Quyết định 5135/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án nâng cao năng lực quản lý chất lượng an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021–2025

Số hiệu 5135/QĐ-UBND
Ngày ban hành 01/12/2020
Ngày có hiệu lực 01/12/2020
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Nguyễn Đức Quyền
Lĩnh vực Thương mại,Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 5135/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 01 tháng 12 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH NÔNG LÂM THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12;

Căn cứ Nghị định số 15/208/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật An toàn thực phẩm;

Căn cứ Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới;

Căn cứ các Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT: Số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2018 quy định phương thức quản lý điều kiện đảm bản an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT; số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 quy định việc thẩm định, chứng nhận nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện ATTP thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT;

Căn cứ Quyết định số 18/2019/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 25/6/2019 về việc ban hành quy định phân công, phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

Chỉ thị số 18/CT-UBND ngày 11/6/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh trong tình hình mới;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 219/TTr-SNN&PTNT ngày 20/11/2020 (kèm theo hồ sơ có liên quan).

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án nâng cao năng lực quản lý chất lượng an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 – 2025, với các nội dung chính như sau:

I. Quan điểm

1. Đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm (ATTP) là yếu tố quyết định phát triển nông nghiệp bền vững, góp phần đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm nông lâm thủy sản tỉnh Thanh Hoá trong quá trình hội nhập và phát triển gắn với bảo vệ sức khỏe nhân dân và bảo vệ môi trường.

2. Nâng cao năng lực quản lý chất lượng nhằm đảm bảo ATTP là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn x hội để các cấp u đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị quản lý phải được tập trung l nh đạo, chỉ đạo, phối hợp thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác ATTP; đề cao ý thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản và của người dân.

3. Quản lý chất lượng sản phẩm nông lâm thủy sản phải thực hiện theo nguyên tắc kiểm soát theo chuỗi từ khâu đầu vào của quá trình sản xuất đến chế biến, phân phối, tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, kiểm soát chặt chẽ công đoạn có nguy cơ, nguy cơ cao trong toàn bộ quy trình sản xuất đến tiêu thụ nhằm phát hiện được mối nguy và truy xuất được nguyên nhân để có giải pháp ngăn chặn kịp thời, hữu hiệu.

4. Huy động tối đa mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế kết hợp với đẩy mạnh x hội hoá công tác nâng cao năng lực quản lý chất lượng ATTP nông lâm thủy sản; khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã , hộ gia đình và mọi thành phần kinh tế đầu tư đổi mới công nghệ, cơ sở hạ tầng, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất, chế biến sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn.

II. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về ATTP, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh; phấn đấu hàng năm tỉ lệ số cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đáp ứng các quy định về ATTP đều tăng; hình thành và phát huy hiệu quả các chuỗi giá trị nông sản thực phẩm an toàn, các vùng chuyên canh hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao để tạo ra nhiều sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn chủ động đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn tỉnh và hướng tới xuất khẩu.

2. Mục tiêu cụ thể

- Thực phẩm nông lâm thủy sản được sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng các quy định về ATTP.

- 100% số cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo ATTP được cấp Giấy chứng nhận; 90% trở lên số cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận thực hiện ký cam kết sản xuất, kinh doanh an toàn theo quy định.

- 100% các cơ quan quản lý từ cấp tỉnh đến cấp huyện có cán bộ chuyên trách thực hiện công tác quản lý chất lượng ATTP nông lâm thủy sản; 90% trở lên cơ quan quản lý cấp xã có cán bộ đầu mối, thực hiện công tác quản lý chất lượng ATTP nông lâm thủy sản.

- 100% cán bộ làm công tác quản lý chất lượng ATTP nông lâm thủy sản từ cấp tỉnh đến cấp xã và 90% trở lên người sản xuất trực tiếp và chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản nắm vững các quy định của pháp luật và có kiến thức về chất lượng ATTP nông lâm thủy sản.

- T lệ mẫu thực phẩm nông, lâm, thủy sản vi phạm quy định về ô nhiễm sinh học, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh, chất bảo quản, phụ gia được giám sát trên diện rộng mỗi năm giảm 10% so với năm trước.

III. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

[...]