Quyết định 4907/QĐ-BGTVT năm 2014 phê duyệt đề án "Huy động vốn xã hội hóa để đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt" do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu 4907/QĐ-BGTVT
Ngày ban hành 24/12/2014
Ngày có hiệu lực 24/12/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Giao thông vận tải
Người ký Đinh La Thăng
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4907/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “HUY ĐỘNG VỐN XÃ HỘI HÓA ĐỂ ĐẦU TƯ KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT”

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Luật Đường sắt năm 2005;

Căn cứ Luật Đầu tư năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT và Nghị định số 24/2011/NĐ-CP ngày 05/4/2011 của Chính phủ về sửa đổi một số điều của Nghị định số 108/2009/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam và Trưởng ban Ban Quản lý đầu tư các dự án đối tác công - tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Huy động vốn xã hội hóa để đầu tư kết cấu hạ tầng lĩnh vực đường sắt” (sau đây gọi là Đề án) với các nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm và mục tiêu

1.1. Quan điểm và mục tiêu tổng quát

- Góp phần thực hiện thành công Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

- Huy động tối đa, có hiệu quả mọi nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng (KCHT) đường sắt, từng bước giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước. Đảm bảo tuân thủ đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải và nhu cầu thực tiễn đặt ra trong việc tái cơ cấu Ngành mà trọng tâm là tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu vận tải và tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước trong ngành Giao thông vận tải.

- Tái cơ cấu đầu tư lĩnh vực đường sắt, nâng cao tỷ lệ vốn xã hội hóa đầu tư KCHT đường sắt tương xứng với các lĩnh vực giao thông vận tải khác.

1.2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá thực trạng về huy động nguồn lực trong đầu tư, khai thác KCHT đường sắt.

- Đề xuất các giải pháp và cơ chế, chính sách để huy động mọi nguồn lực ngoài ngân sách đầu tư phát triển và kinh doanh KCHT đường sắt.

- Đề xuất danh mục các dự án, công trình để thực hiện xã hội hóa và lộ trình thực hiện.

2. Định hướng huy động vốn xã hội hóa để đầu tư KCHT đường sắt

Thực hiện xã hội hóa đầu tư KCHT đường sắt theo nguyên tắc: Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng các hạng mục KCHT đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; còn các hạng mục khác như: nhà ga, kho ga, ke ga, bãi hàng, các khu dịch vụ hỗ trợ khác sẽ thực hiện huy động xã hội hóa để đầu tư và kinh doanh, khai thác.

2.1. Đối với hệ thống KCHT đường sắt hiện có

a) Xã hội hóa kinh doanh, khai thác công trình đường sắt

- Đối với nhà ga: Khuyến khích, kêu gọi nhà đầu tư đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp mở rộng để cùng khai thác, kinh doanh.

- Đối với kho ga, bãi hàng, các khu dịch vụ: Khuyến khích, kêu gọi nhà đầu tư đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp. Nhà đầu tư có trách nhiệm bảo trì công trình và được quyền kinh doanh, khai thác trong thời gian nhất định.

- Thực hiện khai thác có hiệu quả quỹ đất dành cho đường sắt.

b) Nhượng quyền khai thác tuyến đường sắt

[...]