Quyết định 48/2023/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước thải đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung và khu công nghiệp; quản lý, phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý bùn thải từ hầm cầu, bể phốt, bùn thải từ hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Số hiệu | 48/2023/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 08/12/2023 |
Ngày có hiệu lực | 25/12/2023 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hải Phòng |
Người ký | Nguyễn Văn Tùng |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị,Tài nguyên - Môi trường |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 48/2023/QĐ-UBND |
Hải Phòng, ngày 08 tháng 12 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;
Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
Căn cứ Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định trình tự thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;
Căn cứ Nghị định số 98/2019/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;
Căn cứ Thông tư số 13/2018/TT-BXD ngày 27 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về hướng dẫn phương pháp định giá dịch vụ thoát nước;
Căn cứ Thông tư số 15/2021/TT-BXD ngày 15 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về hướng dẫn về công trình hạ tầng kỹ thuật thu gom, thoát nước thải đô thị, khu dân cư tập trung;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 182/TTr-SXD ngày 23 tháng 10 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước thải đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung và khu công nghiệp; quản lý, phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý bùn thải từ hầm cầu, bể phốt, bùn thải từ hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 12 năm 2023 và thay thế cho Quyết định số 47/2017/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành Quy định quản lý hoạt động thoát nước đô thị trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 48/2023/QĐ-UBND |
Hải Phòng, ngày 08 tháng 12 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;
Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
Căn cứ Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định trình tự thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;
Căn cứ Nghị định số 98/2019/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;
Căn cứ Thông tư số 13/2018/TT-BXD ngày 27 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về hướng dẫn phương pháp định giá dịch vụ thoát nước;
Căn cứ Thông tư số 15/2021/TT-BXD ngày 15 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về hướng dẫn về công trình hạ tầng kỹ thuật thu gom, thoát nước thải đô thị, khu dân cư tập trung;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 182/TTr-SXD ngày 23 tháng 10 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước thải đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung và khu công nghiệp; quản lý, phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý bùn thải từ hầm cầu, bể phốt, bùn thải từ hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 12 năm 2023 và thay thế cho Quyết định số 47/2017/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành Quy định quản lý hoạt động thoát nước đô thị trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
QUẢN
LÝ HOẠT ĐỘNG THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ, KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN TẬP
TRUNG VÀ KHU CÔNG NGHIỆP; QUẢN LÝ, PHÂN LOẠI, THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ BÙN
THẢI TỪ HẦM CẦU, BỂ PHỐT, BÙN THẢI TỪ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HẢI PHÒNG
(Kèm theo Quyết định số: 48/2023/QĐ-UBND ngày 08/12/2023 của Ủy ban nhân dân
thành phố)
1. Quy định này quy định về hoạt động thoát nước, xử lý nước thải tại các khu vực đô thị, các: khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu công nghiệp (sau đây gọi tắt là khu công nghiệp), khu du lịch, khu vui chơi giải trí, khu dân cư nông thôn tập trung; quản lý, phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý bùn thải từ hầm cầu, bể phốt, bùn thải từ hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
2. Quy định này không áp dụng đối với hệ thống sông, kênh, mương phục vụ cho giao thông thủy.
1. Quy định này áp dụng với các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình trong nước; Tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến hoạt động thoát nước, xử lý nước thải tại các khu vực đô thị, các: khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu công nghiệp (sau đây gọi tắt là khu công nghiệp), khu du lịch, khu vui chơi giải trí, khu dân cư nông thôn tập trung; quản lý, phân loại, thu gom, vận chuyển và xử Lý bùn thải từ hầm cầu, bể phốt, bùn thải từ hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
2. Quy định này không áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình trong nước; Tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan hệ thống sông, kênh, mương phục vụ cho giao thông thủy.
1. Xử lý nước thải phi tập trung là một trong các giải pháp xử lý nước thải cho các khu vực chưa được kết nối hoặc không có khả năng hoặc chưa thể kết nối với hệ thống thoát nước tập trung. Nước thải sau khi xử lý đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật theo quy định trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
a) Xử lý nước thải phi tập trung tại chỗ: thường được áp dụng đối với các hộ thoát nước riêng lẻ với tổng lượng nước thải dưới 50m3/ngày.đêm, thiết bị/trạm xử lý nước thải được đặt ngay tại khuôn viên của hộ thoát nước.
b) Xử lý nước thải phi tập trung theo cụm: thường được áp dụng đối với các hộ thoát nước ở gần nhau với tổng lượng nước thải từ 50m3/ngày.đêm đến 200 m3/ngày.đêm. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, trạm xử lý nước thải có thể được đặt tại khuôn viên của một hộ thoát nước hoặc ở một vị trí riêng biệt, thuận lợi để thu gom nước thải từ các hộ thoát nước.
c) Xử lý nước thải phi tập trung theo khu vực: thường được áp dụng trong một địa giới hành chính nhất định với tổng lượng nước thải từ 200m3/ngày.đêm đến 1000 m3/ngày.đêm, vị trí của trạm xử lý nước thải theo quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch thoát nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Nhà máy xử lý nước thải đô thị tập trung là nhà máy có nhiệm vụ xử lý nước thải của một lưu vực, một số lưu vực hay toàn bộ nước thải của đô thị đạt yêu cầu kỹ thuật và môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Quy mô công suất xử lý của nhà máy xử lý nước thải được xác định theo chỉ tiêu 0,2 ha/1000 m3/ngày.đêm và tối thiểu từ 5000 m3/ngày.đêm trở lên.
3. Trạm xử lý nước thải đô thị tập trung là trạm có nhiệm vụ xử lý nước thải của một lưu vực, một số lưu vực hay toàn bộ nước thải của đô thị đạt yêu cầu kỹ thuật và môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Quy mô công suất xử lý của nhà máy xử lý nước thải được xác định theo chỉ tiêu 0,2 ha/1000 m3/ngày.đêm và tối đa là 5000 m3/ngày.đêm.
4. Chủ sở hữu công trình là cá nhân, tổ chức có quyền sở hữu công trình theo quy định của pháp luật.
5. Người quản lý, sử dụng công trình là chủ sở hữu trong trường hợp chủ sở hữu trực tiếp quản lý, sử dụng công trình hoặc là người được chủ sở hữu công trình ủy quyền quản lý, sử dụng công trình trong trường hợp chủ sở hữu không trực tiếp quản lý, sử dụng công trình.
6. Quản lý vận hành hệ thống thoát nước là thực hiện các công việc quản lý, vận hành, bảo trì hệ thống thoát nước.
7. Bảo trì công trình là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác sử dụng. Nội dung bảo trì công trình xây dựng có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: Kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng, duy tu, nạo vét và sửa chữa công trình nhưng không bao gồm các hoạt động làm thay đổi công năng, quy mô công trình.
8. Quy trình bảo trì công trình là tài liệu quy định về trình tự, nội dung và chỉ dẫn thực hiện các công việc bảo trì công trình xây dựng.
9. Bùn thải là bùn hữu cơ hoặc vô cơ được nạo vét, thu gom từ các bể tự hoại, mạng lưới thu gom và chuyển tải, hồ điều hòa, kênh mương, cửa thu, giếng thu nước mưa, trạm bơm nước mưa, nước thải, cửa xả và nhà máy xử lý nước thải. Bùn thải bao gồm các loại sau:
a) Bùn thải thoát nước: là bùn thải phát sinh thường xuyên từ hoạt động khai thác, sử dụng, duy tu, bảo dưỡng, quản lý vận hành hệ thống thoát nước.
b) Bùn sau xử lý nước thải: là bùn thải phát sinh từ các trạm/nhà máy xử lý nước thải tập trung, từ hệ thống xử lý nước thải cục bộ của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ.
c) Bùn nạo vét: là bùn thải được nạo vét từ sông, kênh, rạch phát sinh không thường xuyên trong giai đoạn thực hiện các dự án cải thiện vệ sinh môi trường thành phố, các công trình hạ tầng kỹ thuật và giao thông đô thị.
10. Đơn vị dịch vụ thu gom, vận chuyển là các tổ chức được nhà nước cho phép thực hiện dịch vụ thu gom vận chuyển bùn thải từ nơi phát sinh đến địa điểm xử lý theo quy định.
11. Đơn vị dịch vụ xử lý là các tổ chức được nhà nước cho phép thực hiện dịch vụ xử lý bùn thải theo công nghệ và dự án đã được cơ quan có chức năng thẩm định và cho phép thực hiện.
12. Địa điểm xử lý tập trung theo quy định là các khu vực đã được nhà nước quy hoạch hoặc cho phép để xây dựng các nhà máy xử lý và tái chế bùn thải tập trung đảm bảo các quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
13. Khu dân cư nông thôn tập trung là điểm dân cư nông thôn theo quy định tại Luật Xây dựng và khu dân cư khác ngoài khu vực phát triển đô thị hình thành theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 4. Nguyên tắc quản lý, xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý nước thải
Nguyên tắc quản lý, xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý nước thải trên địa bàn thành phố Hải Phòng thực hiện theo Điều 3 Nghị định số 80/2014/NĐ-CP và Điều 4 Thông tư số 15/2021/TT-BXD.
Điều 5. Nguyên tắc quản lý và xử lý bùn thải từ hầm cầu, bể phốt, bùn thải từ hệ thống thoát nước
Nguyên tắc quản lý và xử lý bùn thải từ hầm cầu, bể phốt, bùn thải từ hệ thống thoát nước thực hiện theo Điều 16 Quyết định số 06/2023/QĐ-UBND ngày 09/2/2023 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng quy định về quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Điều 6. Thành phần, chức năng, phân loại và lựa chọn hệ thống thoát nước đô thị
1. Hệ thống thoát nước đô thị bao gồm: Hệ thống thoát nước thải và hệ thống thoát nước mưa.
2. Hệ thống thoát nước đô thị phải có đầy đủ các bộ phận hay công trình, thiết bị phù hợp sau đây:
a) Mạng lưới đường ống, cống hay kênh mương thu gom, dẫn và vận chuyển nước mưa.
b) Mạng lưới đường ống, cống hay kênh mương thu gom, dẫn và vận chuyển nước thải.
c) Giếng kiểm tra, giếng thăm, cửa thu nước lề đường, cửa tràn tách nước;
d) Trạm bơm nước thải, nước mưa; cống liên quan đến trạm bơm;
e) Hồ điều hoà và kênh mương;
g) Cửa xả nước mưa hoặc nước thải đã xử lý vào môi trường;
h) Nhà máy/trạm xử lý nước thải, phòng thí nghiệm;
i) Công trình xử lý bùn cặn;
k) Cánh phai ngăn triều, cánh phai trong ga, van cửa lật (van ngăn triều).
3. Hệ thống thoát nước đô thị phải đảm bảo các chức năng:
a) Thu gom nước mưa trên toàn diện tích đô thị, dẫn nước mưa khỏi phạm vi đô thị, khu dân cư để tránh ngập úng.
b) Thu gom nước thải từ nơi phát sinh, dẫn, chuyển tải nước thải đến các công trình xử lý, khử trùng, cửa xả, nguồn tiếp nhận.
c) Xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi xả nước thải ra nguồn tiếp nhận.
4. Phân loại hệ thống thoát nước đô thị
Hệ thống thoát nước được chia làm hệ thống thoát nước chung, hệ thống thoát nước riêng và hệ thống thoát nước nửa riêng theo quy định tại khoản 10, Điều 2 Nghị định số 80/2014/NĐ-CP.
5. Lựa chọn loại hệ thống thoát nước
Lựa chọn hệ thống thoát nước khu vực đô thị; khu công nghiệp; khu dân cư nông thôn tập trung trên địa bàn thành phố (chung, riêng, nửa riêng) phải căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường cụ thể của từng địa bàn, đảm bảo các quy định của pháp luật về quy hoạch, xây dựng và môi trường:
a) Đối với các khu vực quy hoạch xây dựng mới, khu công nghiệp bắt buộc đầu tư hệ thống thoát nước riêng.
b) Đối với các khu vực cũ đã được đầu tư hệ thống thoát nước chung nhưng chưa hoàn chỉnh, khi tiến hành nâng cấp thì ưu tiên lựa chọn hệ thống thoát nước nửa riêng.
c) Đối với các khu vực còn lại thì tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi địa phương tổ chức lựa chọn loại hệ thống thoát nước phù hợp.
1. Ủy ban nhân dân thành phố là chủ sở hữu các công trình thoát nước mưa và nước thải, công trình xử lý nước thải trên địa bàn thành phố theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 80/2014/NĐ-CP và theo Điều 4 Quyết định số 07/2022/QĐ-UBND ngày 22/02/2022 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về Quy định về bàn giao và tiếp nhận công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
2. Ủy ban nhân dân thành phố là chủ sở hữu và phân công cho Sở Xây dựng chịu trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức thực hiện quyền chủ, sở hữu đối với các công trình xử lý bùn thải từ hệ thống thoát nước, bao gồm:
a) Công trình xử lý bùn thải từ hệ thống thoát nước được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.
b) Công trình xử lý bùn thải từ hệ thống thoát nước nhận bàn giao lại, cho, tặng từ các tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư để kinh doanh khai thác công trình xử lý bùn thải từ hệ thống thoát nước đến khi bàn giao cho chủ sở hữu theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 8. Đấu nối hệ thống thoát nước
Việc đấu nối với hệ thống thoát nước chung của thành phố thực hiện theo Điều 30, 31 Nghị định số 80/2014/NĐ-CP, Điều 6 Thông tư số 15/2021/TT-BXD và quy định như sau:
1. Các hộ thoát nước nằm trong phạm vi có mạng lưới đường ống, cống thu gom nước mưa, nước thải hoặc tại những khu vực đã được đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống thoát nước là đối tượng bắt buộc phải đấu nối vào hệ thống thoát nước trừ những trường hợp được quy định về miễn trừ đấu nối. Các trường hợp được miễn trừ đấu nối thực hiện theo Khoản 2 Điều 35 Nghị định số 80/2014/NĐ-CP.
2. Trường hợp hệ thống thoát nước của khu đô thị, khu dân cư tập trung, làng nghề, cụm công nghiệp và khu công nghiệp đấu nối vào hệ thống thoát nước đô thị thì được coi như một hộ sử dụng dịch vụ thoát nước đô thị và phải tuân theo các quy định đấu nối của hệ thống thoát nước đô thị.
3. Các hộ thoát nước (trừ hộ thoát nước gia đình) chỉ được phép thực hiện đấu nối vào hệ thống thoát nước sau khi đã có văn bản thỏa thuận đấu nối vào hệ thống thoát nước với đơn vị thoát nước hoặc đơn vị đang quản lý trực tiếp hệ thống thoát nước. Sau khi được sự chấp thuận của Sở Xây dựng, đơn vị thoát nước có văn bản thỏa thuận đấu nối theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP, hộ thoát nước ký kết hợp đồng dịch vụ thoát nước với đơn vị thoát nước theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 80/2014/NĐ-CP và Phụ lục 2 của Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03/4/2015 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP.
4. Hộ thoát nước tự lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực, tự chịu chi phí để tổ chức thi công cải tạo và đấu nối hệ thống thoát nước trong chỉ giới đất được giao quản lý đến điểm đấu nối, hoàn trả nguyên trạng mặt bằng công cộng đã sử dụng, sau khi thi công (nếu có).
5. Các hộ thoát nước đều được cung cấp:
a) Trường hợp các hộ thoát nước nằm trong lưu vực có hiện trạng thoát nước là hệ thống thoát nước chung và hệ thống đảm bảo đủ năng lực đáp ứng nhu cầu thoát nước:
Một vị trí đấu nối chung cho cả nước thải và nước mưa của hộ thoát nước vào cống thoát nước chung của thành phố nếu lưu vực này chưa được định hướng quy hoạch hệ thống thoát nước là thoát nước riêng;
Một vị trí đấu nối cho cống thoát nước thải và một vị trí đấu nối cho cống thoát nước mưa của hộ thoát nước (02 vị trí) vào cống thoát nước chung của thành phố nếu lưu vực này được định hướng quy hoạch hệ thống thoát nước là thoát nước riêng.
b) Trường hợp các hộ thoát nước nằm trong lưu vực có hiện trạng thoát nước là hệ thống thoát nước riêng và hệ thống đảm bảo đủ năng lực đáp ứng nhu cầu thoát nước:
Một vị trí đấu nối cho cống thoát nước thải vào cống thoát nước thải và một vị trí đấu nối cho cống thoát nước mưa vào cống thoát nước mưa (02 vị trí).
Một vị trí đấu nối chung cho cả nước thải và nước mưa của hộ thoát nước vào cống thoát nước mưa của thành phố nếu nước thải của hộ thoát nước được xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường.
Điều 9. Quy định về điều kiện và quy chuẩn kỹ thuật về xả nước thải
Về điều kiện và quy chuẩn kỹ thuật về xả nước thải vào hệ thống thoát nước chung thực hiện theo Điều 4 Nghị định số 80/2014/NĐ-CP, Điều 39 và Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
QUY HOẠCH, ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, BẢO TRÌ VÀ BẢO VỆ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC
Điều 10. Quy hoạch về thoát nước
Thực hiện theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 98/2019/NĐ-CP ngày 27/12/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật và quy định như sau: Quy hoạch thoát nước là quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, việc lập quy hoạch về chuyên ngành thoát nước trên địa bàn thành phố phải phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch thoát nước vùng, thoát nước đô thị, quy hoạch cao độ nền trên địa bàn thành phố.
Điều 11. Đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước
Thực hiện theo quy định từ Điều 12 đến Điều 16 của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP và các quy định như sau:
1. Hồ sơ dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công trước khi thực hiện phải có văn bản thỏa thuận của đơn vị thoát nước về điểm đấu nối vào hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố. Trước khi có văn bản thỏa thuận, đơn vị thoát nước phải báo cáo và được sự thống nhất của Sở Xây dựng về các điểm đấu nối này.
2. Thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới ngoài việc đảm bảo tiêu thoát nước của dự án và không làm ảnh hưởng đến việc tiêu thoát nước hiện trạng của các khu vực lân cận xung quanh phạm vi thực hiện dự án. Trong trường hợp có dòng chảy hiện trạng qua khu vực thực hiện dự án thì chủ đầu tư của dự án có trách nhiệm duy trì dòng chảy hiện trạng này.
3. Trước khi thi công, chủ đầu tư phải hoàn thiện các thủ tục về đấu nối vào hệ thống thoát nước. Việc thi công điểm đấu nối phải do đơn vị thoát nước thực hiện hoặc do nhà thầu thực hiện dưới sự giám sát của đơn vị thoát nước và các đơn vị có liên quan. Việc thi công đấu nối phải bảo đảm đúng quy định và văn bản thoả thuận đấu nối thoát nước. Sau khi đấu nối xong phải có biên bản nghiệm thu thi công đấu nối.
4. Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng, trường hợp có một số tuyến cống ngầm thoát nước hiện trạng, công trình thoát nước hiện trạng nằm trong phạm vi thực hiện dự án thì cho phép chủ đầu tư dự án thực hiện:
a) Đối với cống thoát nước ngầm hiện trạng hoặc dòng chảy tự nhiên hiện trạng trong phạm vi thực hiện dự án: Giữ nguyên tuyến cống thoát nước hiện trạng hoặc dòng chảy tự nhiên hiện trạng để đảm bảo việc tiêu thoát nước ổn định, không bị gián đoạn; có biện pháp gia cường, bảo vệ cũng như hành lang bảo vệ tuyến cống thoát nước tuyến cống hiện trạng hoặc dòng chảy tự nhiên hiện trạng. Trường hợp thay thế tuyến cống hiện trạng hoặc dòng chảy tự nhiên hiện trạng thì hoàn trả bằng tuyến cống thoát nước khác (đường kính tuyến cống hoàn trả tối thiểu bằng hoặc lớn hơn đường kính cống hiện trạng).
b) Đối với công trình thoát nước hiện trạng (không phải là cống ngầm) trong phạm vi thực hiện dự án: căn cứ hồ sơ dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ sở hữu tài sản đối với công trình thoát nước hiện trạng lập phương án xử lý tài sản (xử lý theo hình thức thu hồi, thành lý phá dỡ hoặc hủy bỏ) trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản, chủ sở hữu tài sản phối hợp với chủ đầu tư thực, hiện theo phương án xử lý tài sản được phê duyệt.
5. Sau khi thi công xong hệ thống thoát nước của dự án trên địa bàn các quận, căn cứ theo mô hình hoạt động của dự án được chủ đầu tư đề xuất trong dự án đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ đầu tư có trách nhiệm tự tổ chức thực hiện quản lý, vận hành, khai thác hoặc có thể bàn giao lại hệ thống thoát nước của dự án cho Ủy ban nhân dân thành phố để Ủy ban nhân dân thành phố giao cho Sở Xây dựng hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì tổ chức quản lý.
Điều 12. Quản lý hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố
Thực hiện theo quy định từ Điều 17 đến Điều 26 của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP và các quy định như sau:
1. Đối với hệ thống thoát nước đang sử dụng: Đơn vị thoát nước có trách nhiệm:
a) Định kỳ kiểm tra độ kín, lắng cặn tại các điểm đấu nối, hố ga và tuyến cống để lập kế hoạch nạo vét, sửa chữa, bảo trì cống và công trình trên mạng lưới; Kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình, đề xuất các biện pháp thay thế, sửa chữa mạng lưới thoát nước và các công trình trên mạng lưới; Thực hiện quan trắc chất lượng nước trong hệ thống phù hợp với pháp luật về bảo vệ môi trường;
b) Thiết lập quy trình quản lý hệ thống thoát nước thải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật quản lý, vận hành theo quy định;
c) Đề xuất các phương án phát triển mạng lưới theo lưu vực.
2. Quản lý cao độ hệ thống thoát nước.
a) Đơn vị thoát nước có trách nhiệm xác định và lập quy trình quản lý cao độ mực nước các hồ điều hoà, kênh mương thoát nước nhằm bảo đảm tối đa khả năng tiêu thoát, điều hoà nước mưa, chống ngập úng, bảo vệ môi trường và tạo cảnh quan đô thị.
b) Đơn vị thoát nước có trách nhiệm quản lý cao độ các tuyến cống chính và cống thu gom nước thải, nước mưa.
c) Đơn vị thoát nước có trách nhiệm cung cấp cao độ của hệ thống thoát nước cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu hợp pháp.
d) Các cơ quan, đơn vị được giao quản lý các sông, hồ, kênh, mương, rãnh có liên quan đến việc thoát nước đô thị có trách nhiệm phối hợp với đơn vị thoát nước trong việc đảm bảo yêu cầu về cao độ nhằm thoát nước, chống ngập úng đô thị.
e) Việc điều tiết mực nước của các công trình thoát nước trên địa bàn các huyện nhằm mục đích phục vụ thủy lợi do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn;
g) Đơn vị thoát nước có trách nhiệm vận hành các công trình thoát nước qua đê (cống qua đê, đường ống, trạm bơm) phải tuân theo quy định luật pháp về đê điều và các quy định về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
h) Các tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến các hệ thống thoát nước thành phố theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền phải thống nhất với Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân huyện theo địa bàn quản lý tại Điều 7 của Quy định này trong công tác điều tiết mực nước của hệ thống thoát nước thành phố.
3. Quản lý hệ thống thoát nước mưa và tái sử dụng nước mưa
a) Các cơ quan được phân cấp theo Điều 7 của Quy định này chỉ đạo đơn vị thoát nước được giao vận hành, bảo trì, bảo vệ đối với các tuyến mương, cống, giếng trên địa bàn được giao quản lý.
b) Đơn vị thoát nước được giao vận hành, bảo trì, bảo vệ hệ thống thoát nước có trách nhiệm:
Kiểm soát các hành vi xả nước thải sinh hoạt và nước thải sinh ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh dịch vụ trực tiếp vào hệ thống thoát nước mưa. Kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền nếu có các vi phạm, hạn chế.
Kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng các công trình thuộc mạng lưới, đề xuất phương án bổ sung, thay thế, sửa chữa;
Xây dựng quy trình vận hành, bảo trì, bảo vệ hệ thống thoát nước mưa và tái sử dụng nước mưa.
4. Quản lý, khai thác hồ điều hòa
a) Sở Xây dựng chỉ đạo đơn vị thoát nước được giao vận hành, bảo trì, bảo vệ đối với các hồ điều hòa nằm trong các khu đô thị, công viên công cộng của thành phố. Ủy ban nhân dân các huyện có trách nhiệm tổ chức quản lý, vận hành, bảo trì, bảo vệ đối với các hồ điều hòa nằm trên địa bàn huyện.
b) Đơn vị thoát nước được giao vận hành, bảo trì, bảo vệ hồ điều hòa có trách nhiệm:
Kiểm soát các hành vi xả nước thải sinh hoạt và nước thải sinh ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh dịch vụ trực tiếp vào hồ điều hòa. Kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền nếu có các vi phạm, hạn chế.
Kiểm tra, giám sát việc khai thác, sử dụng hồ điều hoà của các hộ thoát nước tuân thủ theo các quy định để đảm bảo chức năng điều hoà nước mưa và môi trường; Duy trì mực nước ổn định của hồ điều hòa, đảm bảo tốt nhiệm vụ tiêu thoát nước khi có mưa và các yêu cầu khác;
Định kỳ vớt rác, rau bèo vật cản và vệ sinh bờ kè hồ;
Xây dựng quy trình vận hành, bảo trì, bảo vệ, sử dụng hồ điều hòa.
c) Các Sở, Ngành chịu trách nhiệm quản lý chuyên ngành theo quy định của pháp luật đối với các hoạt động liên quan đến hồ điều hòa và mương tiêu thoát nước mưa, phối hợp với đơn vị thoát nước trong việc bảo đảm yêu cầu về cao độ mực nước nhằm thoát nước chống ngập úng đô thị.
5. Bảo trì hệ thống thoát nước thành phố
Đơn vị thoát nước có trách nhiệm: thực hiện công tác vận hành thường xuyên, cải tạo, sửa chữa, nạo vét bùn hệ thống thoát nước theo các quy định hiện hành của nhà nước và theo hướng dẫn, kiểm tra của các cơ quan được phân cấp theo Điều 7 của Quy định này.
Điều 13. Phạm vi bảo vệ hệ thống thoát nước
Phạm vi bảo vệ các công trình thoát nước trên địa bàn thành phố được xác định bởi mốc giới bảo vệ. Việc lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, hồ sơ cắm mốc giới và tổ chức triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa được thực hiện theo Chương II Thông tư 10/2016/TT-BXD ngày 15/3/2016 của Bộ Xây dựng quy định về cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch xây dựng.
Điều 14. Chống phá hoại, lấn chiếm, xả rác, đất đá, phế thải vào hệ thống thoát nước
Đơn vị thoát nước được giao vận hành, bảo trì, bảo vệ các công trình thoát nước thuộc hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố có trách nhiệm bảo vệ, kiểm tra, phát hiện và phối hợp với các quận, huyện, chính quyền địa phương, Thanh tra xây dựng, các ngành, các cấp có liên quan, xử lý các hành vi phá hoại, lấn chiếm, xây dựng trái phép, xả rác, đất đá, phế thải vào hệ thống thoát nước.
Điều 15. Phân định, phân loại bùn thải
Việc phân định bùn thải từ hầm cầu, bể phốt, bùn từ hệ thống thoát nước được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 16 Quyết định số 06/2023/QĐ-UBND ngày 09/02/2023 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về Quy định quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Điều 16. Thu gom, vận chuyển bùn thải
1. Việc thu gom, vận chuyển, trung chuyển bùn thải phải bảo đảm không được làm rơi vãi, gây phát tán bụi, mùi hôi và nước rò rỉ ra môi trường theo đúng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định. Chỉ những tổ chức có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải đủ điều kiện theo quy định của pháp luật mới được phép thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển bùn thải từ nơi phát sinh về địa điểm xử lý tập trung. Nghiêm cấm các cá nhân, hộ kinh doanh cá thể và các tổ chức không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thực hiện việc thu gom, vận chuyển bùn thải.
2. Đối với khối lượng bùn thải, bùn nạo vét phát sinh không thường xuyên từ các dự án, công trình cải thiện vệ sinh môi trường thành phố, các công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật và giao thông đô thị đang hoặc sẽ khởi công thực hiện: chủ đầu tư phối hợp với nhà thầu thi công tổ chức thu gom, vận chuyển bùn thải về địa điểm xử lý tập trung theo quy định. Trường hợp chủ đầu tư hoặc nhà thầu không có năng lực thì có thể thuê các đơn vị dịch vụ thu gom vận chuyển nêu tại Khoản 1 Điều này để thực hiện dịch vụ.
3. Việc chuyển giao bùn thải giữa tổ chức, cá nhân làm phát sinh bùn thải cho đơn vị dịch vụ thu gom vận chuyển phải được thực hiện bằng hình thức hợp đồng dịch vụ theo đúng quy định pháp luật hiện hành về quản lý chất thải và các quy định pháp luật khác có liên quan.
4. Các đơn vị dịch vụ thu gom, vận chuyển phải đảm bảo trang bị đầy đủ các phương tiện vận chuyển cơ giới đường bộ/đường thủy chuyên dụng (xà lan, xe bồn kín chuyên dụng. Bồn xe hoặc thùng xe có van khóa, trên xe ghi dòng chữ “XE THU GOM VẬN CHUYỂN BÙN THẢI”, xe tải có thùng chứa kín đảm bảo không rò rỉ nước và bạt phủ kín hạn chế phát tán mùi khi lưu thông) được cấp phép lưu hành và chứng nhận kiểm định đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
5. Các phương tiện vận chuyển bùn thải, bùn đất phải tuân thủ đúng quy định hiện hành của thành phố về thời gian và tuyến đường được phép lưu thông. Đối với các công trình trọng điểm, cấp bách theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố, giao Công an thành phố xem xét đề xuất thời gian vận chuyển phù hợp để đẩy nhanh tiến độ công trình theo khoản 2 Điều 9 Quyết định số 18/2020/QĐ-UBND ngày 28/7/2020 về ban hành quy định tổ chức giao thông trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
1. Việc xử lý bùn thải ngoài xử lý theo quy định tại các điểm đ, e Khoản 5 Điều 64 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, chỉ được phép thực hiện tại địa điểm xử lý theo quy định của thành phố bao gồm:
a) Bãi thải, đổ và xử lý phân phối tại phường Tràng Cát, quận Hải An (Khu xử lý bùn Tràng Cát).
b) Phân khu chức năng xử lý, tái chế bùn thải đảm bảo các quy định của pháp luật và phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt.
c) Nghiêm cấm việc xử lý, tái chế bùn thải tại các địa điểm không phù hợp quy hoạch đã được nhà nước phê duyệt.
2. Trường hợp các dự án đầu tư xây dựng trạm/nhà máy xử lý nước thải tập trung của thành phố trong tương lai mà tại đó phát sinh bùn thải thường xuyên và ở khoảng cách xa so với địa điểm xử lý tập trung theo quy định, chủ đầu tư dự án đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét cho phép đầu tư hạng mục xử lý sơ bộ bùn thải (sân phơi bùn, máy ép bùn) ngay tại nhà máy với điều kiện phải đảm bảo về công nghệ và vệ sinh môi trường theo quy định.
3. Thành phố ưu tiên lựa chọn nhà đầu tư xử lý bùn thải theo công nghệ tái chế ra các sản phẩm thân thiện môi trường, tái sử dụng làm nguyên liệu sản xuất và không chôn lấp trực tiếp; đồng thời có xem xét đến tính cạnh tranh về đơn giá xử lý bùn thải và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm sau tái chế phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường.
4. Việc chuyển giao bùn thải từ tổ chức, cá nhân làm phát sinh bùn thải hoặc từ đơn vị dịch vụ thu gom, vận chuyển cho đơn vị dịch vụ xử lý phải được thực hiện bằng hình thức hợp đồng dịch vụ theo đúng quy định pháp luật hiện hành về quản lý chất thải và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 18. Chi phí dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý bùn thải
Tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh bùn thải phải trả chi phí cho dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý bùn thải cho đơn vị dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý theo các quy định sau:
1. Bùn thải phát sinh từ sinh hoạt, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cá nhân, tổ chức nào thì do cá nhân, tổ chức đó chi trả.
2. Bùn thải thoát nước, bùn sau xử lý nước thải từ hệ thống thoát nước và các trạm/nhà máy xử lý nước thải tập trung do nhà nước làm chủ sở hữu thì ngân sách nhà nước chi trả.
Điều 19. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị thoát nước
1. Đơn vị thoát nước có các quyền sau:
a) Ký hợp đồng dịch vụ với hộ thoát nước (trừ các hộ gia đình) và thực hiện mọi hoạt động theo hợp đồng dịch vụ đã ký kết;
b) Đề nghị với các cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật, các định mức kinh tế - kỹ thuật có liên quan đến hoạt động thoát nước và xử lý nước thải;
c) Đề xuất các quy hoạch; kế hoạch thực hiện quy hoạch; cải tạo, mở rộng và đầu tư phát triển hệ thống thoát nước, xử lý nước thải;
d) Từ chối nhận bàn giao công trình thoát nước và xử lý nước thải nếu chất lượng công trình không đảm bảo theo quy định hoặc xây dựng không đúng theo quy hoạch chung về thoát nước;
e) Báo cáo với chủ sở hữu, các cơ quan hữu quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm của tổ chức, cá nhân gây ảnh hưởng thiệt hại tới hoạt động thoát nước và xử lý nước thải; được bồi thường thiệt hại do các bên liên quan gây ra theo quy định của pháp luật.
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Đơn vị thoát nước có các nghĩa vụ sau:
a) Cung cấp, duy trì ổn định dịch vụ thoát nước, xử lý nước thải cho các hộ thoát nước đảm bảo về chất lượng và số lượng theo hợp đồng dịch vụ đã ký;
b) Quản lý tài sản, hồ sơ tài sản, thiết lập và lưu trữ cơ sở dữ liệu hệ thống thoát nước và xử lý nước thải được bàn giao đưa vào khai thác sử dụng; quản lý các hộ thoát nước đấu nối vào hệ thống trong phạm vi mình cung cấp dịch vụ thoát nước;
c) Kiểm tra, đánh giá tình trạng hoạt động của hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, đảm bảo việc thu gom, xử lý và xả nước vào môi trường theo quy định; sửa chữa kịp thời các sự cố, hư hỏng;
d) Tiếp nhận và giải quyết các kiến nghị, phản ánh có liên quan đến dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải, bảo đảm sự hài lòng cao nhất của hộ thoát nước;
e) Bảo vệ an toàn, đảm bảo vận hành tiết kiệm, hiệu quả trong công tác vận hành, bảo trì hệ thống thoát nước và xử lý nước thải theo quy định.
g) Chỉ định rõ vị trí đấu nối trong trường hợp giải quyết miễn trừ đấu nối hoặc cho phép hai hộ thoát nước hoặc nhiều hơn được đấu nối vào cùng một vị trí đấu nối.
h) Kiểm soát việc xây dựng đúng quy cách, chất lượng, kỹ thuật đường ống nối từ giếng-kiểm tra của hộ thoát nước ra tới hộp đấu nối.
i) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Trách nhiệm của Sở Xây dựng
1. Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: hướng dẫn, quản lý và kiểm tra hoạt động thoát nước trên địa bàn đô thị trên địa bàn thành phố; tổ chức quản lý, vận hành, bảo trì, bảo vệ hệ thống thoát nước tại đô thị trên địa bàn thành phố; quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý bùn thải từ hầm cầu, bể phốt, bùn thải từ hệ thống thoát nước.
2. Tổ chức lập, thẩm định nhiệm vụ, đồ án quy hoạch thoát nước vùng, thoát nước đô thị trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
3. Ký hợp đồng quản lý, vận hành, bảo trì, bảo vệ hệ thống thoát nước, các nội dung bổ sung, điều chỉnh của hợp đồng quản lý, vận hành, bảo trì, bảo vệ hệ thống thoát nước trên địa bàn được giao quản lý theo Khoản 1 Điều 7 của Quy định này.
4. Tổ chức lập kế hoạch đầu tư dài hạn, ngắn hạn, cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước thành phố.
5. Có trách nhiệm quản lý và sử dụng nguồn kinh phí đã được Ủy ban nhân dân thành phố giao để thực hiện việc đấu thầu, đặt hàng hoặc giao kế hoạch trong lĩnh vực thoát nước, thu gom, vận chuyển và xử lý bùn thải từ hầm cầu, bể phốt, bùn thải từ hệ thống thoát nước.
6. Đối với hệ thống thoát nước được đầu tư từ ngân sách nhà nước: Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng phương án giá dịch vụ thoát nước, Sở Tài chính tổ chức thẩm định trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định. Đối với nguồn vốn khác thực hiện theo Khoản 2 Điều 41 Nghị định số 80/2014/NĐ-CP.
7. Hướng dẫn thực hiện theo các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức chuyên ngành liên quan đến việc quản lý, vận hành, bảo trì hệ thống thoát nước thành phố, thu gom, vận chuyển và xử lý bùn thải từ hầm cầu, bể phốt, bùn thải từ hệ thống thoát nước.
8. Chỉ đạo các đơn vị thoát nước, xử lý bùn thải từ hầm cầu, bể phốt, bùn thải từ hệ thống thoát nước tổ chức thực hiện các công tác:
a) Tiếp nhận vận hành, bảo trì, bảo vệ các công trình thuộc hệ thống thoát nước thành phố; tiếp nhận, vận hành, bảo trì, bảo vệ công trình xử lý bùn thải từ hầm cầu, bể phốt, bùn thải từ hệ thống thoát nước.
b) Tổ chức lập, quản lý, lưu trữ hồ sơ liên quan đến hệ thống thoát nước thành phố, công trình xử lý bùn thải từ hầm cầu, bể phốt, bùn thải từ hệ thống thoát nước.
c) Tổ chức lập kế hoạch, số lượng, khối lượng, dự toán thu chi hàng năm về vận hành, bảo trì, cải tạo sửa chữa và bảo vệ hệ thống thoát nước thành phố, công trình xử lý bùn thải từ hầm cầu, bể phốt, bùn thải từ hệ thống thoát nước.
9. Quản lý chất lượng xây dựng công trình của các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố theo quy định.
10. Trong công tác quản lý, vận hành, bảo trì, cải tạo, sửa chữa công trình thoát nước do mình quản lý có tác động đến các công trình giao thông (như nền, mặt đường, vỉa hè...) thì phối hợp với Sở Giao thông vận tải yêu cầu các đơn vị có liên quan sửa chữa cải tạo các công trình thoát nước đồng thời hoàn trả hiện trạng nền mặt đường, vỉa hè và các công trình khác của kết cấu công trình giao thông.
11. Chỉ đạo lực lượng Thanh tra Sở xây dựng thực hiện:
a) Kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm đến hệ thống thoát nước của thành phố theo quy định của pháp luật;
b) Phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp, công an thành phố, thanh tra chuyên ngành về tài nguyên môi trường trong việc kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến hệ thống thoát nước thành phố.
Điều 21. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, các địa phương liên quan để quản lý nguồn xả thải, kiểm soát ô nhiễm, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt theo quy định; thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường theo quy định.
2. Lập, đề xuất các dự án nghiên cứu, các biện pháp duy trì, bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường của các dự án liên quan đến hệ thống thoát nước thành phố.
3. Thực hiện công tác kiểm soát ô nhiễm, kiểm tra, giám sát chất lượng vệ sinh môi trường trong hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý và tái chế bùn thải theo quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường.
4. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố các giải pháp quản lý bùn thải đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường và phù hợp với tình hình thực tế của thành phố.
5. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong việc phân định, phân loại, phương, án xử lý bùn thải, bùn đất đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường theo đúng nội dung của Quy định này và các quy định pháp luật hiện hành.
6. Chỉ đạo lực lượng thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường phối hợp với các ngành, các cấp kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
1. Phối hợp và hướng dẫn Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải và các cơ quan có liên quan trong việc vận hành cống ngăn triều phục vụ thủy lợi để đảm bảo yêu cầu về tiêu thoát nước của hệ thống thoát nước thành phố, chống úng ngập.
2. Phối hợp với Sở Tài nguyên và môi trường và các cơ quan liên quan giám sát chất lượng nước thải của các tổ chức, cá nhân xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi.
Điều 23. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư
1. Cân đối nguồn vốn và khả năng bố trí vốn thực hiện các dự án thoát nước và xử lý nước thải sử dụng vốn đầu tư công ngân sách thành phố.
2. Là đầu mối đăng ký với các Bộ, ngành Trung ương kêu gọi nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho đầu tư phát triển thoát nước và xử lý nước thải, công trình xử lý bùn thải.
3. Tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt danh mục các dự án đầu tư xây dựng công trình thoát nước và xử lý nước thải, công trình xử lý bùn thải khu vực đô thị, khu công nghiệp, làng nghề để kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
Điều 24. Trách nhiệm của Sở Tài chính
Chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng thẩm định Dự toán cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích lĩnh vực thoát nước, xử lý nước thải, xử lý bùn thải sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí thường xuyên, nguồn giá dịch vụ thoát nước trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt theo quy định tại Điều 41 Nghị định số 80/2014/NĐ-CP và Điều 28 Nghị định số 32/2019/NĐ - CP ngày 10/04/2019 của Chính phủ về quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
Điều 25. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông
Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tuyên truyền và tổ chức tuyên truyền để nâng cao ý thức các tổ chức, cá nhân trong hoạt động thoát nước trên địa bàn thành phố.
Điều 26. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
1. Phối hợp với Sở Xây dựng hoặc Ủy ban nhân dân huyện và các đơn vị liên quan trong công tác đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo và phát triển hệ thống thoát nước trên địa bàn theo Điều 7 của Quy định này.
2. Phối hợp với chủ đầu tư hệ thống thoát nước và các đơn vị liên quan để có phương án thi công, có phương án vận hành, bảo trì, bảo vệ hệ thống thoát nước dọc theo đường giao thông do mình quản lý.
3. Trong công tác quản lý, vận hành, bảo trì, cải tạo, sửa chữa công trình đường bộ do mình quản lý có tác động đến các công trình của hệ thống thoát nước (như giếng thu, thăm) Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm phối hợp với Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân quận, huyện yêu cầu các đơn vị có liên quan cải tạo, sửa chữa các công trình thoát nước như: xây cổ giếng thu, giếng thăm, sửa chữa các giếng hỏng, cống sập để đảm bảo tính đồng bộ với kết cấu công trình giao thông.
Điều 27. Trách nhiệm của các Sở, ngành có liên quan
Các Sở, ban, ngành có liên quan trong phạm vi, quyền hạn, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân huyện để thực hiện quản lý nhà nước đối với nước thải, bùn thải phát sinh từ lĩnh vực mình quản lý theo quy định.
Điều 28. Trách nhiệm của Công an thành phố
1. Công an thành phố xem xét đề xuất thời gian vận chuyển, tuyến đường lưu thông phù hợp cho các phương tiện vận chuyển bùn thải, bùn đất đối với các công trình trọng điểm, cấp bách theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố.
2. Phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về thoát nước theo Quy định này và các quy định pháp luật hiện hành.
Điều 29. Trách nhiệm của Ban quản lý Khu kinh tế
1. Tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý nước thải xử lý bùn thải trong các khu công nghiệp thuộc địa bàn quản lý để thực hiện đồng bộ với kế hoạch phát triển hệ thống thoát nước của Thành phố trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
2. Tổ chức thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, dự toán kinh phí đặt hàng, dự toán cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích về thoát nước, xử lý nước thải, vận chuyển và xử lý bùn thải thuộc phạm vi quản lý theo đúng quy định.
3. Xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư vào Khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao ưu tiên cho các loại công trình thoát nước và xử lý nước thải quan trọng, trình cấp có thẩm quyền quyết định để triển khai thực hiện.
4. Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Xây dựng có ý kiến thỏa thuận về giá dịch vụ thoát nước trong Khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao để các chủ đầu tư kinh doanh, phát triển hạ tầng Khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao làm cơ sở quyết định về giá dịch vụ thoát nước theo quy định.
5. Hướng dẫn các doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi Khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao tuân thủ các quy định về thoát nước và xử lý nước thải theo các nội dung tại Quy định này và quy định pháp luật hiện hành về quản lý thoát nước và xử lý nước thải.
6. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý hoạt động thoát nước, xử lý nước thải, xử lý bùn thải trên địa bàn quản lý. Phát hiện và đề xuất xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động thoát nước, xử lý nước thải, xử lý bùn thải của các cá nhân, tổ chức không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
7. Quản lý thống nhất các lĩnh vực đầu tư xây dựng và khai thác các công trình thoát nước và xử lý nước thải trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao. Tổ chức lưu trữ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công. Làm đầu mối tổ chức, hướng dẫn bàn giao cho các cơ quan có liên quan và đưa công trình vào khai thác sử dụng.
Điều 30. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân quận, huyện
1. Ủy ban nhân dân các huyện có trách nhiệm: tổ chức quản lý, vận hành, bảo trì, bảo vệ, khai thác hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn được giao quản lý: lựa chọn đơn vị thoát nước có đủ năng lực vận hành, bảo trì, bảo vệ hệ thống thoát nước trong phạm vi quản lý của mình.
2. Ủy ban nhân dân các quận phối hợp với Sở Xây dựng và đơn vị thoát nước quản lý, bảo vệ các công trình thoát nước đô thị trên địa bàn quận.
3. Phòng có chức năng quản lý xây dựng là cơ quan chuyên môn tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về thoát nước trên địa bàn đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng. Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về thoát nước trên địa bàn nông thôn:
a) Cung cấp thông tin về cao độ nền, cao độ thoát nước cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu để đảm bảo thoát nước;
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc kiểm tra, giám sát nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng xây dựng theo quy hoạch và thực hiện các quy định về quản lý thoát nước và xử lý nước thải;
c) Phối hợp với các cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về thoát nước và xử lý nước thải; báo cáo kịp thời cho Ủy ban nhân dân cấp huyện khi phát hiện các hành vi vi phạm về hoạt động thoát nước trên địa bàn để xử lý theo quy định.
4. Giám sát, quan trắc, định kỳ phân tích chất lượng nước thải sau xử lý, phối hợp cùng với Công an thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra Sở Xây dựng, Thanh tra chuyên ngành để kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật trong phạm vi tra, thẩm quyền và địa bàn quản lý.
5. Tổ chức quản lý việc sử dụng đất xây dựng công trình hệ thống thoát nước trên địa bàn quản lý.
Điều 31. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn
1. Tổ chức thực hiện các công tác quản lý trật tự, vệ sinh, môi trường liên quan đến các công trình thoát nước trên địa bàn theo thẩm quyền; tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến quy định này và vận động các tổ chức, cá nhân trên địa bàn nghiêm túc thực hiện.
2. Xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm trong phạm vi thẩm quyền và địa bàn quản lý.
3. Chỉ đạo các lực lượng thuộc Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra phát hiện và đình chỉ kịp thời các vi phạm, lập hồ sơ vi phạm chuyển đơn vị thoát nước và cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.
1. Giám đốc các Ban, Sở, ngành có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và Thủ trưởng các đơn vị thoát nước có trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện quy định này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh các vấn đề vướng mắc hoặc chưa phù hợp, các tổ chức, cá nhân gửi ý kiến tới Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.