BỘ
XÂY DỰNG
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
499/BXD-GĐ
|
Hà
Nội , ngày 18 tháng 9 năm 1996
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ BẢO HÀNH XÂY LẮP CÔNG TRÌNH
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
Căn cứ Nghị định số 15/CP
ngày 4/3/1994 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của
Bộ Xây dựng;
- Căn cứ Nghị định số 42/CP ngày 16 tháng 7 năm 1996 của Chính phủ ban hành
Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng;
- Theo đề nghị của Cục trưởng Cục giám định Nhà nước về chất lượng công
trình xây dựng;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy chế bảo hành xây
lắp công trình, thay thế cho Quy chế bảo hành công trình xây dựng ban hành kèm
theo Quyết định số 535/BXD-GĐ ngày 14/12/1994 của Bộ Xây dựng.
Điều 2.
Quyết định này được thực hiện thống nhất trong cả nước và
có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban
nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thi hành
Quyết định này.
QUY CHẾ
BẢO HÀNH XÂY LẮP CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 499 BXD-GĐ ngày 18/9/1996 của Bộ trưởng Bộ
xây dựng)
Chương 1:
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Mục đích việc bảo hành:
Việc bảo hành xây lắp công trình
nhằm bảo vệ lợi ích của chủ đầu tư đồng thời xác định trách nhiệm của doanh
nghiệp xây dựng về chất lượng công trình trước chủ đầu tư và pháp luật. Doanh
nghiệp xây dựng có nghĩa vụ thực hiện sửa chữa các hư hỏng do mình gây nên
trong thời hạn bảo hành.
Điều 2.
Phạm vi áp dụng:
Các công trình xây dựng đều phải
được các doanh nghiệp xây dựng thực hiện bảo hành xây lắp công trình trong thời
hạn quy định tại Quy chế này. Số tiền bảo hành và thời hạn bảo hành được ghi
trong hợp đồng giao nhận thầu xây lắp giữa chủ đầu tư và các doanh nghiệp xây dựng
nhận thầu xây lắp công trình (sau đây gọi chung là doanh nghiệp xây dựng):
1. Quy chế này quy định việc bảo
hành xây lắp các công trình có vốn đầu tư trong nước đã kết thúc xây dựng, bàn
giao công trình đưa vào khai thác, sử dụng đạt mục tiêu đã định.
2. Quy chế này không áp dụng đối
với việc bảo hành các sản phẩm khảo sát, thiết kế. Các doanh nghiệp khảo sát,
thiết kế xây dựng phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất
lượng sản phẩm, kết quả công tác do mình thực hiện.
3. Việc bảo hành đối với các loại
vật tư, thiết bị là sản phẩm hàng hoá công nghiệp được thực hiện theo quy định
của Bộ khoa học công nghệ và môi trường.
4. Việc bảo hành xây lắp các
công trình có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định riêng.
Điều 3.
Thời hạn bảo hành:
Thời hạn bảo hành xây lắp được
tính từ ngày doanh nghiệp xây dựng kết thúc hoạt động xây dựng, bàn giao công
trình cho chủ đầu tư (hoặc người sử dụng) cho đến khi hết thời hạn quy định
sau:
- Thời hạn 24 tháng đối với công
trình thuộc dự án nhóm A; - Thời hạn 18 tháng đối với công trình thuộc dự án
nhóm B; - Thời hạn 12 tháng đối với công trình thuộc dự án nhóm C.
Các Bộ quản lý xây dựng chuyên
ngành (giao thông, thuỷ lợi, hầm mỏ, đường dây tải điện và trạm biến thế, bưu
điện, nông lâm nghiệp) quy định cụ thể thời hạn bảo hành đối với từng loại công
trình chuyên ngành thuộc Bộ quản lý, nhưng không được thấp hơn thời hạn bảo
hành đã quy định trong Quy chế này.
Điều 4:
Mức tiền bảo hành:
Mức tiền bảo hành xây lắp công
trình được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) của giá trị thanh lý hợp đồng nhận thầu
xây lắp. Số tiền này được sử dụng để sửa chữa các hư hỏng của công trình trong
thời hạn bảo hành do lỗi của doanh nghiệp xây dựng.
Mức tiền bảo hành xây lắp công
trình được tính như sau:
- 0,5% giá trị thanh lý hợp đồng
xây lắp đối với công trình thuộc dự án nhóm A;
- 1,5% giá trị thanh lý hợp đồng
xây lắp dối với công trình thuộc dự án nhóm B;
- 3% giá trị thanh lý hợp đồng
xây lắp đối với công trình thuộc dự án nhóm C.
Khi công trình hoàn thành, chủ đầu
tư nghiệm thu đưa công trình vào khai thác, sử dụng thì doanh nghiệp xây dựng gửi
vào Ngân hàng nơi đã mở tài khoản giao dịch khi xây lắp công trình khoản tiền bảo
hành xây lắp theo mức quy định trên. Số tiền gửi này được tính lãi theo quy định
hiện hành của Ngân hàng. Trường hợp doanh nghiệp xây dựng có Ngân hàng bảo
lãnh, doanh nghiệp xây dựng chỉ nộp chủ đầu tư giấy bảo lãnh của Ngân hàng về khoản
tiền bảo hành xây lắp công trình theo mức quy định.
Chủ đầu tư được sử dụng số tiền
bảo hành này (bằng tiền gửi hoặc chứng từ bảo lãnh của Ngân hàng) trong suốt thời
hạn bảo hành cho mục đích bảo hành xây lắp công trình.
Điều 5:
Việc hoàn trả tiền bảo hành:
Đến thời điểm kết thúc thời hạn
bảo hành xây lắp công trình mà không xảy ra hư hỏng công trình do doanh nghiệp
xây dựng gây nên, chủ đầu tư phải xác nhận để Ngân hàng hoàn trả đúng hạn cho
doanh nghiệp xây dựng toàn bộ số tiền bảo hành công trình cộng với lãi suất
theo thời hạn gửi tại Ngân hàng, hoặc hoàn trả giấy bảo lãnh của Ngân hàng. Hết
thời hạn bảo hành xây lắp công trình mà chủ đầu tư chưa xác nhận để Ngân hàng
hoàn trả tiền bảo hành xây lắp cho doanh nghiệp xây dựng thì chủ đầu tư chịu phạt
về vi phạm hợp đồng giao nhận thầu xây lắp. Đồng thời phải trả lãi xuất theo
quy định của Ngân hàng của số tiền bảo hành chậm trả cho doanh nghiệp xây dựng.
Điều 6.
Loại trừ trách nhiệm bảo hành xây lắp công trình:
Doanh nghiệp xây dựng không phải
thực hiện trách nhiệm bảo hành xây lắp công trình khi các hư hỏng công trình
xây dựng trong thời hạn bảo hành không phải lỗi của doanh nghiệp gây nên.
Trường hợp trong thời hạn bảo
hành xây lắp công trình, mà bộ phận, hạng mục công trình, công trình do chủ đầu
tư vi phạm pháp luật về xây dựng bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các
biện pháp buộc tháo dỡ thì doanh nghiệp xây dựng không có trách nhiệm bảo hành
mặc dù trong đó có thể có sai sót về kỹ thuật xây dựng.
Điều 7.
Trường hợp phải chi vượt số tiền bảo hành:
Trường hợp sửa chữa các hư hỏng
công trình xây dựng trong thời hạn bảo hành do lỗi của doanh nghiệp xây dựng mà
vượt quá số tiền bảo hành xây lắp quy định tại Điều 4 của bản Quy chế này thì
chủ đầu tư có quyền đưa ra cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo
pháp luật.
Chương 2:
QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA TỔ
CHỨC GIAO, NHẬN THẦU XÂY LẮP VÀ TRÌNH TỰ THỰC HIỆN BẢO HÀNH
Điều 8:
Quyền, nghĩa vụ thực hiện bảo hành xây lắp công trình:
1- Quyền, nghĩa vụ của chủ đầu
tư:
a) Yêu cầu doanh nghiệp xây dựng
công trình thực hiện bảo hành xây lắp công trình như đã ghi trong hợp đồng giao
nhận thầu xây lắp.
b) Yêu cầu doanh nghiệp xây dựng
nhận thầu xây lắp công trình phải tuân thủ Điều lệ quản lý chất lượng công
trình do Bộ Xây dựng ban hành.
c) Tuân thủ các chỉ dẫn khi khai
thác, sử dụng công trình của các doanh nghiệp khảo sát, thiết kế và xây lắp
công trình.
d) Trường hợp có hư hỏng nặng bộ
phận công trình trong thời hạn bảo hành được phép thực hiện các biện pháp phù hợp
với khả năng của chủ đầu tư để hạn chế các hư hỏng công trình và thông báo ngay
cho doanh nghiệp khảo sát, thiết kế, xây lắp công trình biết trong thời hạn ngắn
nhất để cử nhân viên kỹ thuật đến xem xét, lập biên bản ghi nhận biện pháp giải
quyết.
e) Không được tự ý thuê một
doanh nghiệp khác sửa chữa hư hỏng công trình còn trong thời hạn bảo hành mà
doanh nghiệp xây dựng có trách nhiệm bảo hành. Trừ trường hợp doanh nghiệp xây
dựng có trách nhiệm bảo hành không thực hiện đúng cam kết về dự toán và tiến độ
sửa chữa các hư hỏng công trình do doanh nghiệp xây dựng gây ra, chủ đầu tư có
quyền sử dụng số tiền bảo hành để thuê một doanh nghiệp xây dựng khác sửa chữa
các hư hỏng của công trình, đồng thời thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp
xây dựng có trách nhiệm bảo hành công trình.
g) Trường hợp thay đổi chủ đầu
tư thì người mới thay thế hợp pháp được thừa kế công việc bảo hành của chủ đầu
tư trước.
2. Quyền, nghĩa vụ của doanh
nghiệp xây dựng:
a) Yêu cầu chủ đầu tư phải tuân
thủ Điều lệ quản lý chất lượng công trình do Bộ Xây dựng ban hành.
b) Được quyền từ chối sửa chữa
các hư hỏng công trình không phải do mình gây nên và khiếu nại lên Tổ chức giám
định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng để giải quyết.
c) Có nghĩa vụ sửa chữa các hư hỏng
công trình do mình gây nên trong thời hạn bảo hành.
d) Phối hợp với chủ đầu tư thực
hiện các biện pháp hạn chế các hư hỏng công trình khi sử dụng khai thác trong
thời hạn bảo hành.
Điều 9.
Thủ tục, trình tự thực hiện bảo hành xây lắp công trình:
1. Khi công trình hoàn thành đã
được chủ đầu tư nghiệm thu đưa vào sử dụng thì doanh nghiệp xây dựng phải nộp
cho chủ đầu tư giấy cam đoan bảo hành có xác nhận của Ngân hàng đã gửi số tiền
bảo hành theo quy định hoặc giấy chứng nhận bảo lãnh số tiền bảo hành xây lắp của
Ngân hàng. Trong thời hạn bảo hành nếu có xảy ra hư hỏng công trình do doanh
nghiệp xây dựng gây nên thì doanh nghiệp xây dựng phải tu bổ, sửa chữa theo thời
hạn do chủ đầu tư chỉ định. Mọi phí tổn do doanh nghiệp xây dựng phải chịu.
Nhưng nếu sự việc được xác định do chủ đầu tư gây ra thì chủ đầu tư chịu chi
phí sửa chữa đó.
2. Chủ đầu tư thông báo bằng văn
bản cho doanh nghiệp xây dựng và Ngân hàng nơi gửi số tiền bảo hành hoặc Ngân
hàng bảo lãnh khi phát hiện có hư hỏng công trình trong thời hạn bảo hành;
3. Doanh nghiệp xây dựng sau khi
nhận được văn bản của chủ đầu tư, phải cử nhân viên kỹ thuật đến ngay công
trình để cùng chủ đầu tư thoả thuận thực hiện việc khảo sát hiện trạng, xác định
nguyên nhân, trách nhiệm của doanh nghiệp xây dựng hoặc thoả thuận thuê cơ quan
tư vấn xác định nguyên nhân hư hỏng công trình.
4. Dự toán và tiến độ sửa chữa
hư hỏng của công trình được thống nhất giữa chủ đầu tư và doanh nghiệp xây dựng.
Chủ đầu tư làm thủ tục với Ngân hàng để sử dụng số tiền bảo hành chi trả việc sửa
chữa hư hỏng công trình cho doanh nghiệp xây dựng theo dự toán sửa chữa đã thống
nhất.
5. Sau khi sửa chữa xong các hư
hỏng công trình, chủ đầu tư và doanh nghiệp xây dựng phải nghiệm thu phần đã sửa
chữa.
6. Quá trình thực hiện bảo hành
xây lắp công trình phải được lập thành hồ sơ, bao gồm:
- Bản hợp đồng giao nhận thầu
xây lắp giữa chủ đầu tư và doanh nghiệp xây dựng nhận thầu xây lắp công trình
(bản sao).
- Bản xác nhận của Ngân hàng về
số tiền bảo hành xây lắp công trình của doanh nghiệp xây dựng đã nộp đủ, gửi
vào Ngân hàng, hoặc giấy bảo lãnh của Ngân hàng.
- Bản kết luận giám định chất lượng
về các hư hỏng công trình trong thời hạn bảo hành của tổ chức Giám định Nhà nước
về chất lượng công trình xây dựng (nếu có).
- Bản nghiệm thu phần đã sửa chữa
các hư hỏng công trình của chủ đầu tư với doanh nghiệp xây dựng.
Hồ sơ được lập thành 3 bộ và được
lưu trữ tại doanh nghiệp xây dựng, Chủ đầu tư, Ngân hàng nơi quản lý số tiền bảo
hành hoặc bảo lãnh.
Điều 10.
Xử lý tranh chấp:
Trường hợp tranh chấp về việc xác
định nguyên nhân hư hỏng công trình, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý là:
- Đối với công trình thuộc dự án
nhóm A do Bộ Xây dựng giải quyết;
- Đối với công trình thuộc dự án
nhóm B, C do Sở Xây dựng giải quyết.
Điều 11.
Trách nhiệm của doanh nghiệp xây dựng khi hết thời hạn bảo
hành công trình.
Trường hợp hết hạn bảo hành công
trình mới phát sinh sự cố do việc xây lắp có sai phạm lớn về kỹ thuật, làm giảm
sút nghiêm trọng chất lượng công trình hoặc gây hư hỏng nặng, sập đổ bộ phận
công trình thì doanh nghiệp xây dựng vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật
theo quy định tại điểm 2 điều 33 và điểm 2 Điều 57 của Điều lệ quản lý đầu tư
và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 42/CP ngày 16/7/1996 của Chính phủ.
Chương 3:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12.
Điều khoản thi hành:
1. Quy chế này thay thế Quy chế
bảo hành công trình ban hành kèm theo Quyết định số 535/BXD-GD ngày 14/12/1994
của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
2. Quy chế này có hiệu lực kể từ
ngày ban hành.