ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 52/2004/QĐ.UB
|
Thị xã Cao Lãnh,
ngày 27 tháng 05 năm 2004
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY
ĐỊNH PHÍ THƯ VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân do Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố ngày
10/12/2003;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày
03/06/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;
Căn cứ Thông tư số 71/2003/TT-BTC ngày
30/07/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí thuộc thẩm quyền quyết định của
Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị quyết số 64/2003/NQ.HĐND.K6 ngày
10/12/2003 của Hội đồng nhân dân Tỉnh khóa VI về việc cho chủ trương thu 04 phí
trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy
định về phí Thư viện trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành
sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây về mức thu phí Thư viện trái
với quy định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân
Tỉnh, Giám đốc các Sở, Ban, Ngành Tỉnh, Cục trưởng Cục thuế, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các huyện, thị và Giám đốc Thư viện chịu trách nhiệm thi hành quy định
này./.
Nơi nhận:
- VP Chính phủ (I+II);
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản);
- TT/TU, TT/HĐND Tỉnh;
- CT, các P.CT/UBND Tỉnh;
- Như điều 3;
- Lưu VP+NCUB.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Trương Ngọc Hân
|
QUY ĐỊNH
VỀ MỨC THU, QUẢN LÝ
VÀ SỬ DỤNG PHÍ THƯ VIỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 52/2004/QĐ-UB ngày 27/05/2004 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Đồng Tháp)
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng:
Các Thư viện trong phạm vi tỉnh Đồng Tháp có khả
năng cung cấp vốn tài liệu Thư viện đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc phù hợp
với nội quy Thư viện.
Điều 2. Đối tượng thu phí:
Đối tượng nộp phí thẻ đọc tài liệu là các tổ chức
và cá nhân có nhu cầu đọc tài liệu thư viện để học tập, nghiên cứu, công tác và
giải trí.
Chương 2.
MỨC THU PHÍ VÀ CHỨNG TỪ THU PHÍ
Điều 3. Mức thu phí:
Mức thu đối với các đối tượng bạn đọc đến đọc tài
liệu thư viện, được quy định như sau:
* Đối với Thư viện KHTH Đồng Tháp.
- Thẻ mượn tài liệu về nhà (người lớn) thu 15.000
đ/1 thẻ/năm.
- Thẻ đọc tài liệu tại Thư viện (người lớn) thu
10.000 đ/1 thẻ/năm.
- Thẻ đọc tài liệu thiếu nhi (trẻ em từ 6 đến dưới
16 tuổi) thu 5.000 đ/1 thẻ/năm.
- Thẻ đọc Tài liệu phòng đọc đa phương tiện, tài
liệu quý hiếm: 30.000 đ/thẻ/năm.
* Đối với Thư viện Huyện, Thị xã:
- Thẻ mượn tài liệu về nhà (người lớn) thu 10.000
đ/1 thẻ/năm.
- Thẻ đọc tài liệu tại Thư viện (người lớn) thu 5.000
đ/1 thẻ/năm.
- Thẻ đọc tài liệu thiếu nhi (trẻ em từ 6 đến dưới
16 tuổi) thu 3.000 đ/1 thẻ/năm.
- Thẻ đọc tài liệu phòng đọc đa phương tiện, tài
liệu quý hiếm: 20.000 đ/thẻ/năm.
Điều 4. Chứng từ thu phí:
Đơn vị thu phí sử dụng biên lai thu phí (vé) do cơ
quan thuế in ấn, cấp phát và thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số
63/2002/TT-BTC ngày 24/07/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy
định pháp luật về phí, lệ phí.
Chương 3.
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TIỀN THU PHÍ
Điều 5. Việc Quản lý tiền phí:
- Việc quản lý và sử dụng tiền phí phải thực hiện
theo đúng quy định tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/07/2002 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí lệ phí.
- Đơn vị tổ chức thu phải mở tài khoản "tạm
giữ tiền phí" tại Kho bạc nhà nước nơi cơ quan thu đóng trụ sở để theo
dõi, quản lý tiền phí thu được. Định kỳ hàng tuần hoặc hàng tháng phải gửi số
tiền phí đã thu được vào tài khoản tạm giữ tiền phí và phải tổ chức hạch toán
riêng khoản thu này theo chế độ kế toán hiện hành của nhà nước.
Điều 6. Tỉ lệ nộp ngân sách và được trích để lại
chi:
- Phần tiền phí thu được nộp ngân sách nhà nước 10%;
- Để lại 90% cho đơn vị tổ chức thu để chi phí cho
các công việc sau:
+ Chi trả công cho lao động trực tiếp thu phí.
+ Chi trả công vệ sinh kho tài liệu.
+ Chi phí cho việc bảo quản, tu sửa, phục hồi lại
tài liệu, rách bìa, đứt chỉ (tiền công tu sửa, vật tư văn phòng phẩm)
+ Chi phí phục vụ trực tiếp cho việc thu phí như:
văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, điện thoại, điện, in thẻ đọc, bổ sung các
kinh phí phục vụ cho việc sưu tầm, thu thập, mua tài liệu quý hiếm.
Điều 7. Chế độ tài chính kế toán:
- Đơn vị thực hiện thu phải mở sổ sách, chứng từ kế
toán theo dõi số thu, chi và tiền thu phí, thực hiện báo cáo, thống kê theo quy
định hiện hành.
- Đơn vị thu phí phải gởi báo cáo quyết toán biên
lai thu đến cơ quan thuế và quyết toán số thực chi với cơ quan tài chính theo
quy định hiện hành và tự chịu trách nhiệm về số liệu của báo cáo quyết toán.
- Hàng năm, đơn vị thu phí phải lập dự toán thu,
chi số tiền phí để lại gởi cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực cấp trên, cơ quan
tài chính, cơ quan thuế cùng cấp, kho bạc nhà nước nơi đơn vị thu mở tài khoản
tạm giữ tiền phí để kiểm soát chi theo quy định hiện hành; hàng năm phải quyết
toán thu chi theo đúng quy định, số tiền phí chưa chi trong năm được phép
chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định.
- Niêm yết bảng giá tại nơi thu phí.
- Thực hiện chế độ công khai tài chính theo quy định
của pháp luật.
Chương 4.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin và Chủ
tịch UBND Huyện, Thị xã có trách nhiệm chỉ đạo đơn vị thu, tổ chức thu và sử
dụng tiền phí đúng quy định hiện hành.
Điều 9. Cơ quan Thuế có trách nhiệm cung cấp
biên lai thu (vé) cho cơ quan thu phí, kiểm tra giám sát cơ quan thu phí thực
hiện chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng biên lai thu phí theo đúng chế độ quy
định.
Điều 10. Sở Tài chính có trách nhiệm quản
lý, kiểm tra việc thu, nộp, sử dụng nguồn thu phí đúng quy định và trình UBND
tỉnh điều chỉnh cho phù hợp điều kiện thực tế tại địa phương.
Điều 11. Giám đốc Thư viện có trách nhiệm
đảm bảo tổ chức phục vụ tốt cho bạn đọc, thực hiện việc thu phí, nộp ngân sách,
quản lý và sử dụng nguồn trích để lại đúng theo quy định hiện hành.