QUY CHẾ
PHỐI HỢP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ ĐẤT
ĐAI CỦA VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 51/2015/QĐ-UBND, ngày 07 tháng 10 năm 2015
của Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định trách nhiệm trong việc phối
hợp giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai của Văn phòng Đăng ký đất đai
thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường với các cơ quan có liên
quan.
2. Đối tượng áp dụng
a) Cơ quan quản lý nhà nước
về các lĩnh vực tài nguyên và môi trường, nhà ở, công trình xây dựng, nông nghiệp
và phát triển nông thôn; các cơ quan quản lý nhà nước khác có liên quan và Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố (sau đây gọi chung
là Ủy ban Nhân dân cấp huyện); Ủy ban Nhân dân các xã,
phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban Nhân
dân cấp xã);
b) Người sử dụng đất, chủ sở
hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và các tổ chức, cá nhân khác có liên
quan.
Điều 2. Nguyên tắc phối hợp
1. Việc phối hợp để giải quyết
các thủ tục hành chính về đất đai của Văn phòng Đăng ký đất đai được thực hiện
dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật; đồng thời đảm bảo mọi hoạt động quản
lý nhà nước của các sở, ban ngành, cơ quan khác có liên quan và Ủy ban Nhân dân
cấp huyện, Ủy ban Nhân dân cấp xã được thống nhất, đúng
chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Thời gian tham gia phối hợp giải quyết các thủ
tục hành chính về đất đai của Văn phòng Đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và
Môi trường với các cơ quan có liên quan thực hiện theo quy định của pháp luật
và theo bộ thủ tục hành chính về đất đai bảo đảm đơn giản, nhanh gọn, thuận tiện,
công khai, minh bạch.
Điều 3. Nội dung phối hợp
1. Đăng ký, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu (sau đây gọi chung là Giấy chứng
nhận).
2. Đăng ký biến động đất
đai, tài sản gắn liền với đất.
3. Cấp giấy chứng nhận
khi người sử dụng đất thực hiện các quyền; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận.
4. Cung cấp thông tin địa chính.
5. Các nội dung công việc khác có liên quan theo
quy định của pháp luật.
Chương II
TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP CỦA
CÁC NGÀNH, CÁC CẤP
Điều 4.
Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Chủ trì, phối hợp cùng
các sở, ngành và Ủy ban Nhân dân cấp huyện trong việc tổ chức thực hiện việc đăng ký, cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn tỉnh.
2. Kiểm
tra hồ sơ cấp Giấy chứng nhận của các tổ chức thuộc thẩm quyền của Sở và trình Ủy ban Nhân dân tỉnh
cấp Giấy chứng nhận.
3. Ký
Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng
đất ở tại Việt Nam khi thực hiện cấp đổi, cấp lại hoặc thực
hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất
mà phải cấp mới Giấy chứng nhận khi được ủy quyền của Ủy
ban Nhân dân tỉnh.
4. Tổ
chức thanh tra, kiểm tra việc cấp Giấy
chứng nhận, đăng ký biến động tại địa bàn cấp huyện, thành phố và
cấp xã để kịp thời giải quyết các tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
5. Tổ chức
tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho Văn phòng Đăng ký đất đai, Phòng
Tài nguyên và Môi trường các huyện, thành phố.
Điều 5. Trách nhiệm của Văn
phòng Đăng ký đất đai
1. Đối với thủ tục hành chính
mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản là tổ chức, cơ sở
tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức
nước ngoài, cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, cấp đổi, cấp
lại, thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài
sản gắn liền với đất mà phải cấp Giấy chứng nhận thì Văn
phòng Đăng đất đai có trách nhiệm:
a) Kiểm
tra, thẩm định hồ sơ, xác định điều kiện cấp Giấy chứng
nhận của tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện
dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài đối với trường hợp đủ điều kiện theo quy định của
pháp luật;
b) Gửi
phiếu lấy ý kiến (theo Mẫu số 07/ĐK ban hành kèm theo
Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT, ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
quy định về hồ sơ địa chính (sau đây gọi chung là Thông tư số
24/2014/TT-BTNMT)) đến các sở, ban, ngành
trong trường hợp cần thiết để sở, ngành chức năng
cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, đồng thời làm căn cứ để xác định điều kiện cấp Giấy chứng nhận;
Trường hợp không đủ điều kiện hoặc chưa đủ điều
kiện cấp Giấy chứng nhận kể từ khi nhận được ý kiến phản hồi của các
sở, ban ngành Văn phòng Đăng ký đất đai phải
thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho người
sử dụng đất chủ sở hữu tài sản được biết hoặc yêu cầu hoàn thiện các
thủ tục cần thiết theo yêu cầu để được cấp Giấy chứng nhận.
c) Cung cấp
thông tin địa chính đầy đủ, kịp thời cho cơ quan thuế đối
với các trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính;
d) Hoàn tất
thủ tục hồ sơ để Sở Tài nguyên và Môi trường
trình Ủy ban Nhân dân tỉnh ký Giấy chứng nhận hoặc trình Sở Tài nguyên và Môi
trường ký Giấy chứng nhận (nếu được UBND tỉnh ủy quyền);
đ) Trao Giấy chứng nhận cho
người được cấp.
2. Đối với hồ sơ của hộ gia đình, cá nhân bao gồm:
Hồ sơ cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận, hồ sơ thực hiện
các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất mà phải cấp
mới Giấy chứng nhận do Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai
chuyển đến có trách nhiệm:
a) Kiểm tra sự phù hợp giữa các giấy tờ có liên
quan trong hồ sơ; in Giấy chứng nhận; trình Sở Tài nguyên
và Môi trường ký Giấy chứng nhận;
b) Chuyển Giấy chứng nhận
đã ký cho Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai để trao Giấy
chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận.
3. Thực hiện việc xác nhận
thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp người sử
dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là tổ chức, cơ
sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức
nước ngoài, cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 1, Điều 17 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT,
ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi
chung là Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT).
4. Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ
địa chính theo quy định tại khoản 2, Điều 6 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT.
5. Cung cấp thông tin địa chính
cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu theo quy định của
pháp luật.
Điều 6. Trách nhiệm của
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai
1. Đối với thủ tục hành chính
mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản là hộ gia đình, cá
nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn
liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam khi thực hiện đăng
ký, cấp Giấy chứng nhận (lần đầu) thì Chi nhánh Văn phòng Đăng
đất đai có trách nhiệm:
a) Kiểm
tra, thẩm định hồ sơ, xác nhận điều
kiện cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
b) Gửi
phiếu lấy ý kiến (theo Mẫu số 07/ĐK ban hành kèm theo
Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT) đến các cơ quan, ban, ngành trong
trường hợp cần thiết để cơ quan, ngành chức năng cung cấp
thông tin đầy đủ, kịp thời, để làm căn cứ xác định điều kiện cấp Giấy chứng nhận;
Trường hợp không đủ điều kiện hoặc chưa đủ điều
kiện cấp Giấy chứng nhận kể từ khi nhận được ý kiến phản hồi của các
cơ quan, ban ngành, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai phải thông báo
bằng văn bản nêu rõ lý do cho người sử
dụng đất, chủ sở hữu tài sản được biết hoặc yêu cầu hoàn thiện các thủ
tục cần thiết theo yêu cầu để được cấp Giấy chứng nhận;
c) Cung cấp
thông tin địa chính đầy đủ, kịp thời cho cơ quan thuế
đối với các trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính;
d) In Giấy
chứng nhận, chuẩn bị hồ sơ để Phòng Tài
nguyên và Môi trường trình UBND huyện, thành phố ký Giấy
chứng nhận.
2. Đối với thủ
tục hành chính mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản là hộ
gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở ở nước ngoài được
sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam khi
thực hiện cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận; thực
hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất mà phải
cấp mới Giấy chứng nhận thì Chi nhánh Văn phòng Đăng
ký đất đai có trách nhiệm:
a) Kiểm
tra, thẩm định hồ sơ, xác nhận điều kiện cấp Giấy chứng
nhận đối với trường hợp đủ điều kiện theo quy định của pháp
luật;
b) Cung cấp thông tin địa chính đầy đủ, kịp thời cho
cơ quan thuế đối với các trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài
chính theo quy định;
Đối với hồ sơ của hộ gia
đình, cá nhân khi thực hiện quyền chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho,
góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền
với đất,... cho tổ chức kinh tế, doanh nghiệp và
ngược lại có liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thì
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện việc
chuyển thông tin địa chính đến cơ quan thuế;
c) Hoàn chỉnh
hồ sơ; cập nhật dữ liệu dạng số; xem xét, ký
duyệt thông qua hồ sơ; chuyển dữ liệu đã cập nhật theo quy định về
Văn phòng Đăng ký đất đai để in Giấy chứng nhận;
d) Trao Giấy
chứng nhận cho người được cấp.
3. Thực hiện việc xác nhận
thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp người sử
dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là hộ gia
đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu
nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam theo quy
định tại khoản 1, Điều 17 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT.
4. Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ
địa chính theo quy định tại khoản 2, Điều 6 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT.
5. Cung cấp thông tin địa chính
cho các cơ quan, cá nhân khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Trách nhiệm của Sở
Xây dựng
Khi nhận được phiếu lấy ý kiến của Văn phòng
Đăng ký đất đai gửi đến trong thời hạn không quá 05 (năm) ngày làm việc Sở Xây
dựng có trách nhiệm trả lời bằng văn bản tại phiếu lấy
ý kiến theo chức năng thẩm quyền của ngành quy định.
Điều 8.
Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Khi nhận được phiếu lấy ý kiến của Văn phòng
Đăng ký đất đai trong thời hạn không quá 05 (năm) ngày làm việc Sở
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có trách nhiệm trả lời bằng
văn bản tại phiếu lấy ý kiến theo chức năng thẩm quyền của ngành quy định.
Điều 9.
Trách nhiệm của cơ quan Thuế
1. Trong
thời hạn không quá 05 (năm) ngày làm việc (15 ngày làm
việc đối với trường hợp hồ sơ liên quan đến ưu đãi đầu
tư, miễn, giảm nghĩa vụ tài chính) kể từ ngày nhận được số liệu
địa chính do Văn phòng Đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai chuyển đến cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo việc thực hiện
nghĩa vụ tài chính cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất
theo quy định;
Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều
kiện hoặc chưa rõ ràng thì trả lại hồ sơ bằng văn bản nêu
rõ lý do để Văn phòng Đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất
đai bổ sung, hoàn chỉnh.
2. Hướng dẫn các hồ sơ liên quan đến ưu đãi đầu
tư, miễn, giảm nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, chủ sở hữu
tài sản gắn liền với đất theo quy định.
Điều
10. Trách nhiệm của Ủy ban Nhân dân cấp huyện
1. Chỉ
đạo các cơ quan trực thuộc thực hiện chức năng nhiệm vụ và
quyền hạn theo đúng quy định của pháp luật:
a) Phòng
Tài nguyên và Môi trường thực hiện việc kiểm tra hồ sơ trong
việc cấp Giấy chứng nhận (lần đầu) theo quy định;
b) Phòng
Quản lý Đô thị và Phòng Kinh tế Hạ tầng; Phòng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn có trách nhiệm trả lời bằng văn bản theo chức
năng thẩm quyền theo quy định tại phiếu lấy ý kiến trong thời
gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được phiếu
lấy ý kiến của Văn phòng Đăng ký đất đai, Chi
nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai.
2. Cấp Giấy
chứng nhận (lần đầu) cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền
với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
3. Chỉ đạo Ủy ban Nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ có liên quan theo quy định
của bộ thủ tục hành chính về đất đai và
phối hợp thực hiện các nhiệm vụ với cơ quan, ban ngành khi có yêu
cầu.
Điều 11. Trách nhiệm
của Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện
1. Kiểm tra hồ sơ và trình Ủy ban Nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận (lần
đầu) cho người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng
dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền
sử dụng đất ở tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 105
Luật Đất đai năm 2013.
2. Thực hiện kiểm tra và tham
gia thanh tra, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về công
tác cấp Giấy chứng nhận (lần đầu) theo quy định.
3. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp
vụ đối với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường cấp xã.
Điều
12. Trách nhiệm của UBND cấp xã
1. Thực hiện
việc tiếp nhận hồ sơ theo quy định của bộ thủ tục
hành chính về đất đai từ người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản
gắn liền với đất và Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất
đai chuyển đến.
2. Thẩm tra,
xác định vị trí, khu vực, thông tin thửa đất; lấy ý kiến khu dân cư;
tổ chức công khai lấy ý kiến đối với các hồ sơ thuộc dạng phải
thực hiện công khai theo quy định của pháp luật tại trụ sở Ủy ban
Nhân dân cấp xã, đồng thời xem xét, giải quyết các ý kiến phản
ánh về nội dung công khai.
3. Xác
nhận đối với các trường hợp cấp Giấy chứng nhận theo
quy định của pháp luật.
4. Luân
chuyển hồ sơ và trả kết quả theo quy định.
Chương
III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Tổ chức thực hiện
1. Thủ trưởng Cơ quan quản lý nhà nước về các
lĩnh vực tài nguyên và môi trường, nhà ở, công trình xây dựng, nông nghiệp và
phát triển nông thôn; các cơ quan quản lý nhà nước khác có liên quan; các cơ
quan quản lý nhà nước khác có liên quan và Ủy ban Nhân dân cấp
huyện; Ủy ban Nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp triển khai thực
hiện và hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cấp dưới thực hiện tốt Quy chế này.
2. Trong quá trình thực hiện
nếu có phát sinh vướng mắc các sở, ban, ngành và Ủy ban
Nhân dân cấp huyện; Ủy ban Nhân dân cấp xã, các tổ chức,
cá nhân có liên quan phản ánh kịp thời về Sở Tài nguyên
và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Ủy ban Nhân dân tỉnh xem xét sửa
đổi, bổ sung cho phù hợp.