ỦY BAN NHÂN
DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
5236/QĐ-UBND
|
Hà Nội, ngày
14 tháng 11 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ QUY HOẠCH PHÂN KHU ĐÔ THỊ H2-2, TỶ
LỆ 1/2000 ĐỊA ĐIỂM: THUỘC ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH CÁC QUẬN: ĐỐNG ĐA, CẦU GIẤY,
THANH XUÂN, HÀ ĐÔNG VÀ HUYỆN TỪ LIÊM, HÀ NỘI.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị năm 2009;
Căn cứ Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010
của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Căn cứ Thông tư 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010
của Bộ Xây dựng về quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị;
Căn cứ Quyết định 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội
đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 32/2000/QĐ-UB ngày
03/04/2000 của UBND Thành phố phê duyệt Quy hoạch chi tiết quận Đống Đa tỷ lệ
1/2000;
Căn cứ Quyết định số 43/1999/QĐ-UB ngày
29/5/1999 và số 57/2003/QĐ-UB ngày 12/5/2003 của UBND Thành phố phê duyệt Quy
hoạch chi tiết quận Cầu Giấy tỷ lệ 1/2000;
Căn cứ Quyết định số 112/1999/QĐ-UB ngày
28/12/1999 và số 175/2004/QĐ-UB ngày 26/11/2004 của UBND Thành phố phê duyệt
Quy hoạch chi tiết quận Thanh Xuân tỷ lệ 1/2000;
Căn cứ Quyết định số 14/2000/QĐ-UB ngày
14/2/2000 và số 61/2003/QĐ-UB ngày 13/5/2003 của UBND Thành phố phê duyệt Quy hoạch
chi tiết huyện Từ Liêm tỷ lệ 1/5000;
Căn cứ Quyết định số 1782/QĐ-UB ngày
21/01/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch
chung thành phố Hà Đông tỷ lệ 1/5000;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến
trúc Hà Nội tại Tờ trình số 3010/TTr- QHKT ngày 08 tháng 10 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị H2-2, tỷ lệ
1/2000 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên đồ án: Quy
hoạch phân khu đô thị H2-2, tỷ lệ 1/2000.
Địa điểm: Thuộc địa giới hành chính các quận Đống
Đa; quận Cầu Giấy; quận Thanh Xuân; quận Hà Đông; huyện Từ Liêm - Hà Nội.
2. Vị trí, ranh giới, quy mô
và tính chất khu vực nghiên cứu:
2.1. Vị trí:
- Phân khu đô thị H2-2 thuộc địa giới hành chính
phường Ngã Tư Sở- quận Đống Đa; các phường: Mai Dịch, Quan Hoa, Dịch Vọng, Dịch
Vọng Hậu, Yên Hòa, Trung Hoa- quận Cầu Giấy; các phường: Nhân Chính, Thanh Xuân
Nam, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân Bắc- quận Thanh Xuân; Thị trấn Cầu Diễn, các
xã: Mỹ Đình, Mễ Trì, Trung Văn- huyện Từ Liêm; phường Văn Mỗ- quận Hà Đông, Hà
Nội.
2.2. Ranh giới nghiên cứu:
+ Phía Bắc giáp phân khu H2-1 (đường Cầu Giấy,
Xuân Thủy, Hồ Tùng Mậu).
+ Phía Đông Nam giáp phân khu H2-3 (đường Nguyễn
Trãi).
+ Phía Đông giáp phân khu HI-3. + Phía Tây giáp
phân khu GS.
2.3. Quy mô nghiên cứu quy hoạch:
- Quy mô diện tích đất phát triển đô thị khoảng:
2.630ha.
- Quy mô dân số đến năm 2030 khoảng: 207 nghìn
người.
- Quy mô dân số đến năm 2050 khoảng: 240 nghìn
người.
(Ranh giới, diện tích, dân số sẽ được xác định
chính xác trong quá trình nghiên cứu lập đồ án quy hoạch phân khu, phù hợp với
định hướng của Đồ án QHCXD Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).
2.4. Tính chất khu vực nghiên cứu:
Là trung tâm mới của Thủ đô Hà Nội gồm các chức
năng: dịch vụ, thương mại, tài chính, văn hóa, giải trí, du lịch, TDTT cấp Quốc
gia và cấp thành phố, nhà ở.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của
đồ án:
- Cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà
Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011.
- Phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng
và các quy định của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội có liên quan đến
phân khu đô thị. Xác định cụ thể hóa phạm vi, ranh giới, diện tích, quy mô đất
đai, dân số và các chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, hạ tầng xã hội và hạ
tầng kỳ thuật đô thị; các khu vực bảo tồn, cải tạo, chỉnh trang, xây dựng mới
và chuyển đổi chức năng sử dụng đất (các cụm công nghiệp, kho tàng) phù hợp với:
Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Quy hoạch chuyên ngành và ngành, Quy hoạch
lĩnh vực và mạng lưới .„ và tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch
xây dựng và Tiêu chuẩn thiết kế.
- Xác định các nguyên tắc, yêu cầu tổ chức không
gian kiến trúc cảnh quan đối với các khu chức năng các không gian đặc trưng và
cấu trúc đô thị tại khu vực lập quy hoạch phân khu, đảm bảo phát triển ổn định
bền vững.
- Quy hoạch xây dựng mới gắn với việc cải tạo
nâng cấp các khu vực hiện có, khớp nối đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc
nâng cao điều kiện môi trường sống, cảnh quan chung.
- Phát triển đô thị hiện đại với các chức năng hỗn
hợp, gắn với việc bảo tồn tôn tạo các giá trị di sản truyền thống của địa
phương. Phát huy được các yếu tố thuận lợi, tiềm năng phát triển của khu vực, tạo
được nét đặc trưng riêng. Tổ chức đồng bộ hệ thống các trung tâm, các khu nhà ở
gắn kết với các dịch vụ hạ tầng hiện đại theo mô hình đa chức năng, đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế xã hội.
- Xác định khung kết cấu hạ tầng xã hội, hạ tầng
kỹ thuật đảm bảo phát triển bền vững trên cơ sở quy hoạch chung, kế thừa, cập
nhật quy hoạch quận huyện, quy hoạch chi tiết các khu chức năng đã được phê duyệt,
các dự án đã điều chỉnh theo chủ trương của cấp có thẩm quyền.
- Chuyển đổi các khu vực sản xuất công nghiệp,
kho tàng, nghiên cứu nâng cấp hệ thống hạ tầng KT đô thị, hạ tầng xã hội, tiện
ích đô thị.
- Tạo lập không gian đô thị mới hiện đại của Thủ
đô, ưu tiên xây dựng các công trình quy mô lớn của Thủ đô; Phát triển mới các
quần thể kiến trúc cao tầng quy mô lớn đa chức năng dịch vụ, thương mại, tài
chính, văn hóa, giải trí, du lịch, TDTT chất lượng cao; Thiết lập các trục
không gian đô thị hiện đại trên các đường Phạm Hùng, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn
Phong Sắc, Xuân Thủy, Lê Văn Lương...
- Xây dựng các khu nhà ở mới cao tầng đồng bộ và
hiện đại, đáp ứng nhu cầu nhà ở và dãn dân từ khu vực nội đô lịch sử.
- Xây dựng mới các trung tâm dịch vụ đô thị để
giảm tải áp lực về hạ tầng xã hội cho khu vực nội đô.
- Tạo nhiều công viên, không gian mở và các kết
nối xanh từ vành đai xanh sông Nhuệ đến các trung tâm công cộng và các khu dân
cư.
- Dành quỹ đất xây dựng khu tập trung trụ sở cơ
quan làm việc các Bộ ngành Trung ương tại Mễ Trì.
- Làm cơ sở tổ chức, lập các quy hoạch chi
tiết; đề xuất các hạng mục ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện, danh mục các
chương trình đầu tư và dự án chiến lược; kiểm soát phát triền và quản lý đô thị;
điều chỉnh quy hoạch các quận, huyện đã được cấp thẩm quyền phê duyệt để phù hợp
với các định hướng của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn
đến năm 2050.
- Đề xuất Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch
phân khu, làm cơ sở lập: Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc; các quy hoạch chi
tiết và dự án đầu tư theo quy định và để các cấp chính quyền địa phương và cơ
quan quản lý đầu tư xây dụng theo quy hoạch được duyệt.
4. Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật:
Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cơ bản của đồ án
phù hợp với các chỉ tiêu trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm
2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt; Tuân thủ các quy định tại Quy
chuẩn Xây dựng Việt Nam, Tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành.
5. Nội dung thành phần hồ
sơ:
Thực hiện theo Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày
07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Thông tư 10/2010/TT-BXD) ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng về quy định hồ sơ của từng
loại quy hoạch đô thị và Nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị H2-2 tỷ lệ 1/2000
đã được Sở Quy hoạch - Kiến trúc thẩm định và xác nhận tại Tờ trình số 3010/TTr-QHKT
ngày 08 tháng 10 năm 2012.
6. Thời gian lập quy hoạch
phân khu:
- Thời gian hoàn thành: theo yêu cầu quản lý của
Thành phố Hà Nội (tối đa 9 tháng).
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
- Đơn vị tổ chức lập đồ án Quy hoạch phân khu:
Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội.
- Cơ quan thẩm định và trình duyệt quy hoạch: Sở
Quy hoạch- Kiến trúc Hà Nội.
- Cơ quan phê duyệt quy hoạch: UBND Thành phố Hà
Nội.
Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội tổ chức lập quy
hoạch phân khu đô thị H2-2 tỷ lệ 1/2000 theo đúng Nhiệm vụ quy hoạch được Ủy
ban nhân dân Thành phố Hà Nội phê duyệt. Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, Sở,
Ngành và UBND quận Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hà Đông và UBND huyện Từ Liêm
để được cung cấp các tài liệu, số liệu hiện trạng, xác định các dự án trống khu
vực nghiên cứu; Trong quá trình triển khai lập quy hoạch, phối hợp với chính
quyền địa phương tổ chức lấy ý kiến của các đơn vị, cộng đồng dân cư liên quan
về nội dung quy hoạch theo quy định.
Các Sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện,
chính quyền địa phương liên quan có trách nhiệm phối hợp, cung cấp thông tin,
tài liệu, số liệu về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, hiện trạng sử
dụng đất đai, các đồ án quy hoạch và dự án đầu tư có liên quan trên địa bàn để
đảm bảo tính thống nhất và khả thi của đồ án quy hoạch phân khu.
Sở Quy hoạch- Kiến trúc Hà Nội chịu trách nhiệm
thẩm định hồ sơ quy hoạch phân khu đô thị theo quy định, tuân thủ các nội dung,
yêu cầu của Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm
nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trình UBND Thành phố
xem xét, phê duyệt.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các Sở:
Quy hoạch Kiến trúc, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính,
Xây dựng, Giao thông vận tải, Công thương, Khoa học công nghệ, Nông nghiệp và
phát triển nông thôn; Chủ tịch UBND quận: Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hà
Đông; Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm; Chủ tịch UBND các phường: Ngã Tư Sở, Mai Dịch,
Quan Hoa, Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Yên Hòa, Trung Hòa, Nhân Chính, Thanh Xuân
Nam, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân Bắc, Văn Mỗ; Chủ tịch UBND Thị trấn Cầu Diễn,
UBND xã: Mỹ Đình, Mễ Trì, Trung Văn; Viện trưởng Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội;
Thủ trưởng các Sở, Ngành và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Thế Thảo
|