Quyết định 483/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch Phát triển vùng nguyên liệu bông vải tỉnh Sơn La đến năm 2020

Số hiệu 483/QĐ-UBND
Ngày ban hành 04/03/2015
Ngày có hiệu lực 04/03/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Sơn La
Người ký Bùi Đức Hải
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 483/QĐ-UBND

Sơn La, ngày 04 tháng 3 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU BÔNG VẢI TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 1959/QĐ-TTg ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La đến năm 2020;

Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BKH ngày 07 tháng 02 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01 tháng 7 năm 2008 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 41/TTr-SNN ngày 11 tháng 02 năm 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Dự án Quy hoạch Phát triển vùng nguyên liệu bông vải tỉnh Sơn La đến năm 2020 với các nội dung sau:

1. Quan điểm phát triển

Phát triển vùng nguyên liệu bông vải theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh của cây bông, đảm bảo hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái; Chú trọng xây dựng và mở rộng diện tích vùng chuyên canh bông có tưới; Xây dựng các trang trại trồng bông ở nơi có điều kiện tự nhiên phù hợp với phát triển cây bông vải; Gắn với chế biến sản phẩm bông, vải sợi và hình thành và phát triển các làng nghề may, gia công phục vụ may mặc xuất khẩu.

Phát triển quy mô vùng nguyên liệu bông vải trên địa bàn tỉnh Sơn La theo quy định Quyết định số 29/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình phát triển cây bông vải Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 nhằm đáp ứng, cung cấp nguyên liệu bông xơ sản xuất trong nước cho ngành dệt may.

Phát huy mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế cùng hỗ trợ của Nhà nước cho đầu tư phát triển cây bông vải, gắn kết lợi ích giữa gia công chế biến, tiêu thụ với lợi ích của người trồng bông.

Khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu bông vải theo một trong các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng sau đây: Liên kết giữa doanh nghiệp tiêu thụ - doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào với đại diện tổ chức của nông dân hoặc nông dân; Liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với nông dân; Liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với tổ chức đại diện của nông dân; Liên kết sản xuất giữa tổ chức đại diện của nông dân với nông dân”.

2. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu tổng quát

Phát triển vùng nguyên liệu bông vải gắn với phát triển công nghiệp chế biến Bông vải với quy mô hợp lý trên cơ sở sử dụng hiệu quả đất đai ở các vùng hoang hóa, khô cằn, đất trống đồi núi trọc và những nơi canh tác nông nghiệp đạt năng suất thấp, góp phần cải thiện đời sống của người dân ở các vùng khó khăn, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng, cải tạo đất và bảo vệ môi trường sinh thái.

Xúc tiến thương mại, tạo sản lượng và giá cả ổn định, nâng cao chất lượng, tính cạnh tranh, tạo lợi ích và động lực cho người sản xuất, kinh doanh. Góp phần giảm nhập siêu bông cho ngành dệt may Việt Nam, đạt được mục tiêu chung của Chương trình phát triển cây Bông vải của toàn quốc.

Khuyến khích các thành phần kinh tế vào việc phát triển vùng nguyên liệu bông vải.

Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn để từng bước xóa đói, giảm nghèo, ổn định dân cư, giữ vững trật tự an ninh chính trị trên địa bàn.

b) Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2020

Diện tích đạt 5.100 ha trong đó phát triển diện tích bông có tưới là 450 ha, tổng sản lượng đạt 7.365 tấn bông hạt.

Phát triển cơ sở chế biến bông, sợi, công nghiệp phụ trợ từ sản phẩm Bông vải. Tỷ trọng Bông hạt được sơ chế, chế biến công nghiệp so với tổng sản lượng trên địa bàn đạt trên 80%.

Hình thành 01 trại sản xuất giống bông. Tạo việc làm cho 10.000 lao động.

- Đến năm 2025

Diện tích đạt 15.886 ha trong đó phát triển diện tích Bông có tưới 880 ha; Sản lượng đạt 24.862 tấn.

[...]