Quyết định 52/2013/QĐ-UBND về Hương ước mẫu của làng, thôn, bản, ấp, cụm dân cư trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Số hiệu | 52/2013/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 28/11/2013 |
Ngày có hiệu lực | 08/12/2013 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Phước |
Người ký | Nguyễn Văn Trăm |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị,Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 52/2013/QĐ-UBND |
Đồng Xoài, ngày 28 tháng 11 năm 2013 |
BAN HÀNH HƯƠNG ƯỚC MẪU CỦA LÀNG, THÔN, BẢN, ẤP, CỤM DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Chỉ thị số 24/1998/CT-TTg ngày 19 tháng 6 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT/BTP-BVHTT-TTUBTƯ MTTQVN ngày 31 tháng 3 năm 2000 của liên Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa Thông tin và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 04/2001/TTLT/BTP-BVHTT-BTTUBTƯ-MTTQVN-UBQGDS-KHHGĐ ngày 09 tháng 7 năm 2001 của liên Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa Thông tin, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban Quốc gia Dân số - Kế hoạch hóa Gia đình hướng dẫn bổ sung Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT/BTP-BVHTT-BTTUBTƯ-MTTQVN xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư về việc thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình;
Căn cứ Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận danh hiệu "Gia đình văn hóa"; "Thôn văn hóa", "Làng văn hóa", "Ấp văn hóa", "Bản văn hóa", "Tổ dân phố văn hóa" và tương đương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 224/TTr-STP ngày 07 tháng 11 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Hương ước mẫu của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư trên địa bàn tỉnh Bình Phước".
Điều 2. Trên cơ sở hương ước mẫu và điều kiện cụ thể của thôn, làng, bản, ấp, phum, sóc cụm dân cư (sau đây gọi chung là thôn) xây dựng Hương ước quy định các quy tắc xử sự chung do cộng đồng dân cư cùng thỏa thuận đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của nhân dân nhằm giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp và truyền thống văn hóa trên địa bàn thôn góp phần hỗ trợ tích cực cho việc quản lý Nhà nước bằng pháp luật, sau đó trình UBND cấp xã xem xét thực hiện thủ tục thông qua và phê duyệt Hương ước.
Điều 3. Trình tự, thủ tục soạn thảo, sửa đổi, bổ sung, thông qua, thẩm định và phê duyệt Hương ước thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT/BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN ngày 31/3/2000 của liên Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa Thông tin và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 102/2000/QĐ-UB ngày 31/10/2000 của UBND tỉnh về việc ban hành Hương ước mẫu của làng, thôn, bản, ấp, cụm dân cư.
Điều 5. Các ông (bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH |
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 52/2013/QĐ-UBND ngày 28/11/2013 của UBND tỉnh Bình Phước)
HỘI NGHỊ …………………………………(1)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
CỦA………………………………………...(2)
LỜI NÓI ĐẦU
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 52/2013/QĐ-UBND |
Đồng Xoài, ngày 28 tháng 11 năm 2013 |
BAN HÀNH HƯƠNG ƯỚC MẪU CỦA LÀNG, THÔN, BẢN, ẤP, CỤM DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Chỉ thị số 24/1998/CT-TTg ngày 19 tháng 6 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT/BTP-BVHTT-TTUBTƯ MTTQVN ngày 31 tháng 3 năm 2000 của liên Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa Thông tin và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 04/2001/TTLT/BTP-BVHTT-BTTUBTƯ-MTTQVN-UBQGDS-KHHGĐ ngày 09 tháng 7 năm 2001 của liên Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa Thông tin, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban Quốc gia Dân số - Kế hoạch hóa Gia đình hướng dẫn bổ sung Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT/BTP-BVHTT-BTTUBTƯ-MTTQVN xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư về việc thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình;
Căn cứ Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận danh hiệu "Gia đình văn hóa"; "Thôn văn hóa", "Làng văn hóa", "Ấp văn hóa", "Bản văn hóa", "Tổ dân phố văn hóa" và tương đương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 224/TTr-STP ngày 07 tháng 11 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Hương ước mẫu của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư trên địa bàn tỉnh Bình Phước".
Điều 2. Trên cơ sở hương ước mẫu và điều kiện cụ thể của thôn, làng, bản, ấp, phum, sóc cụm dân cư (sau đây gọi chung là thôn) xây dựng Hương ước quy định các quy tắc xử sự chung do cộng đồng dân cư cùng thỏa thuận đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của nhân dân nhằm giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp và truyền thống văn hóa trên địa bàn thôn góp phần hỗ trợ tích cực cho việc quản lý Nhà nước bằng pháp luật, sau đó trình UBND cấp xã xem xét thực hiện thủ tục thông qua và phê duyệt Hương ước.
Điều 3. Trình tự, thủ tục soạn thảo, sửa đổi, bổ sung, thông qua, thẩm định và phê duyệt Hương ước thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT/BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN ngày 31/3/2000 của liên Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa Thông tin và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 102/2000/QĐ-UB ngày 31/10/2000 của UBND tỉnh về việc ban hành Hương ước mẫu của làng, thôn, bản, ấp, cụm dân cư.
Điều 5. Các ông (bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH |
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 52/2013/QĐ-UBND ngày 28/11/2013 của UBND tỉnh Bình Phước)
HỘI NGHỊ …………………………………(1)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
CỦA………………………………………...(2)
LỜI NÓI ĐẦU
+ Lịch sử hình thành, phát triển và ghi nhận truyền thống văn hóa
+ Vị trí địa lý, tình hình dân cư
+ Vị trí và mục đích của hương ước
Điều 1. Bản hương ước này được nhân dân ấp, tổ……………………………………(3) xây dựng thông qua nhằm giải quyết các công việc nội bộ trong cộng đồng dân cư, bảo đảm đoàn kết giữ gìn trật tự an toàn xã hội và vệ sinh môi trường; xây dựng cuộc sống mới, tương trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống; giữ gìn phát huy truyền thống tốt đẹp và thuần phong mỹ tục của cộng đồng, khuyến khích học hành, giải quyết các tranh chấp, vi phạm nhỏ trong nhân dân, xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa; đảm bảo cho nhân dân thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ của mình và đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
Điều 2. Cá nhân, hộ gia đình, tổ chức sống và làm việc trên địa bàn của ………(4) phải nghiêm túc thực hiện công bằng, tự nguyện những quy định trong Hương ước này một cách đúng đắn và đầy đủ.
Những thay đổi, sửa chữa Hương ước này phải được sự đồng ý của toàn thể nhân dân ………………………………(5)
- Mỗi gia đình đều phải đăng ký và thực hiện những tiêu chuẩn của gia đình văn hóa. Tùy từng đặc điểm từ địa phương có thể quy định một số nội dung sau:
Đề ra các biện pháp để vận động nhân dân thực hiện tốt chính sách về dân số, kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản, phụ nữ trong thời kỳ mang thai phải thực hiện khám thai, tiêm phòng đầy đủ và sinh con tại cơ sở y tế.
Trẻ em trong độ tuổi phải được tiêm chủng mở rộng đầy đủ, bảo vệ trẻ em khi bị lạm dụng tình dục; khuyến khích vận động nhân dân trong khu dân cư tích cực xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, phòng chống bạo lực gia đình, vận động nhân dân không được tảo hôn và kết hôn cận huyết thống;
Quy định về trách nhiệm nuôi, dạy các con (nuôi con khỏe mạnh, được học tập đầy đủ, được khám chữa bệnh và vui chơi giải trí để phát triển toàn diện…); Không đánh đập ngược đãi con; không để con bỏ nhà đi lang thang; không để cho con vướng vào các tệ nạn xã hội;
Vận động nhân dân khi đau bệnh phải đến cơ sở y tế để khám và chữa bệnh, tham gia các hình thức bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội phù hợp, thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, không hút thuốc lá và hạn chế rượu bia…
Điều 4. Quy định về xây dựng mối đoàn kết trong quan hệ xóm giềng, ý thức cộng đồng của từng cá nhân (đùm bọc, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn, ốm đau, khi xảy ra tranh chấp nhỏ phải qua hòa giải,…)
Điều 5. Những biện pháp thực hiện nghĩa vụ như thu thuế, nghĩa vụ quân sự, thu tiền lao động công ích và các khoản thu khác cho Nhà nước.
Điều 6. Những biện pháp phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo.
- Những biện pháp giáo dục, cảm hóa, giúp đỡ những người phạm tội cũng như gia đình của họ khi họ trở về gia nhập cộng đồng.
- Tham gia sinh hoạt các hội, đoàn thể phù hợp.
- Khi có người qua đời, gia đình, Thôn và Hội người cao tuổi tổ chức tang lễ chu đáo, trang nghiêm, gọn nhẹ, tiết kiệm, phù hợp với phong tục tập quán, bản sắc văn hóa, hoàn cảnh từng gia đình.
Bao gồm các quy định về thời gian để thi hài trong nhà, các quy định về thời gian sử dụng kèn, trống, nhạc, phúng viếng hạn chế dùng rượu, vòng hoa tránh sự lãng phí, không được đốt, rải vàng mã, tiền âm phủ khi đi đưa tang tránh ô nhiễm môi trường, vị trí chôn cất, xây lăng mộ phải theo quy hoạch chung,…
- Các tuần tiết trong việc tang như cúng lễ 3 ngày, 49 ngày, 100 ngày, giỗ đầu và cải táng chỉ tổ chức trong nội bộ gia đình, họ tộc, người thân,
- Những người qua đời không có gia đình, không có người đứng ra lo liệu thì Trưởng thôn, ấp đứng ra chủ trì cùng với đoàn thể, quần chúng tổ chức đám tang chu đáo.
- Phải đăng ký kết hôn ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc kết hôn sau đó mới tiến hành lễ cưới.
- Khuyến khích tổ chức cưới hỏi theo nếp sống mới (tổ chức đám cưới không hút thuốc là, không mở loa đài, băng đĩa nhạc sau 22 giờ và trước 6 giờ sáng,…)
- Quy định về thực hiện đăng ký tạm vắng, tạm trú và đăng ký hộ tịch, hộ khẩu.
- Quy định về phòng cháy, chữa cháy.
Điều 15. Các quy định về bảo vệ công trình giao thông:
Thí dụ: Cấm đào phá và lấy đất gần đường trục, cầu cống để bảo vệ đường giao thông trong Thôn và các tuyến đường chung của nhân dân trên địa bàn;
Không được để các vật liệu trên đường, không phơi các loại nông sản trên đường, chất nông sản trên đường gây cản trở giao thông đi lại,…
Vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ an toàn giao thông, không lấn chiếm hành lang đường bộ, hè phố,…
Điều 17. Những biện pháp khuyến khích học tập tại địa phương (nêu cụ thể).
CÁC QUY ĐỊNH VỀ VỆ SINH, MÔI TRƯỜNG, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
Điều 19. Quy định về bảo vệ môi trường
- Biện pháp bảo vệ vệ sinh môi trường (quét dọn, phát quang bờ bụi, khơi thông cống rãnh, mỗi gia đình phải có một hố rác để xử lý đốt, không được vứt rác ở những nơi công cộng,…
Các xác chết động vật phải được chôn, lấp đất cẩn thận không được vứt bừa bãi làm ô nhiễm môi trường. Từng hộ gia đình phải có công trình vệ sinh riêng, kín đáo và sạch sẽ.
Các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm (số lượng nhiều) chuồng, trại phải làm cách xa khu dân cư tập trung và phải đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh,…)
Điều 20. Quy định về bảo vệ và phát triển rừng (đối với những địa phương có rừng)
Điều 21. Những hình thức, biện pháp khen thưởng
Thí dụ: Đề nghị trên khen …
Điều 22. Những biện pháp xử lý khi có hành vi vi phạm những quy ước của hương ước
Thí dụ: Kiểm điểm trước dân …
TRƯỞNG BAN CÔNG TÁC MẶT TRẬN |
BÍ THƯ CHI BỘ |
GIÀ LÀNG |
TRƯỞNG BẢN (THÔN, KHỐI, CỤM DÂN CƯ) |