ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
52/2007/QĐ-UBND
|
Lào
Cai, ngày 08 tháng 08 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÂM NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004;
Căn cứ Pháp lệnh Giống cây trồng ngày 24/3/2004;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật
Bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành Quy chế quản lý rừng;
Căn cứ Quyết định số 661/1998/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về
mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha
rừng;
Căn cứ Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 661/1998/QĐ-TTg ngày 29/7/1998;
Căn cứ Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về
quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận
khoán rừng và đất lâm nghiệp;
Căn cứ Nghị quyết số 08/2007/NQ-HĐND ngày 16 tháng 7 năm 2007 của Hội đồng nhân
dân tỉnh Lào Cai thông qua một số Chính sách khuyến khích phát triển kinh tế
Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp &PTNT tại Tờ trình số 680/TTr-SNN ngày 02/7/2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này bản Quy định một số Chính sách khuyến khích phát triển kinh tế
lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Điều 2. Giao Sở Nông
nghiệp&PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch&ĐT, Sở Tài chính và các
ngành có liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện Quy định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy
ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Kế hoạch&ĐT,
Tài nguyên &MT; Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND các
huyện, thành phố và các Chủ rừng có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành
sau 10 ngày, kể từ ngày ký. Các quy định trước đây của UBND tỉnh trái với bản
Quy định này không còn hiệu lực thi hành.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục Lâm nghiệp;
- TT. TU, HĐND, UBND tỉnh;
- TT. Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Các Ban HĐND tỉnh, MTTQ và các đoàn thể;
- Báo Lào Cai;
- Cục kiểm tra VBQPPL-Bộ Tư pháp;
- Như Điều 3;
- Lưu: VT, các CV.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Nguyễn Hữu Vạn
|
QUY ĐỊNH
MỘT
SỐ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO
CAI
(Ban hành kèm theo QĐ số: 52/2007/QĐ-UBND ngày 8/8/2007 của UBND tỉnh Lào
Cai)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục tiêu phát triển
kinh tế Lâm nghiệp
Nhằm khuyến khích các thành phần
kinh tế đầu tư sản xuất, cung ứng giống lâm nghiệp; phát triển vốn rừng, trồng
rừng nguyên liệu; xác định quyền lợi, nghĩa vụ của các chủ thể được Nhà nước
giao, khoán, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp để bảo vệ và phát triển rừng.
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh
và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Áp dụng cho
các chủ rừng tham gia sản xuất giống cây lâm nghiệp; trồng, chăm sóc, bảo vệ
phát triển rừng đảm bảo đúng quy hoạch và các chương trình, dự án phát triển kinh
tế lâm nghiệp được UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt.
2. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức
kinh tế, nhóm hộ gia đình, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trên địa bàn
tỉnh Lào Cai (sau đây gọi tắt là chủ rừng).
Chương 2.
CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ
MỤC 1. CHÍNH SÁCH VỀ ĐẦU TƯ
Điều 3. Chính sách đầu tư
phát triển rừng của Nhà nước
1. Trồng rừng phòng hộ được hỗ trợ
kinh phí theo mức quy định chung của Nhà nước.
2. Khoanh nuôi bảo vệ xúc tiến tái
sinh tự nhiên được hỗ trợ: 500.000 đồng/ha/5 năm; Khoanh nuôi bảo vệ xúc tiến
tái sinh tự nhiên có kết hợp trồng bổ sung: 1 triệu đồng/ha/6 năm.
3. Bảo vệ rừng phòng hộ được hỗ trợ
100.000 đồng/ha/năm, trong thời hạn 5 năm.
4. Trồng rừng sản xuất được hỗ
trợ bình quân 2,0 triệu đồng/ha, gồm: cây giống, chi phí quản lý, nghiệm thu và
một phần nhân công lao động …; suất đầu tư cụ thể theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật
và dự toán đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Được vay vốn ưu đãi theo
quy định.
5. Trồng rừng phòng hộ cảnh quan,
môi trường được hỗ trợ kinh phí trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, bằng nguồn vốn
chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng; suất đầu tư cụ thể hàng năm theo hồ sơ
thiết kế kỹ thuật và dự toán kinh phí được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
6. Trồng rừng biên giới được hỗ trợ
6 triệu đồng/ha/4 năm; suất đầu tư cụ thể hàng năm theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật
và dự toán kinh phí được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
7. Hỗ trợ kinh phí nâng cấp các
vườn ươm của Ban quản lý rừng phòng hộ; mức hỗ trợ cụ thể theo dự toán đầu tư
được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 4. Các chính sách ưu
đãi, khuyến khích phát triển rừng của địa phương:
1. Hỗ trợ 100% kinh phí nghiên cứu
và trồng khảo nghiệm các giống cây lâm nghiệp có năng suất, chất lượng cao theo
dự án được phê duyệt; hỗ trợ 100.000 đồng/ha/năm cho công tác bảo vệ rừng giống
được các cơ quan chuyên môn xác nhận.
2. Hỗ trợ một lần 20% kinh phí đầu
tư xây dựng mới vườn ươm, có quy mô sản xuất 20 vạn cây/năm, đúng quy hoạch,
cây giống, đảm bảo tiêu chuẩn vườn ươm và có dự án được cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
3. Hỗ trợ bình quân 100.000
đồng/ha/năm để bảo vệ rừng phòng hộ rất xung yếu, xung yếu đã hết thời hạn đầu
tư, nhưng chưa đủ điều kiện để hưởng lợi lâm sản, có nguy cơ xâm hại cao; rừng
gỗ quý hiếm, rừng biên giới, trong thời hạn 3 năm liên tục kể từ khi chính sách
này có hiệu lực.
4. Hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/ha
cho trồng rừng sản xuất ở các xã có nguy cơ sa mạc hóa, thuộc các huyện: Mường
Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai.
5. Các Chủ rừng được tham gia đào
tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ thuật sản xuất; xúc tiến thương mại, xây dựng
thương hiệu sản phẩm lâm nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
MỤC 2. CHÍNH SÁCH VỀ ĐẤT ĐAI,
THUẾ.
Điều 5. Các chủ rừng được
cấp có thẩm quyền tạo điều kiện thuận lợi trong việc hoàn thành các thủ tục về
giao, khoán và cho thuê rừng, thuê đất lâm nghiệp để sản xuất kinh doanh phát
triển kinh tế lâm nghiệp khi có dự án được duyệt. Hạn mức đất giao, cho thuê và
thời hạn theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 6. Về thuế sử dụng
đất, thuế tài nguyên
Các chủ rừng được giao, khoán, thuê
rừng và đất rừng để bảo vệ và phát triển rừng; được giao, cho thuê đất để sản
xuất kinh doanh giống cây lâm nghiệp được hưởng những chính sách ưu đãi nhất về
thuế sử dụng đất, thuế tài nguyên theo quy định hiện hành.
MỤC 3. CHÍNH SÁCH HƯỞNG LỢI
Điều 7. Đối với rừng phòng
hộ
1. Chính sách hưởng lợi lâm sản từ
rừng phòng hộ được thực hiện theo Điều 5, Điều 6, Điều 10, Điều 11 Quyết định
số 64/2006/QĐ-UBND ngày 20/7/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành quy
định mức hưởng lợi của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán
rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
2. Việc quản lý và khai thác hưởng
lợi gỗ và lâm sản ngoài gỗ thực hiện theo Điều 32, Quy chế quản lý rừng, ban
hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính
phủ và Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN ngày 07/7/2005 của Bộ Nông nghiệp &PTNT
về việc ban hành Quy chế về khai thác gỗ và lâm sản khác.
Điều 9. Đối với rừng sản
xuất
1. Quyền hưởng lợi thực hiện theo
Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ và các
Điều 8, Điều 9, Điều 12, Điều 13, Điều 14 của Quyết định số 64/2006/QĐ-UBND ngày
20/7/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành quy định mức hưởng lợi của
hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp trên
địa bàn tỉnh Lào Cai.
2. Trường hợp diện tích rừng trồng
phòng hộ được đầu tư bằng nguồn vốn 327,661 sau rà soát, quy hoạch lại 3 loại
rừng được chuyển sang rừng sản xuất; khi đến tuổi khai thác, chủ rừng được hưởng
100% giá trị sản phẩm sau khi nộp thuế và hoàn trả giá trị Nhà nước đã đầu tư
tính đến thời điểm bàn giao. Chủ rừng có trách nhiệm tự đầu tư trồng lại rừng
sau khi khai thác.
Chương 3.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Phân công trách
nhiệm
1. Sở Nông nghiệp &PTNT: Chủ
trì phối hợp với các ngành chức năng và UBND các huyện, thành phố lập quy
hoạch; xây dựng kế hoạch hàng năm và thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về
lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, chính
quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân
về vai trò, ý nghĩa của việc phát triển kinh tế lâm nghiệp.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài
chính phối hợp cùng các ngành, địa phương, đơn vị có liên quan bố trí kế hoạch
vốn đầu tư; hướng dẫn trình tự, thủ tục cấp phát vốn và quản lý nguồn kinh phí
đầu tư theo quy định.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Phối hợp với Sở Nông nghiệp&PTNT xây dựng kế hoạch quản lý sử dụng đất lâm
nghiệp hàng năm phù hợp với quy hoạch sử dụng đất chung của toàn tỉnh; tổ chức
giao đất, cho thuê đất theo thẩm quyền và kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử
dụng đất lâm nghiệp của các thành phần kinh tế được giao, khoán và cho thuê.
4. UBND các huyện, thành phố căn
cứ Đề án phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế lâm nghiệp, xây dựng kế hoạch và
tổ chức thực hiện có hiệu quả và chịu trách nhiệm về chỉ tiêu kế hoạch giao
hàng năm.
5. UBND các xã, phường, thị trấn
trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức
quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn theo các quy định, chính sách
hiện hành.
Điều 11. Các chủ rừng phải
thực hiện sản xuất, kinh doanh theo đúng mục đích sử dụng đất theo dự án,
phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chấp hành nghiêm chỉnh các quy
trình, quy phạm kỹ thuật; các trình tự, thủ tục đầu tư; phòng cháy, chữa cháy
rừng.
Chương 4.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Tổ chức kinh tế -
xã hội và các chủ rừng thực hiện tốt quy định về chính sách khuyến khích phát triển
kinh tế lâm nghiệp tỉnh Lào Cai được khen thưởng; tổ chức, chủ rừng nào vi phạm
tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Trong quá trình tổ
chức thực hiện, các sở ban ngành, các đơn vị có liên quan, UBND các huyện thành
phố có trách nhiệm báo cáo tình hình và kết quả thực hiện theo định kỳ quy
định; nếu có khó khăn vướng mắc báo cáo UBND tỉnh xem xét giải quyết.