự án điện vào vận hành đúng tiến độ.
b) Đảm bảo sản lượng và chất lượng than cung cấp cho các nhà máy điện theo hợp đồng và kế hoạch đã thống nhất.
7. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam:
a) Thực hiện đầu tư và đưa các dự án điện vào vận hành đúng tiến độ.
b) Đảm bảo sản lượng và chất lượng dầu, khí cung cấp cho các nhà máy điện theo hợp đồng và kế hoạch đã thống nhất.
8. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
a) Ưu tiên đảm bảo đủ quỹ đất cho các công trình điện đã được duyệt trong quy hoạch.
b) Chủ trì, phối hợp với các chủ đầu tư thực hiện giải phóng mặt bằng, bồi thường, di dân, tái định cư cho các dự án điện.
1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./
Nơi nhận: |
KT. THỦ TƯỚNG |