ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 513/QĐ-UBND
|
Vĩnh
Long, ngày 19 tháng 3 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
MỘT TRIỆU HÉC-TA CHUYÊN CANH LÚA CHẤT LƯỢNG CAO VÀ PHÁT THẢI THẤP GẮN VỚI TĂNG
TRƯỞNG XANH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2030” TẠI TỈNH VĨNH LONG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số
1490/QĐ-TTg ngày 27/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án
“Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải
thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số
5648/QĐ-BNN-KH ngày 22/12/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc
thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta
chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng
đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 12/TTr- SNN&PTNT ngày
26/01/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Đề án “Phát triển bền vững một
triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng
xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” tại tỉnh Vĩnh Long.
Điều 2. Giao
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, kiểm tra, giám sát triển khai
Kế hoạch thực hiện Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa
chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu
Long đến năm 2030” tại tỉnh Vĩnh Long; Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh
và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả triển khai Kế hoạch.
Điều 3. Chánh
Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng
các sở, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan,
đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ
ngày ký ban hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp & PTNT;
- TT.TU, TT. HĐND tỉnh;
- CT, các PCT.UBND tỉnh;
- LĐVP. UBND tỉnh;
- Phòng KT-NV;
- Lưu: VT.4.01.05
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Liệt
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MỘT TRIỆU HÉC-TA CHUYÊN
CANH LÚA CHẤT LƯỢNG CAO VÀ PHÁT THẢI THẤP GẮN VỚI TĂNG TRƯỞNG XANH VÙNG ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2030” TẠI TỈNH VĨNH LONG
(Ban hành theo Quyết định số 513/QĐ-UBND ngày 19 tháng 3 năm 2024 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
Căn cứ Quyết định số
1490/QĐ-TTg, ngày 27/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án
“Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải
thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số
5648/QĐ-BNN-KH ngày 22/12/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc
thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta
chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng
đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”;
Căn cứ Quyết định số
1759/QĐ-TTg ngày 31/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch
tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số
1316/QĐ-UBND, ngày 02/6/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện
cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số
1121/QĐ-UBND ngày 09/6/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch
thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của tỉnh Vĩnh Long;
Căn cứ Quyết định số
183/QĐ-UBND ngày 22/01/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Chương
trình hành động phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến
đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;
Nhằm định hướng và đề ra giải
pháp thúc đẩy phát triển vùng sản xuất chuyên canh lúa chất lượng cao và phát
thải thấp gắn với tăng trưởng xanh theo hướng canh tác bền vững, nâng cao hiệu
quả sản xuất, tăng thu nhập và đời sống của người dân trồng lúa, bảo vệ môi trường,
thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, Ủy ban nhân dân
tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta
chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng
đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” tại tỉnh Vĩnh Long với các nội dung như
sau:
I. KHÁI QUÁT
TÌNH HÌNH
Mục tiêu của kế hoạch thực hiện
cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025 xác định đẩy mạnh
chuyển đổi sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả,
hướng đến phát triển bền vững. Phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sạch,
chất lượng và hiệu quả, giá trị gia tăng cao, ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện
đại và thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó, phát triển sản xuất lúa hàng
hóa chất lượng cao, thâm canh quy mô lớn có liên kết sản xuất - tiêu thụ. Trọng
tâm nhất, thực hiện đẩy mạnh các hoạt động tổ chức sản xuất, sơ chế, chế biến,
xúc tiến thương mại, phát triển thị trường; xây dựng chương trình hỗ trợ, phát
triển nhóm sản phẩm nông sản chủ lực và tiềm năng của tỉnh theo Quyết định số
527/QĐ-UBND ngày 06/3/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Danh mục sản
phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Vĩnh Long. Đồng thời, nhằm thực hiện thắng lợi
Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 01/12/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát
triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2030, Hội đồng nhân dân
tỉnh Vĩnh Long đã ban hành Nghị quyết số 45/2022/NQ-HĐND ngày 14/12/2022 ban
hành quy định chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,
nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Nghị quyết
đã quy định chính sách hỗ trợ về ứng dụng công nghệ cao lĩnh vực trồng trọt và
sử dụng phân hữu cơ đối với cơ sở có sản xuất các nông sản trồng trọt chủ lực
(cây lúa). Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 158/QĐ-UBND
ngày 24/01/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện
Nghị quyết số 03-NQ/TU về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn
2021-2030. Kế hoạch đã đưa ra chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2025: Diện tích đất
nông nghiệp sản xuất hữu cơ đạt 1,5% trong tổng diện tích đất sản xuất nông
nghiệp (khoảng 1.890 ha; trong đó, lúa 900 ha) và đến năm 2030: Diện tích đất
nông nghiệp sản xuất hữu cơ đạt 3% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp (khoảng
3.750 ha; trong đó, lúa 1.800 ha). Cho đến nay, diện tích gieo trồng lúa cả năm
2023 đạt 112.699 ha, chiếm 70,61% tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm trên địa
bàn tỉnh. Trong đó, diện tích lúa đạt tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ: 30 ha. Ước
tính năng suất đạt 59,74 tạ/ha, sản lượng thu hoạch đạt 673,2 nghìn tấn.
Thực hiện theo Quyết định số
1607/QĐ-UBND ngày 10/7/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc ban hành
Kế hoạch sản xuất cây trồng chủ lực và tiềm năng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh,
diện tích gieo trồng lúa ổn định 100.000 ha (năm 2025) và 90.000 ha (năm 2030)
tập trung tại các huyện Vũng Liêm, Tam Bình, Long Hồ, Bình Tân, Mang Thít và một
phần của huyện Trà Ôn và thị xã Bình Minh. Theo đó, định hướng chung cho phát
triển vùng chuyên canh lúa, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, nâng cao diện
tích sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, tiêu chuẩn hữu cơ để mở rộng thị trường xuất
khẩu. Các vùng sản xuất lúa có tiềm năng từng bước hình thành với quy mô tập
trung, có thể triển khai áp dụng những tiến bộ kỹ thuật cho năng suất, chất lượng
cao, phát triển theo chuỗi giá trị, canh tác bền vững, thích ứng với biến đổi
khí hậu.
Nhằm góp phần tham gia thực hiện
theo Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao
và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm
2030”, tỉnh Vĩnh Long đã đăng ký thực hiện với quy mô 20.000 ha trên địa bàn tỉnh.
Riêng năm 2024 đăng ký tham gia với diện tích canh tác lúa 3.203 ha tại các huyện:
Vũng Liêm, Long Hồ, Tam Bình và Bình Tân.
Mục tiêu của Đề án đã xác định
các chỉ tiêu cụ thể của vùng sản xuất lúa cần đạt được về quy mô diện tích,
canh tác bền vững, tổ chức sản xuất, bảo vệ môi trường và tăng trưởng xanh, thu
nhập người trồng lúa, giá trị gia tăng, xây dựng thương hiệu và xuất khẩu. Vì vậy,
việc xây dựng kế hoạch xác định các nội dung, giải pháp thực hiện trên địa bàn
tỉnh để đáp ứng các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể của Đề án là rất cần thiết nhằm
góp phần xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa dựa trên lợi thế địa
phương, theo hướng hiện đại, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững, có sức
cạnh tranh cao; góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, ổn định kinh tế
xã hội, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi
khí hậu.
II. MỤC
ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tổ chức triển khai có hiệu quả Quyết
định số 1490/QĐ-TTg, ngày 27/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc- ta chuyên canh lúa chất lượng cao và
phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm
2030” và các văn bản có liên quan đến thực hiện thành công mục tiêu cơ cấu lại
ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long.
2. Yêu cầu
Xác định cụ thể nhiệm vụ trọng
tâm, giải pháp chủ yếu để các sở, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị có liên quan có kế hoạch triển khai đạt nhiệm
vụ thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh tỉnh Vĩnh Long.
Phát triển các vùng chuyên canh
lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh, dựa trên lợi thế
về đất đai, thời tiết và khí hậu của tỉnh Vĩnh Long theo Quyết định số
1121/QĐ-UBND ngày 09/6/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc ban hành
Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai
đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của tỉnh Vĩnh Long; Quyết định số 183/QĐ-UBND
ngày 22/01/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc ban hành Chương
trình hành động phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến
đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Triển khai hiệu quả công tác tổ
chức lại sản xuất, đảm bảo kết cấu hạ tầng, sản xuất bền vững, liên kết sản xuất,
xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường sản phẩm gạo chất lượng cao và
phát thải thấp cho các vùng chuyên canh lúa đảm bảo về tăng trưởng xanh theo Đề
án. Tăng cường ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học công nghệ, đảm bảo sản xuất
bền vững, giảm phát thải và thích ứng với biến đổi khí hậu; áp dụng các quy
trình xử lý rơm rạ, chuyển giao cho vùng sản xuất. Xây dựng các mô hình trình
diễn, tập huấn, chuyển giao cho các hộ nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác và các
tổ chức của nông dân đảm bảo thực hiện theo các nội dung của Đề án.
Huy động các nguồn lực xã hội đầu
tư phát triển sản xuất, hỗ trợ kỹ thuật; tổ chức triển khai hiệu quả các cơ chế,
chính sách hỗ trợ các đối tượng tham gia Đề án.
III. MỤC
TIÊU
1. Mục tiêu chung
Tổ chức thực hiện Đề án “Phát
triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp
gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Long đạt hiệu quả cao;
Hình thành các vùng chuyên canh
lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh đã đăng ký tham
gia Đề án với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy
trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, góp phần phát triển bền vững
ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập và đời sống của
người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát
thải khí nhà kính.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Mục tiêu đến năm 2025:
- Về quy mô: Diện tích canh tác
vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp đạt 3.203 ha.
- Về canh tác bền vững: Tại các
vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp, giảm lượng giống gieo sạ
còn từ 80 - 100 kg/ha, giảm 20% lượng phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật
có nguồn gốc hóa học, giảm 20% lượng nước tưới so với canh tác truyền thống,
100% diện tích áp dụng ít nhất một quy trình canh tác bền vững như “1 phải 5 giảm”,
tưới ngập khô xen kẽ, tiêu chuẩn sản xuất lúa bền vững (Sustainable Rice
Platform - SRP), các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt được chứng nhận và được
cấp mã số vùng trồng.
- Về tổ chức lại sản xuất:
+ 100% diện tích sản xuất vùng
chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp có liên kết giữa doanh nghiệp
với tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc các tổ chức của nông dân trong sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm.
+ Tỷ lệ cơ giới hóa đồng bộ đạt
trên 50% diện tích.
+ Trên 3.000 hộ áp dụng quy
trình canh tác bền vững.
- Về bảo vệ môi trường và tăng
trưởng xanh:
+ Tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch
dưới 10%.
+ 70% rơm tại các vùng chuyên
canh được thu gom khỏi đồng ruộng và được chế biến tái sử dụng.
+ Giảm trên 10% lượng phát thải
khí nhà kính so với canh tác lúa truyền thống.
- Về thu nhập người trồng lúa,
giá trị gia tăng: Giá trị gia tăng trong chuỗi lúa gạo tăng 30%, trong đó tỷ suất
lợi nhuận của người trồng lúa đạt trên 40%;
- Xây dựng thương hiệu và xuất
khẩu: Lượng gạo xuất khẩu chất lượng cao và phát thải thấp chiếm trên 20% tổng
lượng gạo xuất khẩu của toàn vùng chuyên canh.
b) Mục tiêu đến năm 2030:
- Về quy mô: Diện tích canh tác
vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp đạt 20.000 ha.
- Về canh tác bền vững: Giảm lượng
lúa giống gieo sạ xuống dưới 70 kg/ha, giảm 30% lượng phân bón hóa học và thuốc
bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học, giảm 20% lượng nước tưới so với canh tác
truyền thống. 100% diện tích áp dụng ít nhất một quy trình canh tác bền vững
như 1 phải 5 giảm, SRP, tưới ngập khô xen kẽ và các tiêu chuẩn thực hành nông
nghiệp tốt được chứng nhận và được cấp mã số vùng trồng.
- Về tổ chức sản xuất:
+ 100% diện tích sản xuất vùng
chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp có liên kết giữa doanh nghiệp
với tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc các tổ chức của nông dân trong sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm.
+ Tỷ lệ cơ giới hóa đồng bộ đạt
trên 70% diện tích.
+ Trên 20.000 hộ áp dụng quy
trình canh tác bền vững.
- Về bảo vệ môi trường và tăng
trưởng xanh:
+ Tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch
dưới 8%.
+ 100% rơm được thu gom khỏi đồng
ruộng và được chế biến tái sử dụng.
+ Giảm trên 10% lượng phát thải
khí nhà kính so với canh tác lúa truyền thống.
- Về thu nhập người trồng lúa,
giá trị gia tăng: giá trị gia tăng trong chuỗi lúa gạo tăng 40%, trong đó tỷ suất
lợi nhuận người trồng lúa đạt trên 50%.
- Xây dựng thương hiệu và xuất
khẩu: Lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu chất lượng cao, phát thải thấp chiếm
trên 20% tổng lượng gạo xuất khẩu của toàn vùng chuyên canh.
IV. NỘI DUNG
KẾ HOẠCH
1. Địa điểm thực hiện: tại
các huyện Vũng Liêm, Long Hồ, Bình Tân, Tam Bình, Trà Ôn, Mang Thít và thị xã
Bình Minh.
2. Kế hoạch triển khai theo
02 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (2024-2025): Các
huyện Vũng Liêm, Long Hồ, Bình Tân, Tam Bình rà soát, chọn vùng tham gia thực
hiện Đề án theo tiêu chí tại Phụ lục 1, đồng thời xây dựng kế hoạch đăng ký,
triển khai thực hiện theo từng năm tại Phụ lục 2. Trong đó, tập trung hoàn thiện
các tiêu chí về quy hoạch và cơ sở hạ tầng; canh tác bền vững và tăng trưởng
xanh; tổ chức sản xuất; doanh nghiệp tham gia liên kết và chuẩn bị kế hoạch cho
giai đoạn 2026 - 2030. Tiếp cận, ứng dụng hệ thống Đo đạc-Báo cáo-Thẩm định
(MRV) làm cơ sở cấp tín chỉ các-bon cho các diện tích đã áp dụng quy trình canh
tác lúa phát thải thấp, hướng tới thị trường tín chỉ các-bon.
- Giai đoạn 2 (2026 - 2030):
Các huyện Vũng Liêm, Long Hồ, Bình Tân, Tam Bình, Trà Ôn, Mang Thít và thị xã
Bình Minh rà soát, chọn vùng tham gia thực hiện Đề án theo tiêu chí tại Phụ lục
1 đối với các vùng mở rộng, đảm bảo diện tích đăng ký thực hiện 20.000 ha trên
địa bàn tỉnh tại Phụ lục 3. Giai đoạn này sẽ tập trung vào các hoạt động chủ yếu
như đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho những vùng diện tích mới, tổ chức lại sản
xuất, xây dựng chuỗi giá trị, hoàn thiện ứng dụng hệ thống MRV, đồng thời duy
trì sản xuất bền vững ở những vùng đã đạt các mục tiêu của Đề án.
V. NHIỆM VỤ,
GIẢI PHÁP
1. Quy hoạch vùng sản xuất
Dựa trên các tiêu chí đăng ký
tham gia Đề án, rà soát, xác định vùng sản xuất lúa tập trung, được quy hoạch
là đất chuyên trồng lúa trong quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030.
2. Rà soát, áp dụng, hoàn
thiện các gói kỹ thuật đảm bảo tiêu chí phát triển bền vững
Áp dụng các gói kỹ thuật về
canh tác lúa đảm bảo sản xuất bền vững, giảm phát thải và thích ứng với biến đổi
khí hậu; chuyển giao các quy trình xử lý rơm rạ cho hộ nông dân, hợp tác xã.
Xây dựng các mô hình trình diễn, tập huấn cho các hộ nông dân, hợp tác xã, tổ hợp
tác và các tổ chức của nông dân.
Ứng dụng hệ thống Đo đạc-Báo
cáo-Thẩm định (MRV) làm cơ sở cấp tín chỉ các-bon cho các diện tích đã áp dụng
quy trình canh tác lúa phát thải thấp, hướng tới thị trường tín chỉ các-bon
trong và ngoài nước.
3. Tổ chức lại sản xuất và
đào tạo tập huấn nâng cao năng lực
- Các hộ trồng lúa, hợp tác xã,
doanh nghiệp tham gia Đề án đăng ký tham gia và cam kết thực hiện quy trình
canh tác lúa bền vững và phát thải thấp.
- Tổ chức các hộ trồng lúa
thành các hợp tác xã, tổ hợp tác hay các tổ chức của nông dân. Khuyến khích các
doanh nghiệp tham gia Đề án ký kết hợp đồng liên kết với các hợp tác xã, hộ sản
xuất để cung cấp đầu vào chất lượng, hỗ trợ kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm đầu ra
cho hộ trồng lúa.
- Kết nối vùng sản xuất chuyên
canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp với các trung tâm đổi mới sáng tạo,
trung tâm logistics gắn với vùng chuyên canh có sự tham gia của các hợp tác xã
và doanh nghiệp.
- Tập huấn, chuyển giao cho hộ
trồng lúa và hợp tác xã biện pháp canh tác bền vững, biện pháp xử lý rơm rạ,
các kiến thức bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, kiến thức quản
trị, kinh doanh, thị trường, chuyển đổi số.
- Tăng cường công tác khuyến
nông đào tạo, chuyển giao công nghệ cho phát triển sản xuất lúa phát thải thấp,
trong đó ưu tiên nâng cao năng lực cho tổ chức khuyến nông cộng đồng.
4. Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng
tại vùng chuyên canh
- Đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa
chữa, hoàn thiện các công trình thủy lợi kết hợp với các công trình giao thông
để chủ động tưới, tiêu, ứng phó tốt với thiên tai triều cường, ngập úng, hạn
hán, xâm nhập mặn và thuận lợi cho máy móc, thiết bị, phương tiện vận hành, di
chuyển.
- Rà soát mạng lưới kho, sấy,
chế biến trong vùng chuyên canh lúa để tạo điều kiện về mặt bằng cho doanh nghiệp
liên kết sản xuất - tiêu thụ mở rộng cơ sở sấy, chế biến để nâng cao hiệu quả
và quy mô liên kết.
- Thu hút các doanh nghiệp lựa
chọn đặt các nhà máy sản xuất chế biến, trung tâm logistics phục vụ các vùng
chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp, bảo đảm cung cấp tốt các dịch
vụ kỹ thuật và bảo quản sau thu hoạch.
5. Áp dụng hiệu quả các cơ
chế, chính sách
- Rà soát, đề xuất điều chỉnh,
bổ sung và tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ các đối
tượng tham gia Đề án, các hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp vùng chuyên
canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp; các chính sách khác cho các hộ nông
dân trồng lúa.
- Triển khai các chính sách hỗ
trợ tín dụng khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ
thực hiện liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng
cao và phát thải thấp giữa hợp tác xã, tổ hợp tác với các doanh nghiệp.
- Thực hiện chi trả tín chỉ
các-bon dựa vào kết quả cho vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp.
- Xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu
và phát triển thị trường sản phẩm gạo chất lượng cao và phát thải thấp.
- Ưu tiên thực hiện các chính
sách hiện hành hỗ trợ hộ trồng lúa, hợp tác xã, doanh nghiệp trong vùng thực hiện
Đề án.
VI. NGUỒN VỐN
THỰC HIỆN
- Nguồn ngân sách nhà nước
trung ương và địa phương.
- Nguồn tín dụng, nguồn xã hội
hóa từ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Các nguồn vốn tài trợ không
hoàn lại, nguồn vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn hỗ trợ quốc
tế khác.
- Nguồn hợp pháp khác theo quy
định của pháp luật.
VII. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp các sở
ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã triển khai thực hiện Kế hoạch này;
theo dõi kết quả thực hiện kế hoạch, tổng hợp khó khăn vướng mắc và đề xuất giải
pháp thực hiện, báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp các sở,
ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã tham mưu, xây dựng cơ chế chính sách hỗ
trợ, ưu đãi cho phát triển vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp
của tỉnh;
- Phối hợp các sở, ngành, Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã vận động phát triển các Hợp tác xã nông nghiệp,
thành lập Liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp lúa chất lượng cao trên các địa bàn
tham gia đề án.
- Phối hợp với Sở Tài Nguyên và
Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đảm bảo về diện tích
canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp đã đăng ký tham
gia Đề án; tham gia xây dựng các tiêu chí, quy định về đo đạc, báo cáo, thẩm định
giảm phát thải khí nhà kính đối với vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát
thải thấp trên địa bàn tỉnh; thực hiện chi trả tín chỉ các-bon dựa vào kết quả
cho vùng sản xuất chuyên lúa chất lượng cao và phát thải thấp.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các sở,
ban, ngành tỉnh triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 11/2020/NQ-HĐND ngày
07/7/2020 của HĐND tỉnh ban hành Quy định chính sách hỗ trợ tín dụng khuyến
khích Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Long; Nghị quyết số 97/2018/NQ-HĐND ngày 01/02/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh
ban hành quy định chính sách đầu tư của tỉnh Vĩnh Long.
3. Sở Tài Nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã rà soát quy
hoạch và quản lý, thực hiện quy hoạch sử dụng đất trồng lúa tham gia Đề án.
- Phối hợp Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã thực hiện công tác đo đạc,
báo cáo, thẩm định giảm phát thải khí nhà kính; công tác chi trả tín chỉ
các-bon theo Đề án.
4. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, các ngành có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố
trí kinh phí theo khả năng cân đối và phân cấp ngân sách để thực hiện kế hoạch
theo quy định hiện hành.
5. Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam Chi nhánh tỉnh Vĩnh Long
Chỉ đạo các tổ chức tín dụng
trên địa bàn triển khai thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng phục vụ phát triển
nông nghiệp, nông thôn theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày
09/6/2015 và Nghị định số 118/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ và các
chương trình, chính sách tín dụng xanh có liên quan đến sản xuất nông nghiệp
theo quy định.
6. Hội Nông dân tỉnh
- Xây dựng kế hoạch, chương
trình hành động phối hợp với các sở ngành, UBND các huyện, thị xã, các cơ quan,
đơn vị có liên quan thực hiện hiệu quả Kế hoạch này.
- Tăng cường tuyên truyền cho hội
viên, nông dân, các tổ chức sản xuất thúc đẩy phát triển vùng sản xuất chuyên
canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh trên địa bàn
tỉnh; vận động hội viên, nông dân, các tổ chức sản xuất tăng cường áp dụng canh
tác bền vững và tăng trưởng xanh, thông qua các hội nghị, hội thảo để người dân
biết và hưởng ứng thực hiện.
7. Liên minh hợp tác xã tỉnh
- Phối hợp chặt chẽ với
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở ngành, Ủy ban nhân các huyện, thị
xã trong triển khai cơ chế, chính sách và thực hiện phát triển kinh tế tập thể;
kêu gọi các doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất theo chuỗi liên kết, thúc đẩy
liên kết giữa doanh nghiệp với tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc các tổ chức của nông
dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Tăng cường hỗ trợ hợp tác xã
tiếp cận nguồn vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã; có chính sách hỗ trợ
các hợp tác xã phát triển, đặc biệt trong khâu hỗ trợ liên doanh, hỗ trợ kết nối
doanh nghiệp tham gia liên kết với hợp tác xã về phát triển sản xuất, bao tiêu
sản phẩm, thị trường tiêu thụ.
8. Các sở, ngành tỉnh
Các sở, ngành liên quan căn cứ
chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan tổ
chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này.
9. Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã
- Chủ trì, phối hợp các sở,
ngành tỉnh xây dựng, triển khai kế hoạch thực hiện Đề án “Phát triển bền vững một
triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng
xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” tại tỉnh Vĩnh Long.
- Chủ trì, phối hợp Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu
tư, các sở, ngành tỉnh rà soát, xác định các vùng đạt tiêu chí, đăng ký và xây
dựng kế hoạch cụ thể thực hiện; bố trí kinh phí để triển khai thực hiện Kế hoạch.
- Chủ trì, phối hợp các sở,
ngành tỉnh đề xuất cơ chế, chính sách, thu hút doanh nghiệp đầu tư; hỗ trợ phát
triển hợp tác xã, đào tạo nhân lực quản lý hợp tác xã, nâng cao cơ sở hạ tầng để
tham gia chuỗi giá trị sản xuất lúa bền vững.
10. Chế độ báo cáo
- Định kỳ trước ngày 15 tháng
11 hàng năm, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, các cơ quan, đơn vị có liên
quan gửi báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch này về Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
- Thực hiện chế độ báo cáo hàng
năm, tổ chức sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn theo quy định.
- Yêu cầu sở, ngành, đơn vị
liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã khẩn trương phối hợp thực hiện đồng
bộ, có hiệu quả các nội dung Kế hoạch nêu trên. Trong quá trình thực hiện, nếu
có vướng mắc, khó khăn, các đơn vị báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
PHỤ LỤC 1
TIÊU CHÍ LỰA CHỌN VÙNG THAM GIA ĐỀ ÁN
(Kèm theo Quyết định số 513/QĐ-UBND ngày 19/03/2024 của UBND tỉnh)
1. Tiêu chí về quy hoạch và
cơ sở hạ tầng
- Được quy hoạch là đất chuyên
trồng lúa trong quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2030, phù hợp với quy hoạch
cấp tỉnh và Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng tham gia có diện tích
tối thiểu là 50 ha.
- Có hệ thống hạ tầng thủy lợi
được đầu tư cơ bản; hạ tầng điện, viễn thông và hậu cần đảm bảo hỗ trợ tốt cho
sản xuất, chế biến kinh doanh lúa gạo.
2. Tiêu chí canh tác bền vững
và tăng trưởng xanh
- Vùng được đề xuất hiện có
trên 20% diện tích canh tác lúa đã áp dụng một trong các quy trình canh tác bền
vững như 1 phải 5 giảm, tưới ngập khô xen kẽ tiêu chuẩn SRP hoặc các tiêu chuẩn
thực hành nông nghiệp tốt được chứng nhận.
- Trên 70% diện tích canh tác
lúa đã sử dụng giống lúa xác nhận hoặc tương đương.
- 100% hộ trong vùng cam kết thu
gom rơm khỏi đồng ruộng để chế biến tái sử dụng.
3. Tiêu chí về tổ chức sản
xuất
- Diện tích đã liên kết đạt
trên 30% tổng diện tích, trong đó có 50% số hộ trong vùng tham gia liên kết
thông qua các hợp tác xã, tổ hợp tác và liên kết với doanh nghiệp.
- Trên 40% hộ trong vùng đã được
tập huấn quy trình canh tác bền vững như 1 phải 5 giảm, tưới ngập khô xen kẽ,
tiêu chuẩn sản xuất lúa bền vững hoặc các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt
được chứng nhận.
- Có tổ chức khuyến nông tham
gia hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân.
4. Tiêu chí doanh nghiệp
tham gia liên kết
- Doanh nghiệp tham gia Đề án
phải có liên kết với hợp tác xã hoặc tổ chức nông dân ít nhất về bao tiêu sản
phẩm.
- Doanh nghiệp cam kết tham gia
Đề án và có năng lực để tổ chức, giám sát quá trình sản xuất lúa gạo ở vùng
liên kết.
PHỤ LỤC 2
DIỆN TÍCH THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NĂM 2024-2025
(Kèm theo Quyết định số 513/QĐ-UBND ngày 19/03/2024 của UBND tỉnh)
TT
|
Huyện
|
Diện tích thực hiện (ha)
|
Ghi chú
|
Năm 2024
|
Năm 2025
|
|
I. Huyện Vũng Liêm
|
|
III
|
Huyện Vũng Liêm
|
0
|
0
|
|
1
|
Xã Tân An Luông
|
700
|
700
|
|
2
|
Xã Trung Ngãi
|
350
|
350
|
|
3
|
Xã Hiếu Phụng
|
150
|
150
|
|
Tổng:
|
1.200
|
1.200
|
|
II. Huyện Long Hồ
|
|
1
|
Xã Long Phước
|
150
|
150
|
|
2
|
Xã Long An
|
100
|
100
|
|
3
|
Xã Phú Đức
|
130
|
130
|
|
4
|
Xã Thạnh Quới
|
100
|
100
|
|
Tổng:
|
480
|
480
|
|
III. Huyện Bình Tân
|
|
01
|
Xã Nguyễn Văn Thảnh
|
200
|
200
|
|
02
|
Xã Mỹ Thuận
|
300
|
300
|
|
Tổng:
|
500
|
500
|
|
IV. Huyện Tam Bình
|
|
1
|
Xã Mỹ Lộc
|
100
|
100
|
|
2
|
Xã Phú Lộc
|
100
|
100
|
|
3
|
Xã Tân Lộc
|
100
|
100
|
|
4
|
Xã Hòa Thạnh
|
100
|
100
|
|
5
|
Xã Hòa Hiệp
|
100
|
100
|
|
6
|
Xã Hòa Lộc
|
100
|
100
|
|
7
|
Xã Phú Thịnh
|
273
|
273
|
|
8
|
Xã Tân Phú
|
150
|
150
|
|
Tổng:
|
1.203
|
1.203
|
|
Tổng cộng:
|
3.203
|
3.203
|
|
PHỤ LỤC 3
DIỆN TÍCH THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NĂM 2026-2030
(Kèm theo Quyết định số 513/QĐ-UBND ngày 19/03/2024 của UBND tỉnh)
TT
|
Huyện
|
Diện tích thực hiện (ha)
|
Đăng ký diện tích (ha)
|
Ghi chú
|
Năm 2024
|
Năm 2025
|
Năm 2026-2030
|
|
I. Huyện Vũng Liêm
|
III
|
Huyện Vũng Liêm
|
0
|
0
|
0
|
|
1
|
Xã Tân An Luông
|
700
|
700
|
700
|
|
2
|
Xã Trung Ngãi
|
350
|
350
|
600
|
|
3
|
Xã Hiếu Phụng
|
150
|
150
|
720
|
|
4
|
Xã Trung Hiệp
|
|
|
600
|
|
5
|
Xã Trung Hiếu
|
|
|
650
|
|
6
|
Xã Trung An
|
|
|
650
|
|
7
|
Xã Trung Chánh
|
|
|
250
|
|
8
|
Xã Hiếu Thuận
|
|
|
430
|
|
9
|
Xã Tân Quới Trung
|
|
|
250
|
|
10
|
Xã Trung Nghĩa
|
|
|
150
|
|
Tổng:
|
1.200
|
1.200
|
5.000
|
|
II. Huyện Long Hồ
|
1
|
Xã Long Phước
|
150
|
150
|
250
|
|
2
|
Xã Long An
|
100
|
100
|
650
|
|
3
|
Xã Phú Đức
|
130
|
130
|
550
|
|
4
|
Xã Thạnh Quới
|
100
|
100
|
750
|
|
5
|
Xã Phước Hậu
|
|
|
150
|
|
6
|
Xã Hòa Phú
|
|
|
150
|
|
7
|
Xã Lộc Hòa
|
|
|
200
|
|
8
|
Xã Phú Quới
|
|
|
200
|
|
Tổng:
|
480
|
480
|
2.900
|
|
III. Huyện Bình Tân
|
01
|
Xã Nguyễn Văn Thảnh
|
200
|
200
|
800
|
|
02
|
Xã Mỹ Thuận
|
300
|
300
|
578
|
|
Tổng:
|
500
|
500
|
1.378
|
|
IV. Huyện Tam Bình
|
1
|
Xã Mỹ Lộc
|
100
|
100
|
460
|
|
2
|
Xã Phú Lộc
|
100
|
100
|
580
|
|
3
|
Xã Tân Lộc
|
100
|
100
|
400
|
|
4
|
Xã Hòa Thạnh
|
100
|
100
|
500
|
|
5
|
Xã Hòa Hiệp
|
100
|
100
|
390
|
|
6
|
Xã Hòa Lộc
|
100
|
100
|
442
|
|
7
|
Xã Phú Thịnh
|
273
|
273
|
898
|
|
8
|
Xã Tân Phú
|
150
|
150
|
503
|
|
9
|
Xã Loan Mỹ
|
|
|
216
|
|
10
|
Xã Hậu Lộc
|
|
|
365
|
|
11
|
Xã Mỹ Thạnh Trung
|
|
|
365
|
|
12
|
Xã Song Phú
|
|
|
353
|
|
13
|
Xã Long Phú
|
|
|
550
|
|
Tổng:
|
1.203
|
1.203
|
6.022
|
|
V. Huyện Trà Ôn
|
01
|
Xã Xuân Hiệp
|
|
|
590
|
|
02
|
Xã Thiện Mỹ
|
|
|
410
|
|
Tổng:
|
-
|
-
|
1.000
|
|
VI. Huyện Mang Thít
|
1
|
Xã Tân Long
|
|
|
330
|
|
2
|
Xã Tân Long Hội
|
|
|
250
|
|
3
|
Xã Tân An Hội
|
|
|
320
|
|
4
|
Xã Hòa Tịnh
|
|
|
280
|
|
5
|
Xã Long Mỹ
|
|
|
150
|
|
6
|
Xã Mỹ Phước
|
|
|
120
|
|
7
|
Xã Mỹ An
|
|
|
200
|
|
8
|
Xã Nhơn Phú
|
|
|
310
|
|
9
|
Xã Bình Phước
|
|
|
500
|
|
10
|
Thị trấn Cái Nhum
|
|
|
340
|
|
Tổng:
|
-
|
-
|
2.800
|
|
VII.Thị xã Bình Minh
|
1
|
Xã Đông Bình
|
|
|
200
|
|
2
|
Xã Đông Thạnh
|
|
|
300
|
|
3
|
Xã Đông Thành
|
|
|
200
|
|
4
|
Xã Thuận An
|
|
|
200
|
|
Tổng:
|
-
|
-
|
900
|
|
Tổng cộng:
|
3.203
|
3.203
|
20.000
|
|