ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
46/2013/QĐ-UBND
|
Đồng Tháp, ngày
27 tháng 12 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ THU PHÍ THUỘC
LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn
cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn
cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn
cứ Pháp lệnh Phí và Lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001;
Căn
cứ Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính về việc
hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí;
Căn
cứ Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số
63/2002/TT -BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực
hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí;
Căn
cứ Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng
dẫn về phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương;
Căn
cứ Nghị quyết số 111/2013/NQ-HĐND ngày 05 tháng 7 năm 2013 của Hội đồng nhân
dân tỉnh Đồng Tháp quy định khung mức thu, chế độ thu, nộp đối với các loại phí,
lệ phí thuộc thẩm quyền Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp;
Theo
đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về thu phí thuộc
lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày
ký; thay thế Quyết định số 14/2007/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2007 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc ban hành quy định về thu phí thuộc lĩnh vực tài
nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở,
ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ
chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Tài chính;
- Văn phòng Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- TT/TU, TT/HĐND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Đồng Tháp;
- CT, các PCT/UBND tỉnh;
- Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, KTTH-NSương.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Dương
|
QUY ĐỊNH
VỀ THU PHÍ THUỘC LĨNH VỰC TÀI
NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 46/2013/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2013 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
Chương I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1.
Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường là khoản thu để bù đắp một
phần hoặc toàn bộ chi phí thực hiện công việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động
môi trường và công tác thu phí.
2.
Phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất; khai
thác, sử dụng nước mặt; xả nước thải vào nguồn nước, công trình thuỷ lợi là khoản
thu để bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí thực hiện công việc thẩm định đề
án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất; khai thác, sử dụng nước
mặt; xả nước thải vào nguồn nước, công trình thuỷ lợi và công tác thu phí.
3.
Phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất là khoản
thu để bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí thực hiện công việc thẩm định báo
cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất và công tác thu phí.
4.
Phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất là khoản thu để bù
đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí thực hiện công việc thẩm định hồ sơ, điều kiện
hành nghề khoan nước dưới đất và công tác thu phí.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ
chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến môi trường, được cơ quan có thẩm
quyền tại địa phương thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
2. Tổ
chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến việc thăm dò, khai thác, sử dụng
nước dưới đất; khai thác, sử dụng nước mặt; xả nước thải vào nguồn nước, công
trình thuỷ lợi được cơ quan có thẩm quyền tại địa phương thẩm định đề án, báo
cáo.
3. Tổ
chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến việc thăm dò đánh giá trữ lượng nước
dưới đất được cơ quan có thẩm quyền tại địa phương thẩm định báo cáo kết quả
thăm dò.
4. Tổ
chức, cá nhân có hoạt động khoan nước dưới đất được cơ quan có thẩm quyền tại địa
phương thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề.
Điều 3. Đối tượng miễn
Phí
thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất; khai thác,
sử dụng nước mặt; xả nước thải vào nguồn nước, công trình thuỷ lợi được miễn
thu phí trong các trường hợp sau:
1. Khai
thác, sử dụng tài nguyên nước trong các trường hợp:
a)
Khai thác, sử dụng tài nguyên nước phục vụ mục đích trong phạm vi gia đình;
b)
Khai thác, sử dụng nước mưa, nước mặt trong phạm vi diện tích đất đã được giao,
được thuê theo quy định của Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước và các quy định
khác của pháp luật;
c)
Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không nhằm mục đích kinh doanh, phục vụ các
hoạt động lâm nghiệp, giao thông thuỷ, nuôi trồng thuỷ sản, thể thao, giải trí,
du lịch, y tế, an dưỡng, nghiên cứu khoa học;
d)
Khai thác nước dưới đất từ các công trình thay thế có quy mô không lớn hơn và mực
nước hạ thấp nhỏ hơn giới hạn cho phép đã được xác định trong giấy phép, nằm
trong khu vực đã được cấp phép.
2. Xả
nước thải vào nguồn nước với quy mô trong phạm vi gia đình.
3.
Khai thác, sử dụng nước dưới đất với quy mô nhỏ trong phạm vi gia đình.
Chương II
MỨC THU, QUẢN
LÝ VÀ CHỨNG TỪ THU PHÍ
Điều 4. Mức thu
1.
Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
a) Thẩm
định báo cáo đánh giá tác động môi trường: mức thu 3.000.000 đồng/báo cáo;
b) Thẩm
định báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung: mức thu bằng 50% mức thu nêu
trên.
2.
Phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất; khai
thác, sử dụng nước mặt; xả nước thải vào nguồn nước, công trình thuỷ lợi
a) Thẩm
định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất:
- Đối
với đề án thiết kế giếng có lưu lượng nước dưới 200m3/ngày đêm: mức
thu 200.000 đồng/đề án;
- Đối
với đề án, báo cáo thăm dò có lưu lượng nước từ 200m3 đến dưới 500m3/ngày
đêm: mức thu 550.000 đồng/đề án;
- Đối
với đề án thăm dò có lưu lượng nước từ 500m3 đến dưới 1.000m3/ngày
đêm: mức thu 1.300.000 đồng/đề án;
- Đối
với đề án thăm dò có lưu lượng nước từ 1.000m3/ngày đêm trở lên: mức
thu 2.500.000 đồng/đề án.
b) Thẩm
định đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt:
- Đối
với đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu
lượng dưới 0,1m3/giây; hoặc để phát điện với công suất dưới 50kw; hoặc
cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 500 m3/ngày đêm: mức thu
300.000 đồng/đề án, báo cáo;
- Đối
với đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu
lượng từ 0,1m3/giây đến dưới 0,5m3/giây; hoặc để phát điện
với công suất từ 50kw đến dưới 200kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng
từ 500m3 đến dưới 3.000m3/ngày đêm: mức thu 900.000 đồng/đề
án, báo cáo;
- Đối
với đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu
lượng từ 0,5m3/giây đến dưới 1 m3/giây; hoặc để phát điện
với công suất từ 200kw đến dưới 1.000kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng
từ 3000m3 đến dưới 20.000m3/ngày đêm: mức thu 2.200.000 đồng/đề
án, báo cáo;
- Đối
với đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu
lượng từ 1m3/giây trở lên; hoặc để phát điện với công suất từ
1.000kw trở lên; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 20.000m3/ngày
đêm trở lên: mức thu 4.200.000 đồng/đề án, báo cáo.
c) Thẩm
định đề án, báo cáo xả nước thải vào nguồn nước, công trình thuỷ lợi:
- Đối
với đề án, báo cáo có lưu lượng nước dưới 100m3/ngày đêm: mức thu
300.000 đồng/đề án, báo cáo;
- Đối
với đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ 100m3 đến dưới 500m3/ngày
đêm: mức thu 900.000 đồng/đề án, báo cáo;
- Đối
với đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ 500 m3 đến dưới 2.000m3/ngày
đêm: mức thu 2.200.000 đồng/đề án, báo cáo;
- Đối
với đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ 2.000m3/ngày đêm trở lên: mức
thu 4.200.000 đồng/đề án, báo cáo.
d) Thẩm
định gia hạn, bổ sung: mức thu bằng 50% mức thu nêu trên.
3.
Phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất
a) Đối
với báo cáo kết quả thi công giếng thăm dò có lưu lượng dưới 200m3/ngày
đêm: mức thu 200.000 đồng/báo cáo;
b) Đối
với báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng từ 200m3 đến dưới 500m3/ngày
đêm: mức thu 700.000 đồng/báo cáo;
c) Đối
với báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng từ 500m3 đến dưới 1.000m3/ngày
đêm: mức thu 1.700.000 đồng/báo cáo;
d) Đối
với báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng từ 1.000m3/ngày đêm trở
lên: mức thu 3.000.000 đồng/báo cáo.
đ) Thẩm
định gia hạn, bổ sung: mức thu bằng 50% mức thu nêu trên.
4.
Phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất.
a) Thẩm
định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất: mức thu 700.000 đồng/hồ
sơ.
b) Thẩm
định gia hạn, bổ sung: mức thu bằng 50% mức thu nêu trên.
Điều 5. Chứng từ thu phí
Đơn vị
thu phí phải sử dụng biên lai thu phí do cơ quan thuế in ấn, cấp phát và thực
hiện các quy định về quản lý sử dụng biên lai theo Thông tư số 63/2002/TT-BTC
ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định của
pháp luật về phí và lệ phí.
Khi
thu phí phải cấp biên lai thu phí cho đối tượng nộp phí; nghiêm cấm việc thu
phí không sử dụng biên lai hoặc biên lai không đúng quy định.
Điều 6. Quản lý và sử dụng tiền phí
1. Việc
quản lý và sử dụng tiền phí thu được thực hiện theo quy định tại Điều 11, Điều
12, Điều 13 và Điều 17 Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh phí, lệ phí; khoản 5 Điều 1 Nghị
định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP; Thông tư số 63/2002/TT-BTC
ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp
luật về phí và lệ phí; Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2006 của
Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC.
Đơn vị
tổ chức thu phải mở tài khoản “tạm giữ tiền phí, lệ phí” tại Kho bạc Nhà nước
nơi cơ quan thu đóng trụ sở để theo dõi, quản lý tiền phí thu được. Định kỳ,
hàng tuần phải gửi số tiền phí đã thu được vào tài khoản “tạm giữ tiền phí, lệ
phí” và phải tổ chức hạch toán riêng khoản thu này theo chế độ kế toán hiện
hành của Nhà nước.
2.
Phí thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường là khoản phí thuộc Ngân sách Nhà nước,
số tiền phí thu được trích như sau:
a)
Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường: trích 100% trên tổng số tiền
thu phí cho đơn vị tổ chức thu phí.
b)
Phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất; khai
thác, sử dụng nước mặt; xả nước thải vào nguồn nước, công trình thuỷ lợi; phí
thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất và phí thẩm
định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất: trích 10% trên tổng số tiền
thu phí cho đơn vị tổ chức thu phí, phần 90% còn lại nộp vào Ngân sách Nhà nước
theo phân cấp hiện hành.
Điều 7. Chế độ tài chính kế toán
1.
Đơn vị tổ chức thu phí phải mở sổ sách, biên lai kế toán theo dõi số thu, nộp và
sử dụng tiền phí thu được theo đúng chế độ kế toán, thống kê quy định của Nhà
nước.
2.
Hàng năm, đơn vị tổ chức thu phí phải lập dự toán thu, chi gởi cơ quan quản lý
cấp trên, cơ quan tài chính, cơ quan thuế cùng cấp (đối với tổ chức thu là Uỷ
ban nhân dân các cấp phải gởi cơ quan tài chính, cơ quan thuế cấp trên), Kho bạc
Nhà nước nơi tổ chức thu theo quy định.
3. Định
kỳ phải báo cáo quyết toán việc thu, nộp, sử dụng số tiền thu phí theo quy định
của Nhà nước đối với từng loại phí; trường hợp thu các loại phí khác nhau phải
theo dõi hạch toán và quyết toán riêng đối với từng loại phí.
4. Đối
với tiền phí để lại cho đơn vị tổ chức thu, sau khi quyết toán đúng chế độ, tiền
phí chưa sử dụng hết trong năm được phép chuyển sang năm sau để sử dụng tiếp
theo chế độ quy định.
5. Thực
hiện chế độ công khai tài chính theo quy định của pháp luật.
6. Thực
hiện niêm yết công khai mức thu phí tại nơi thu phí.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều 8. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị tổ chức thực
hiện thu phí theo quy định.
Điều 9. Cơ quan thuế nơi đơn vị thu đóng trụ sở có trách nhiệm cấp
biên lai thu phí cho đơn vị thu; kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thu phí thực hiện
chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng biên lai thu tiền phí theo đúng chế độ quy
định.
Điều 10. Tổ chức, cá nhân vi phạm về quản lý, thu, nộp, sử dụng tiền
phí sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Sở Tài chính có trách nhiệm quản lý, kiểm tra thu phí theo
đúng quy định. Định kỳ 6 tháng, năm, tổng hợp báo cáo tình hình việc thực hiện
thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trên địa bàn tỉnh; theo dõi mức thu phí, tỷ lệ
nộp ngân sách; đồng thời tổng hợp các kiến nghị, đề xuất trình Ủy ban nhân dân
tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa
phương./.