BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
471/QĐ-BNN-QLCL
|
Hà Nội, ngày 06 tháng 02 năm
2015
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG
QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP
ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP
ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị
định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một
số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP
ngày 07/02/2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính
và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 149/2013/TT-BTC
ngày 29/10/2013 của Bộ Tài chính Quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí,
lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm; Căn cứ Văn bản số 11132/BTC-CST ngày
11/8/2014 của Bộ Tài chính về việc phí, lệ phí quản lý chất lượng vệ sinh an
toàn thực phẩm, thủy sản theo quy định tại Thông tư số 149/2013/TT-BTC;
Thông tư số 107/2012/TT-BTC ngày
28/06/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí, lệ
phí quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thủy sản;
Căn cứ Thông tư số
45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp
và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện
an toàn thực phẩm;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản
lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản và Chánh Văn phòng Bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 06 thủ tục hành
chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
17/01/2015.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các Tổng cục, Vụ,
Cục, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Thứ trưởng;
- Cục Kiểm soát TTHC (Bộ Tư pháp);
- Sở NN và PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Website Bộ NN&PTNT;
- Trung tâm Tin học Thống kê (Bộ NN và PTNT);
- Vụ Pháp chế (Phòng KSTTHC);
- Lưu: VT, QLCL.
|
BỘ TRƯỞNG
Cao Đức Phát
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC PHẠM VI
CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 471/QĐ-BNN-QLCL ngày 06 tháng 02 năm 2015 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Phần I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH
TT
|
Tên Thủ tục
hành chính
|
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực hiện
|
I. Thủ tục hành chính cấp trung ương
|
1
|
Kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất,
kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
|
Thủy sản
|
Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Nông
nghiệp và PTNT.
|
2
|
Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh
doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với trường hợp Giấy
chứng nhận sắp hết hạn.
|
Thủy sản
|
Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Nông
nghiệp và PTNT.
|
3
|
Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh
doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, hỏng, thất
lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP.
|
Thủy sản
|
Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Nông
nghiệp và PTNT.
|
II. Thủ tục hành chính cấp địa phương
|
1
|
Kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất,
kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
|
Thủy sản
|
Cơ quan kiểm tra cấp địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trên cơ sở
đề xuất của Sở Nông nghiệp và PTNT.
|
2
|
Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh
doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với trường hợp Giấy
chứng nhận sắp hết hạn.
|
Thủy sản
|
Cơ quan kiểm tra cấp địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trên cơ sở
đề xuất của Sở Nông nghiệp và PTNT.
|
3
|
Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh
doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, hỏng, thất
lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông
tin trên Giấy chứng nhận ATTP.
|
Thủy sản
|
Cơ quan kiểm tra cấp địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trên cơ sở
đề xuất của Sở Nông nghiệp và PTNT.
|
Phần II
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN
I. Thủ tục hành
chính cấp trung ương
1. Kiểm tra,
cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cơ sở nộp hồ sơ cho cơ quan
có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP (Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành thuộc
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
- Bước 2: Trong thời gian 03 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xem xét tính đầy đủ
của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu không đầy đủ.
- Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thực hiện thẩm tra hồ sơ
kiểm tra, phân loại cơ sở do đơn vị đã thực hiện, hoặc tổ chức đi kiểm tra thực
tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở (nếu cần hoặc trong trường hợp
cơ sở chưa được kiểm tra, phân loại).
- Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ
điều kiện ATTP hoặc không cấp Giấy chứng nhận ATTP trong đó phải trả lời bằng
văn bản và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện: Gửi văn bản
trực tiếp; Fax, E-mail, mạng điện tử; Qua đường bưu điện.
3. Hồ sơ:
1) Hồ sơ đăng ký bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận
ATTP theo mẫu tại Phụ lục VI ban
hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT;
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
hoặc giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc
giấy chứng nhận kinh tế trang trại (ngoại trừ đối với tàu cá lắp máy có tổng công
suất máy chính từ 90CV trở lên): bản sao công chứng hoặc bản sao kèm theo bản
chính để đối chiếu;
c) Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm
an toàn thực phẩm của cơ sở theo Phụ lục
VII ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT (ngoại trừ đối với tàu
cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên).
d) Danh sách chủ cơ sở và người trực
tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cấp giấy xác nhận kiến thức về an
toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh);
đ) Danh sách chủ cơ sở và người trực
tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác
nhận đủ sức khỏe (có xác nhận của cơ sở sản
xuất, kinh doanh).
2) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
5. Cơ quan thực hiện TTHC:
a. Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn.
b. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền
được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện:
Không
c. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn.
6. Đối tượng thực hiện TTHC: Các cơ sở
sản xuất kinh doanh.
7. Mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị cấp
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại Phụ lục VI; Bản thuyết minh về điều kiện
bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở tại Phụ
lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12
năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra cơ sở
sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất,
kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
8. Phí, lệ phí:
a. Phí:
- Phí thẩm xét hồ sơ xin cấp Giấy chứng
nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm sản và thủy sản đủ điều kiện
ATTP: 500.000đ/lần/cơ sở (biểu số 2
ban hành kèm theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài
chính).
- Phí thẩm định cơ sở sản xuất thực
phẩm nông lâm sản và thủy sản (biểu số
2 ban hành kèm theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài
chính).
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ:
1.000.000 đ/lần/cơ sở.
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu
£ 100 triệu đồng/tháng: 2.000.000 đ/lần/cơ sở.
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu
³ 100 triệu đồng/tháng: 3.000.000 đ/lần/cơ sở.
- Phí kiểm tra định kỳ cơ sở sản xuất
thực phẩm nông lâm sản và thủy sản (biểu
số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính).
+ Cơ sở sản xuất nhỏ lẻ: 500.000 đ/lần/cơ
sở.
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu £
100 triệu đồng/tháng: 1.000.000đ/lần/cơ sở.
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu
³ 100 triệu đồng/tháng trở lên: 1.500.000 đ/lần/cơ sở.
b. Lệ phí
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận đối với
cơ sở đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn để sản xuất kinh doanh thực phẩm
nông lâm sản: 150.000 đồng/lần cấp (biểu
số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ
Tài chính).
- Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đối với
cơ sở đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn để sản xuất kinh doanh thực phẩm thủy
sản: 40.000 đồng/lần cấp (Phụ lục 1
ban hành kèm theo Thông tư số 107/2012/TT-BTC ngày 28 tháng 06 năm 2012 của Bộ
Tài chính).
9. Kết quả thực hiện TTHC
- Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo
đảm ATTP trong sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản. Thời hạn hiệu lực của kết
quả: 03 năm.
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC.
- Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày
03 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc
kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận
cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Thông tư số 107/2012/TT-BTC ngày 28
tháng 06 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng
phí, lệ phí quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thủy sản.
- Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày
29/10/2013 của Bộ Tài chính, Quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ
phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.
2. Cấp lại
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản
đối với trường hợp Giấy chứng nhận sắp hết hạn
1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Trước 06 (sáu) tháng tính đến
ngày giấy chứng nhận ATTP hết hạn, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng
nhận ATTP tới Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn.
- Bước 2: Trong thời gian 03 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm
quyền phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho
cơ sở nếu không đầy đủ.
- Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thực hiện thẩm tra hồ sơ
kiểm tra, phân loại cơ sở do đơn vị đã thực hiện hoặc tổ chức đi kiểm tra thực
tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở (nếu cần hoặc trong trường hợp
cơ sở chưa được kiểm tra, phân loại).
- Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ
điều kiện ATTP hoặc không cấp Giấy chứng nhận ATTP trong đó phải trả lời bằng
văn bản và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện
Trực tiếp; Fax, E-mail, mạng điện tử;
Qua đường bưu điện.
3. Hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận
ATTP theo mẫu tại Phụ lục VI ban
hành kèm theo Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT;
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
hoặc giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc
giấy chứng nhận kinh tế trang trại (ngoại trừ đối với tàu cá lắp máy có tổng
công suất máy chính từ 90CV trở lên): bản sao công chứng hoặc bản sao kèm theo
bản chính để đối chiếu;
c) Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm
an toàn thực phẩm của cơ sở theo Phụ lục
VII ban hành kèm theo Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT (ngoại trừ đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính
từ 90CV trở lên).
d) Danh sách chủ cơ sở và người trực
tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cấp giấy xác nhận kiến thức về an
toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh);
đ) Danh sách chủ cơ sở và người trực
tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác
nhận đủ sức khỏe (có xác nhận của cơ sở sản
xuất, kinh doanh).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
5. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền
được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện:
Không.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn.
6. Đối tượng thực hiện TTHC: Các cơ sở
sản xuất kinh doanh.
7. Mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị cấp
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại Phụ lục VI; Bản thuyết minh về điều kiện
bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở theo Phụ
lục VII ban hành kèm theo Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm
2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm
tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an
toàn thực phẩm.
8. Phí, lệ phí:
a. Phí:
- Phí thẩm xét hồ sơ xin cấp Giấy chứng
nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm sản và thủy sản đủ điều kiện
ATTP: 500.000đ/lần/cơ sở (biểu số 2
ban hành kèm theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài
chính).
- Phí thẩm định cơ sở sản xuất thực
phẩm nông lâm sản và thủy sản (biểu số
2 ban hành kèm theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài
chính).
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ:
1.000.000 đ/lần/cơ sở.
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu
£ 100 triệu đồng/tháng: 2.000.000 đ/lần/cơ sở.
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu
³ 100 triệu đồng/tháng: 3.000.000 đ/lần/cơ sở.
- Phí kiểm tra định kỳ cơ sở sản xuất
thực phẩm nông lâm sản và thủy sản (biểu
số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính).
+ Cơ sở sản xuất nhỏ lẻ: 500.000 đ/lần/cơ
sở.
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu
£ 100 triệu đồng/tháng: 1.000.000đ/lần/cơ sở.
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu
³ 100 triệu đồng/tháng trở lên: 1.500.000 đ/lần/cơ sở.
b. Lệ phí
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận đối với
cơ sở đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn để sản xuất kinh doanh thực phẩm
nông lâm sản: 150.000 đồng/lần cấp (biểu
số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ
Tài chính).
- Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đối với
cơ sở đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn để sản xuất kinh doanh thực phẩm thủy
sản: 40.000 đồng/lần cấp (Phụ lục 1
ban hành kèm theo Thông tư số 107/2012/TT-BTC ngày 28 tháng 06 năm 2012 của Bộ
Tài chính).
9. Kết quả thực hiện TTHC.
- Giấy chứng nhận cơ sở ATTP. Thời hạn
hiệu lực của kết quả: 03 năm.
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày
03 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc
kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận
cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Thông tư số 107/2012/TT-BTC ngày 28
tháng 06 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng
phí, lệ phí quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thủy sản.
- Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày
29/10/2013 của Bộ Tài chính, Quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ
phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm
3. Cấp lại
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản
đối với trường hợp Giấy chứng nhận vẫn còn hiệu lực nhưng bị mất, hỏng, thất lạc
hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên chứng nhận ATTP
1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Cơ sở nộp hồ sơ tới Tổng cục,
Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Bước 2: Trong thời gian 05 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP của cơ sở,
cơ quan tiến hành kiểm tra hồ sơ và xem xét cấp hoặc không cấp lại Giấy chứng
nhận ATTP (trường hợp không cấp phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do).
2. Cách thức thực hiện
Trực tiếp; Fax, E-mail, mạng điện tử;
Qua đường bưu điện.
3. Hồ sơ:
Thành phần hồ sơ: Đơn đề nghị cấp Giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo mẫu tại phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư
số 45/2014/TT-BNNPTNT;
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm
việc.
5. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền
được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện:
Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn.
6. Đối tượng thực hiện TTHC: Các cơ sở
sản xuất kinh doanh.
7. Mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị cấp,
cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư
số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp
và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện
an toàn thực phẩm.
8. Phí, lệ phí:
a. Phí:
- Phí thẩm xét hồ sơ xin cấp Giấy chứng
nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm sản và thủy sản đủ điều kiện
ATTP: 500.000đ/lần/cơ sở (biểu số 2
ban hành kèm theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài
chính).
- Phí thẩm định cơ sở sản xuất thực
phẩm nông lâm sản và thủy sản (biểu số
2 ban hành kèm theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài
chính).
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ:
1.000.000 đ/lần/cơ sở.
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu
£ 100 triệu đồng/tháng: 2.000.000 đ/lần/cơ sở.
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu
³ 100 triệu đồng/tháng: 3.000.000 đ/lần/cơ sở.
- Phí kiểm tra định kỳ cơ sở sản xuất
thực phẩm nông lâm sản và thủy sản (biểu
số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính).
+ Cơ sở sản xuất nhỏ lẻ: 500.000 đ/lần/cơ
sở.
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu
£ 100 triệu đồng/tháng: 1.000.000đ/lần/cơ sở.
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu
³ 100 triệu đồng/tháng trở lên: 1.500.000 đ/lần/cơ sở.
b. Lệ phí
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận đối với
cơ sở đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn để sản xuất kinh doanh thực phẩm
nông lâm sản: 150.000 đồng/lần cấp (biểu
số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ
Tài chính).
- Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đối với cơ
sở đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn để sản xuất kinh doanh thực phẩm thủy sản:
40.000 đồng/lần cấp (Phụ lục 1 ban
hành kèm theo Thông tư số 107/2012/TT-BTC ngày 28 tháng 06 năm 2012 của Bộ Tài
chính).
9. Kết quả thực hiện TTHC:
- Giấy chứng nhận cơ sở ATTP. Thời hạn
hiệu lực của kết quả: Trùng với thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ
điều kiện ATTP đã được cấp trước đó.
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC
- Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày
03 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc
kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật
tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy
sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Thông tư số 107/2012/TT-BTC ngày 28
tháng 06 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng
phí, lệ phí quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thủy sản.
- Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày
29/10/2013 của Bộ Tài chính, Quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ
phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm
II. Thủ tục hành
chính cấp địa phương
1. Kiểm tra,
cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản
1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Cơ sở nộp hồ sơ cho cơ quan
có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP (Cơ quan kiểm tra cấp địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định dựa trên cơ
sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và PTNT).
- Bước 2: Trong thời gian 03 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm
quyền phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho
cơ sở nếu không đầy đủ.
- Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thực hiện thẩm tra hồ sơ
kiểm tra, phân loại cơ sở do đơn vị đã thực hiện hoặc tổ chức đi kiểm tra thực
tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở (nếu cần hoặc trong trường hợp cơ sở chưa được kiểm tra phân loại).
- Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ
điều kiện ATTP hoặc không cấp Giấy chứng nhận ATTP trong đó phải trả lời bằng
văn bản và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện: Gửi văn bản
trực tiếp; Fax, E-mail, mạng điện tử; Qua đường bưu điện.
3. Hồ sơ
- Hồ sơ đăng ký bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận
ATTP theo mẫu tại Phụ lục VI ban
hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT;
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
hoặc giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất,
kinh doanh thực phẩm hoặc giấy chứng nhận
kinh tế trang trại (ngoại trừ đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy
chính từ 90CV trở lên): bản sao công chứng hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối
chiếu;
c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất,
trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư
số 45/2014/TT-BNNPTNT (ngoại trừ đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy
chính từ 90CV trở lên);
d) Danh sách chủ cơ sở và người trực
tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cấp giấy xác nhận kiến thức về an
toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh);
đ) Danh sách chủ cơ sở và người trực
tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác
nhận đủ sức khỏe (có xác nhận của cơ sở sản
xuất, kinh doanh).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
5. Cơ quan thực hiện TTHC:
a. Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định dựa
trên phân công, phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình
thực tiễn của địa phương và đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền
được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện:
Không.
c. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định dựa trên phân công, phân cấp của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình thực tiễn của địa phương và đề xuất của
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
6. Đối tượng thực hiện TTHC: Các cơ sở
sản xuất kinh doanh.
7. Mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị cấp
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại Phụ lục VI; Bản thuyết minh cơ sở vật
chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư
số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp
và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện
an toàn thực phẩm.
8. Phí, lệ phí:
a. Phí:
- Phí thẩm xét hồ sơ xin cấp Giấy chứng
nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm sản và thủy sản đủ điều kiện
ATTP: 500.000đ/lần/cơ sở (biểu số 2
ban hành kèm theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài
chính).
- Phí thẩm định cơ sở sản xuất thực
phẩm nông lâm sản và thủy sản (biểu số
2 ban hành kèm theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài
chính).
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ:
1.000.000 đ/lần/cơ sở.
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu
£ 100 triệu đồng/tháng: 2.000.000 đ/lần/cơ sở.
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu
³ 100 triệu đồng/tháng: 3.000.000 đ/lần/cơ sở.
- Phí kiểm tra định kỳ cơ sở sản xuất
thực phẩm nông lâm sản và thủy sản (biểu
số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính).
+ Cơ sở sản xuất nhỏ lẻ: 500.000 đ/lần/cơ
sở.
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu
£ 100 triệu đồng/tháng: 1.000.000đ/lần/cơ sở.
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu
³ 100 triệu đồng/tháng trở lên: 1.500.000 đ/lần/cơ sở.
b. Lệ phí
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận đối với
cơ sở đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn để sản xuất kinh doanh thực phẩm
nông lâm sản: 150.000 đồng/lần cấp (biểu
số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ
Tài chính).
- Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn
để sản xuất kinh doanh thực phẩm thủy sản: 40.000 đồng/lần cấp (Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư
số 107/2012/TT-BTC ngày 28 tháng 06 năm 2012 của Bộ Tài chính).
9. Kết quả thực hiện TTHC.
- Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo
đảm ATTP trong sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản. Thời hạn hiệu lực của kết
quả: 03 năm.
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày
03 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc
kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận
cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Thông tư số 107/2012/TT-BTC ngày 28
tháng 06 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng
phí, lệ phí quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thủy sản.
- Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày
29/10/2013 của Bộ Tài chính, Quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ
phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.
2. Cấp lại Giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản đối với trường hợp Giấy chứng nhận sắp hết hạn.
1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Trước 06 (sáu) tháng tính đến
ngày Giấy chứng nhận ATTP hết hạn, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng
nhận ATTP tới cơ quan có thẩm quyền.
- Bước 2: Trong thời gian 03 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xem xét tính đầy đủ
của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu không đầy đủ.
- Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thực hiện thẩm tra hồ sơ kiểm
tra, phân loại cơ sở do đơn vị đã thực hiện hoặc tổ chức đi kiểm tra thực tế điều
kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở (nếu cần hoặc trong trường hợp cơ sở chưa được kiểm tra phân loại).
- Bước 4: Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ
điều kiện ATTP hoặc không cấp giấy chứng nhận ATTP trong đó phải trả lời bằng
văn bản và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện
Trực tiếp; Fax, E-mail, mạng điện tử;
Qua đường bưu điện.
3. Hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận
ATTP theo mẫu tại Phụ lục VI ban
hành kèm theo Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT;
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
hoặc giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc
giấy chứng nhận kinh tế trang trại (ngoại trừ đối với tàu cá lắp máy có tổng
công suất máy chính từ 90CV trở lên): bản sao công chứng hoặc bản sao kèm theo
bản chính để đối chiếu;
c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất,
trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư
số 45/2014/TT-BNNPTNT (ngoại trừ đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy
chính từ 90CV trở lên);
d) Danh sách chủ cơ sở và người trực
tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cấp giấy xác nhận kiến thức về an
toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh);
đ) Danh sách chủ cơ sở và người trực
tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác
nhận đủ sức khỏe (có xác nhận của cơ sở sản
xuất, kinh doanh).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
5. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định dựa
trên phân công, phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình
thực tiễn của địa phương và đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền
được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện:
Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định dựa
trên phân công, phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình
thực tiễn của địa phương và đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
6. Đối tượng thực hiện TTHC: Các cơ sở
sản xuất kinh doanh.
7. Mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị cấp
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại Phụ lục VI; Bản thuyết minh cơ sở vật
chất, trang thiết bị dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư
số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp
và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện
an toàn thực phẩm.
8. Phí, lệ phí:
a. Phí:
- Phí thẩm xét hồ sơ xin cấp Giấy chứng
nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm sản và thủy sản đủ điều kiện
ATTP: 500.000đ/lần/cơ sở (biểu số 2
ban hành kèm theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài
chính).
- Phí thẩm định cơ sở sản xuất thực
phẩm nông lâm sản và thủy sản (biểu số
2 ban hành kèm theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài
chính).
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ:
1.000.000 đ/lần/cơ sở.
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu
£ 100 triệu đồng/tháng: 2.000.000 đ/lần/cơ sở.
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu
³ 100 triệu đồng/tháng: 3.000.000 đ/lần/cơ sở.
- Phí kiểm tra định kỳ cơ sở sản xuất
thực phẩm nông lâm sản và thủy sản (biểu
số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính).
+ Cơ sở sản xuất nhỏ lẻ: 500.000 đ/lần/cơ
sở.
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu
£ 100 triệu đồng/tháng: 1.000.000đ/lần/cơ sở.
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu
³ 100 triệu đồng/tháng trở lên: 1.500.000 đ/lần/cơ sở.
b. Lệ phí
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận đối với
cơ sở đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn để sản xuất kinh doanh thực phẩm
nông lâm sản: 150.000 đồng/lần cấp (biểu
số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ
Tài chính).
- Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đối với
cơ sở đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn để sản xuất kinh doanh thực phẩm thủy
sản: 40.000 đồng/lần cấp (Phụ lục 1
ban hành kèm theo Thông tư số 107/2012/TT-BTC ngày 28 tháng 06 năm 2012 của Bộ
Tài chính).
9. Kết quả thực hiện TTHC.
- Giấy chứng nhận cơ sở ATTP. Thời hạn
hiệu lực của kết quả: 03 năm
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày
03 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc
kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận
cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Thông tư số 107/2012/TT-BTC ngày 28
tháng 06 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng
phí, lệ phí quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thủy sản.
- Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày
29/10/2013 của Bộ Tài chính, Quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ
phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm
3. Cấp lại
giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản đối với trường hợp Giấy chứng nhận bị mất,
hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung
thông tin trên chứng nhận ATTP
1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Cơ sở nộp hồ sơ tới cơ quan
có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP (Cơ quan kiểm tra cấp địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trên cơ sở
đề xuất của Sở Nông nghiệp và PTNT).
- Bước 2: Trong thời gian 05 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiến hành kiểm tra hồ sơ và xem xét cấp
hoặc không cấp lại Giấy chứng nhận ATTP (trường hợp không cấp phải có văn bản
thông báo và nêu rõ lý do).
2. Cách thức thực hiện
Trực tiếp; Fax, E-mail, mạng điện tử;
Qua đường bưu điện.
3. Hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ: Đơn đề nghị cấp
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo mẫu tại phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư
số 45/2014/TT-BNNPTNT.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm
việc.
5. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định dựa trên phân công, phân cấp của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình thực tiễn của địa phương và đề
xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền
được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện:
Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định dựa
trên phân công, phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình
thực tiễn của địa phương và đề xuất của Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
6. Đối tượng thực hiện TTHC: Các cơ sở
sản xuất kinh doanh
7. Mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị cấp,
cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số
45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp
và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện
an toàn thực phẩm.
8. Phí, lệ phí:
a. Phí:
- Phí thẩm xét hồ sơ xin cấp Giấy chứng
nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm sản và thủy sản đủ điều kiện
ATTP: 500.000đ/lần/cơ sở (biểu số 2
ban hành kèm theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài
chính).
- Phí thẩm định cơ sở sản xuất thực
phẩm nông lâm sản và thủy sản (biểu số
2 ban hành kèm theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài
chính).
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ:
1.000.000 đ/lần/cơ sở.
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu
£ 100 triệu đồng/tháng: 2.000.000 đ/lần/cơ sở.
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu
³ 100 triệu đồng/tháng: 3.000.000 đ/lần/cơ sở.
- Phí kiểm tra định kỳ cơ sở sản xuất
thực phẩm nông lâm sản và thủy sản (biểu
số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính).
+ Cơ sở sản xuất nhỏ lẻ: 500.000 đ/lần/cơ
sở.
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu
£ 100 triệu đồng/tháng: 1.000.000đ/lần/cơ sở.
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu
³ 100 triệu đồng/tháng trở lên: 1.500.000 đ/lần/cơ sở.
b. Lệ phí
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận đối với
cơ sở đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn để sản xuất kinh doanh thực phẩm
nông lâm sản: 150.000 đồng/lần cấp (biểu
số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài chính).
- Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đối với
cơ sở đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn để sản xuất kinh doanh thực phẩm thủy
sản: 40.000 đồng/lần cấp (Phụ lục 1
ban hành kèm theo Thông tư số 107/2012/TT-BTC ngày 28 tháng 06 năm 2012 của Bộ
Tài chính).
9. Kết quả thực hiện TTHC.
- Giấy chứng nhận cơ sở ATTP. Thời hạn
hiệu lực của kết quả: Trùng với thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ
điều kiện ATTP cũ.
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC
- Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày
03 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc
kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận
cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Thông tư số 107/2012/TT-BTC ngày 28
tháng 06 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng
phí, lệ phí quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thủy sản.
- Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày
29/10/2013 của Bộ Tài chính, Quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ
phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.