Quyết định 4666/QĐ-UBND năm 2015 về Đề án chỉnh lý tài liệu tồn đọng tại cơ quan Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã giai đoạn 2016 - 2020 do tỉnh Nghệ An ban hành

Số hiệu 4666/QĐ-UBND
Ngày ban hành 14/10/2015
Ngày có hiệu lực 14/10/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Lê Xuân Đại
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4666/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 14 tháng 10 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN CHỈNH LÝ TÀI LIỆU TỒN ĐỌNG TẠI CƠ QUAN ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ, THỊ XÃ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Lưu trữ ngày 11/11/2011;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 26/5/2015;

Căn cứ Chỉ thị số 05/2007/CT-TTg ngày 02/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ;

Căn cứ Quyết định số 579/QĐ-BNV ngày 27/6/2012 của Bộ Nội vụ phê duyệt Quy hoạch ngành văn thư, lưu trữ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 245/TTr-SNV ngày 28/9/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Đề án chỉnh lý tài liệu tồn đọng tại cơ quan UBND các huyện, thành phố, thị xã giai đoạn 2016 - 2020 (có Đề án kèm theo).

Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Xuân Đại

 

ĐỀ ÁN

CHỈNH LÝ TÀI LIỆU TỒN ĐỌNG TẠI CƠ QUAN ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC HUYỆN, THÀNH, THỊ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4666/QĐ-UBND ngày 14/10/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An)

Phần I

ĐẶT VẤN ĐỀ

I. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ ÁN

Tài liệu lưu trữ phản ánh một cách trung thực và toàn diện sự phát triển của đất nước, địa phương. Đây là nguồn tài sản, nguồn tài nguyên thông tin vô giá.

Trong thời gian qua, các ngành, các cấp đã quan tâm trong việc thực hiện công tác lưu trữ tài liệu, qua đó góp phần gìn giữ và thúc đẩy hoạt động lưu trữ ngày càng vững mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của nền hành chính nhà nước góp phần đẩy mạnh công tác cải cách hành chính. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra chủ trương “bảo vệ và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ”; Luật Lưu trữ năm 2011 đã khẳng định nguyên tắc “Nhà nước thống nhất quản lý tài liệu Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam”.

Tài liệu các Phông thuộc Lưu trữ lịch sử tỉnh Nghệ An được hình thành trong quá trình hoạt động và phát triển của các cơ quan, tổ chức và đã tồn tại qua nhiều thời kỳ lịch sử. Đây là khối tài liệu có giá trị quan trọng, phản ánh mọi hoạt động của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh ta. Thực tế số tài liệu này được nộp lưu về Lưu trữ lịch sử tỉnh và Lưu trữ của cơ quan chưa nhiều, hầu hết còn tồn đọng tại các phòng chuyên môn, chưa được sắp xếp, phân loại khoa học, tình trạng thất lạc, mất mát, hư hỏng tài liệu đã xảy ra... gây thiệt hại về tài sản, tổn thất về kinh tế.

Theo Đề án quy hoạch ngành văn thư, lưu trữ tỉnh Nghệ An, dự báo số tài liệu đến năm 2020 toàn tỉnh Nghệ An sẽ tăng khoảng 19.493 mét giá (trong đó tài liệu của các Sở, ban, ngành có 6.496 mét; huyện, thành, thị có 10.117 mét; xã, phường, thị trấn có 2880 mét). Như vậy, trong những năm tới số tài liệu tồn đọng tích đống, chưa được chỉnh lý tại các cơ quan, tổ chức ngày càng tăng thêm, đặc biệt là các cơ quan cấp huyện, nếu không nhanh chóng đưa ra những biện pháp tích cực giải quyết dứt điểm nguồn tài liệu này sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý, điều hành, thực hiện bảo quản, thống kê theo quy định của Luật lưu trữ, không phát huy được giá trị của tài liệu lưu trữ và quan trọng hơn là gây hệ quả tài liệu tồn đọng, tích đống tiếp tục gia tăng, ngày càng hư hỏng nặng theo thời gian. Vì vậy, cần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong quy hoạch ngành văn thư, lưu trữ. Đối với các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh, phấn đấu đến năm 2020 “có 80% tài liệu được chỉnh lý khoa học, đưa vào bảo quản trong Kho lưu trữ và phát huy giá trị sử dụng”.

Đối với tài liệu của các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, thực hiện Quyết định 500/QĐ-UBND ngày 28/02/2011 của UBND tỉnh, Sở Nội vụ (trực tiếp là Chi cục Văn thư - Lưu trữ) đã hướng dẫn triển khai và giải quyết cơ bản về tình trạng tài liệu tồn đọng, tích đống cho 15 cơ quan, đơn vị.

Đối với tài liệu của UBND các huyện, thành, thị, hầu hết hiện nay đang gặp khó khăn trong việc thu thập, sắp xếp, bảo quản tài liệu lưu trữ. Nhìn chung các cơ quan chưa quan tâm dành nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện nhiệm vụ công tác này; chưa có định hướng, lộ trình thực hiện các nhiệm vụ công tác văn thư, lưu trữ theo từng giai đoạn cụ thể. Vì vậy, tài liệu chủ yếu trong tình trạng tồn đọng, tích đống, bó gói quá lớn; cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí phục vụ công tác lưu trữ còn hạn chế; bảo quản, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ chưa đáp ứng yêu cầu, tài liệu không phát huy giá trị sử dụng. Việc chỉnh lý khoa học tài liệu cần phải được giải quyết.

Căn cứ cơ sở pháp lý và xuất phát từ tình hình thực tiễn, việc xây dựng và ban hành Đề án chỉnh lý khoa học tài liệu tồn đọng tại cơ quan UBND các huyện, thành phố, thị xã (sau đây gọi chung là các cơ quan cấp huyện) là hết sức cần thiết.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ