Quyết định 53/2008/QĐ-BLĐTBXH về đào tạo liên thông giữa các trình độ tay nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 53/2008/QĐ-BLĐTBXH
Ngày ban hành 06/05/2008
Ngày có hiệu lực
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Người ký Đàm Hữu Đắc
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Giáo dục

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 53/2008/QĐ- BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG GIỮA CÁC TRÌNH ĐỘ TAY NGHỀ

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định đào tạo liên thông giữa các trình độ tay nghề

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Người đứng đầu cơ quan Trung ương của các Tổ chức chính trị - xã hội có trường trung cấp nghề trực thuộc; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội và các Uỷ ban của Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
 
- Lưu: VT, TCDN (10b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đàm Hữu Đắc

 

QUY ĐỊNH

ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG GIỮA CÁC TRÌNH ĐỘ DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 53/2008/QĐ- BLĐTBXH ngày 6 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng

1. Văn bản này quy định về đào tạo liên thông giữa các trình độ dạy nghề, bao gồm: Điều kiện và thẩm quyền đào tạo liên thông; tổ chức đào tạo liên thông; nhiệm vụ và quyền hạn của trường tổ chức đào tạo liên thông và của người học liên thông; chế độ báo cáo và xử lý vi phạm trong đào tạo liên thông.

2. Quy định này áp dụng đối với các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề và trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học có đăng ký dạy nghề (sau đây gọi tắt là trường) được tổ chức đào tạo liên thông.

Điều 2. Đào tạo liên thông

Đào tạo liên thông trong hệ thống dạy nghề là quá trình đào tạo trên cơ sở công nhận kết quả học tập và kiến thức kỹ năng đã có của người học để học tiếp ở trình độ cao hơn cùng nghề đào tạo hoặc học nghề đào tạo khác cùng cấp trình độ.

Điều 3. Mục đích

Quy định về đào tạo liên thông nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các trường xây dựng chương trình đào tạo liên thông, tổ chức quá trình đào tạo và công nhận kết quả học tập, kiến thức và kỹ năng nghề của người học để quá trình đào tạo liên thông diễn ra thông suốt đảm bảo chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Điều 4. Đối tượng và điều kiện học liên thông

1. Những người có chứng chỉ sơ cấp nghề và có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên có nhu cầu học lên trình độ trung cấp nghề (TCN) được tham gia dự tuyển.

2. Những người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề có nhu cầu học lên trình độ cao đẳng nghề (CĐN): Nếu tốt nghiệp loại khá trở lên được tuyển thẳng ngay sau khi tốt nghiệp; nếu tốt nghiệp loại trung bình phải có ít nhất 1 năm làm công việc gắn với chuyên môn được đào tạo mới được tham gia dự tuyển.

3. Những người đã tốt nghiệp trung cấp nghề, cao đẳng nghề, nếu có nhu cầu được học liên thông sang nghề khác để có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề hoặc cao đẳng nghề thứ hai cùng nhóm nghề đào tạo.

4. Những người có bằng tốt nghiệp đào tạo nghề hoặc bằng nghề (gọi chung là bằng nghề) nếu có nhu cầu, được đào tạo liên thông lên trình độ trung cấp nghề, cụ thể như sau:

- Nếu đã có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) được tuyển vào học chương trình liên thông bao gồm: Kiến thức và kỹ năng nghề cần bổ sung để đạt trình độ TCN.

[...]