ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
46/2007/QĐ-UBND
|
Biên
Hòa, ngày 16 tháng 07 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ MỨC TRỢ CẤP ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CỦA TỈNH ĐỒNG NAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết số 51/2005/NQ-HĐND ngày 21/7/2005 của Hội đồng nhân dân tỉnh
khóa VII về phát triển nguồn nhân lực phục vụ kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai giai đoạn 2006 - 2010 và tầm nhìn đến 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 612/TTr-SNV ngày 12 tháng 6
năm 2007 về việc ban hành Quy định tạm thời mức trợ cấp đào tạo, bồi dưỡng cho
cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Đồng Nai,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định tạm thời về mức trợ cấp đào tạo,
bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Đồng Nai.
Điều 2.
Quyết định này thay thế Quyết định số 507/2003/QĐ.UBT ngày 21/02/2003 và Quyết
định số 698/2005/QĐ-UBT ngày 01/02/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc
ban hành bản Quy định tạm thời mức trợ cấp đối với cán bộ, công chức được cử đi
đào tạo bồi dưỡng.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 4.
Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh và Tp. Biên Hòa, Thủ trưởng các cơ
quan có liên quan và cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh thuộc đối tượng điều
chỉnh của bản Quy định chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
ỦY
BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
CHỦ TỊCH
Võ Văn Một
|
QUY ĐỊNH TẠM THỜI
VỀ MỨC TRỢ CẤP ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC,
VIÊN CHỨC CỦA TỈNH ĐỒNG NAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 46/2007/QĐ-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2007 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi áp dụng
Bản Quy định này quy định về các
mức trợ cấp đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Đồng
Nai.
Điều 2. Đối
tượng điều chỉnh
Cán bộ, công chức, viên chức của
tỉnh Đồng Nai (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức) được cử đi đào tạo, bồi
dưỡng (gọi tắt là đi học) hoặc do nhu cầu tự học tập để nâng cao trình độ
chuyên môn; bao gồm các đối tượng sau:
1. Cán bộ, công chức đang làm việc
trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội thuộc tỉnh.
2. Cán bộ thuộc ngành dọc quản
lý đóng trên địa bàn tỉnh, bao gồm: Công an, Quân sự, Viện Kiểm sát nhân dân,
Tòa án nhân dân, Thi hành án, Thuế, Hải quan, Thống kê, Kho bạc Nhà nước, Ngân
hàng Nhà nước.
3. Cán bộ, viên chức các đơn vị
sự nghiệp thuộc tỉnh.
4. Công chức cấp xã, cán bộ
chuyên trách và không chuyên trách cấp xã.
Điều 3.
Tiêu chuẩn chọn cử cán bộ, công chức đi học
1. Cán bộ, công chức được chọn cử
đi học phải thuộc diện cán bộ quy hoạch. Cơ quan, đơn vị khi chọn cử cán bộ,
công chức đi học phải thực hiện công khai, dân chủ, phải lấy ý kiến cán bộ,
công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan thông qua phiếu kín, với tỷ lệ số phiếu
chấp thuận trên 50%.
2. Cán bộ, công chức tự túc kinh
phí trong việc tham gia các lớp chuyển đổi, ôn tập và tham gia thi tuyển, cơ
quan chủ quản tạo điều kiện về thời gian.
3. Cán bộ, công chức là Đảng
viên phải đạt mức Đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong 03
năm liên tục gần nhất mới được xem xét, chọn cử đi học.
4. Cán bộ, công chức không là Đảng
viên phải hoàn thành nhiệm vụ từ mức khá trở lên trong 03 năm liên tục gần nhất
mới được xem xét, chọn cử đi học.
Điều 4. Điều
kiện được hưởng trợ cấp
1. Cán bộ, công chức do Thường
trực Tỉnh ủy hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định chọn cử đi học.
2. Cán bộ, công chức do Ban Tổ
chức Tỉnh ủy hoặc Sở Nội vụ, thừa ủy nhiệm của Thường trực Tỉnh ủy hoặc Ủy ban
nhân dân tỉnh, quyết định chọn cử đi học.
3. Cán bộ, công chức do cơ quan
chủ quản quyết định chọn cử đi học theo đúng chuyên môn được đảm nhiệm.
4. Cán bộ, công chức do nhu cầu
tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn.
Chương II
CÁC MỨC TRỢ CẤP ĐÀO TẠO,
BỒI DƯỠNG CỤ THỂ
Điều 5. Đối
với cán bộ, công chức thuộc Khoản 1 hoặc Khoản 2, Điều 4 của Quy định này
Cán bộ, công chức đi học được
thanh toán các chi phí theo quy định của Bộ Tài chính, gồm: Tiền học phí, tiền
tài liệu, tiền nghỉ trọ (theo phiếu thu của cơ sở đào tạo); chi phí đi lại từ
cơ quan đến nơi học tập cho mỗi đợt tập trung theo quy định tại Quyết định số
1797/2005/QĐ.UBT ngày 11/5/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Ngoài ra, được trợ cấp
đào tạo, bồi dưỡng như sau:
1. Đối với các lớp đào tạo tập
trung:
a) Học trong tỉnh và các tỉnh từ
Quảng Trị trở vào:
- Nam: 450.000 đ/người/tháng.
- Nữ: 500.000 đ/người/tháng.
b) Học ở các tỉnh từ Quảng Bình trở
ra:
- Nam: 550.000 đ/người/tháng.
- Nữ: 600.000 đ/người/tháng.
2. Đối với các lớp bồi dưỡng,
đào tạo tại chức:
Căn cứ thông báo tập trung của
cơ sở đào tạo, cán bộ, công chức đi học được hưởng trợ cấp cụ thể như sau:
a) Thời gian tập trung mỗi đợt từ
01 tháng trở lên:
+ Học trong tỉnh và các tỉnh từ
Quảng Trị trở vào:
- Nam: 450.000 đ/người/tháng.
- Nữ: 500.000 đ/người/tháng.
+ Học ở các tỉnh từ Quảng Bình
trở ra:
- Nam: 550.000 đ/người/tháng.
- Nữ: 600.000 đ/người/tháng.
b) Thời gian tập trung mỗi đợt từ
07 ngày đến dưới 01 tháng: Cán bộ, công chức đi học được hưởng trợ cấp 20.000
đ/người/ngày.
3. Học ở nước ngoài:
Cán bộ, công chức đi học các
khóa đào tạo, tu nghiệp ở nước ngoài và cán bộ được đào tạo theo các dự án, căn
cứ vào quy định của Bộ Tài chính và tình hình thực tế của địa phương, Ban Tổ chức
Tỉnh ủy, Sở Nội vụ tham mưu mức trợ cấp cụ thể trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ủy
ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
4. Cán bộ, công chức đi học
chính trị thuộc đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp theo Hướng dẫn số
38/HD/BTCTW ngày 30/3/2005 của Ban Tổ chức Trung ương, ngoài chế độ được quy định
tại Hướng dẫn số 38/HD/BTCTW được tỉnh trợ cấp bổ sung phần chênh lệch để ngang
với mức quy định chung của tỉnh.
5. Đối với cán bộ, công chức đi
học sau Đại học:
Cán bộ, công chức đi học sau Đại
học, ngoài việc hưởng chế độ trợ cấp theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, Điều
5 của Quy định này, được hỗ trợ thêm kinh phí thực hiện, bảo vệ thành công luận
án tốt nghiệp theo các mức sau:
- Tiến sĩ : 40.000.000 đ/người.
- Thạc sĩ : 30.000.000 đ/người.
- Bác sĩ, Dược sĩ Chuyên khoa cấp
II : 20.000.000 đ/người.
- Bác sĩ, Dược sĩ Chuyên khoa cấp
I : 15.000.000 đ/người.
Cán bộ, công chức học Thạc sĩ đạt
loại giỏi được tuyển thẳng đào tạo Tiến sĩ được tỉnh hỗ trợ kinh phí bảo vệ luận
án Tiến sĩ ở mức: 20.000.000 đ/người.
Cán bộ, công chức học chuyển tiếp
từ Thạc sĩ lên Tiến sĩ chỉ được hưởng hỗ trợ kinh phí thực hiện, bảo vệ thành
công luận án tốt nghiệp Tiến sĩ ở mức: 10.000.000 đ/người.
Bác sĩ, Dược sĩ học chuyển tiếp
từ chuyên khoa cấp I lên chuyên khoa cấp II được hưởng trợ cấp ở mức: 5.000.000
đ/người.
Ngoài ra, đối với những ngành
nghề đặc thù, kỹ thuật cao, Thường trực Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét
hỗ trợ thêm tùy từng trường hợp cụ thể.
6. Các chế độ trợ cấp thêm
a) Cán bộ, công chức đi học
ngoài tỉnh là người dân tộc thiểu số, khi đi học các lớp đào tạo, bồi dưỡng có
thời gian tập trung từ 01 tháng trở lên, ngoài chế độ trợ cấp theo quy định tại
các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, Điều 5 của Quy định này còn được trợ cấp thêm 150.000
đ/người/tháng.
b) Cán bộ, công chức đi học là nữ
đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, ngoài chế độ trợ cấp theo quy định tại
các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, Điều 5 của Quy định này còn được trợ cấp thêm như sau:
- Học các lớp đào tạo, bồi dưỡng
(một tháng trở lên) trong tỉnh và các tỉnh từ Quảng Trị trở vào: 500.000 đ/người/tháng.
- Học các lớp đào tạo, bồi dưỡng
(một tháng trở lên) ở các tỉnh từ Quảng Bình trở ra: 600.000 đ/người/tháng.
- Học các lớp đào tạo, bồi dưỡng
trong và ngoài tỉnh (thời gian tập trung mỗi đợt từ 07 ngày đến dưới 01 tháng):
20.000 đ/người/ngày.
c) Cán bộ, công chức đi học là nữ
đang nuôi con nhỏ từ 36 tháng tuổi đến 60 tháng tuổi được trợ cấp thêm bằng 50%
mức trợ cấp theo quy định tại Mục b, Khoản 6, Điều 5 của Quy định này.
Điều 6. Đối
với cán bộ, công chức thuộc Khoản 3, Điều 4 của Quy định này
Cán bộ, công chức được cơ quan,
đơn vị hỗ trợ học phí, tiền tài liệu, tiền tàu xe theo mức chi được quy định tại
Thông tư số 79/2005/TT-BTC ngày 15/9/2005 của Bộ Tài chính, cụ thể như sau:
a) Đối với cơ quan quản lý Nhà
nước: Kinh phí hỗ trợ trích từ nguồn kinh phí khoán biên chế hàng năm của cơ
quan.
b) Đối với đơn vị sự nghiệp:
Kinh phí hỗ trợ trích từ nguồn kinh phí hoạt động sự nghiệp hàng năm của đơn vị.
Ngoài ra, cán bộ, công chức được
cơ quan chủ quản quyết định chọn cử đi học sau Đại học còn được hưởng 50% mức hỗ
trợ làm luận án tốt nghiệp từ kinh phí đào tạo của tỉnh theo quy định tại Khoản
5, Điều 5 của Quy định này.
Điều 7. Đối
với cán bộ, công chức thuộc Khoản 4, Điều 4 của Quy định này
Cán bộ, công chức đi học ngoài
giờ hành chính, được sự đồng ý của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị để nâng cao trình
độ chuyên môn phù hợp với công việc đảm nhận, sau khi học xong tiếp tục làm việc
tại cơ quan, đơn vị cũ hoặc chấp hành theo sự phân công công tác của tổ chức sẽ
được trợ cấp một lần theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị. Kinh phí trợ
cấp được trích từ kinh phí đào tạo của tỉnh, cụ thể như sau:
- Tiến sĩ : 20.000.000 đ/người.
- Thạc sĩ : 15.000.000 đ/người.
- Đại học : 5.000.000 đ/người.
- Cao đẳng : 3.000.000 đ/người
(chỉ áp dụng đối với những ngành chưa được đào tạo ở bậc Đại học).
Chương III
KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT
Điều 8. Khen
thưởng
1. Giấy khen:
Cán bộ, công chức có kết quả học
tập đạt loại giỏi trở lên của các khóa đào tạo, bồi dưỡng được Thủ trưởng cơ
quan xem xét, tặng thưởng giấy khen, hoặc bổ sung vào thành tích làm việc tại
cơ quan để xem xét khen thưởng thi đua từng năm.
2. Nâng lương trước thời hạn:
Cán bộ, công chức do Thường trực
Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc do Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ, thừa ủy
nhiệm của Thường trực Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh, quyết định chọn cử đi học
các lớp đào tạo nếu đạt loại giỏi trở lên sẽ được xem xét nâng lương trước thời
hạn. Quy trình xem xét nâng lương trước thời hạn được thực hiện theo quy định của
pháp luật.
Điều 9. Kỷ
luật, bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng
1. Xử lý kỷ luật:
Cán bộ, công chức trong thời
gian được cử đi đào tạo, bồi dưỡng vi phạm quy chế đào tạo nhưng chưa đến mức bị
nhà trường buộc thôi học, nếu không có lý do chính đáng thì tùy theo mức độ sẽ
bị xử lý kỷ luật tại cơ quan theo quy định hiện hành.
2. Bồi thường chi phí đào tạo:
Cán bộ, công chức được hưởng chế
độ trợ cấp của tỉnh đang trong thời gian đi học mà tự ý bỏ học, chuyển trường,
không hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng, nghỉ việc hoặc không thực hiện
đúng sự phân công của tổ chức thì phải bồi thường chi phí do tỉnh trợ cấp trong
thời gian đi học. Mức bồi thường và cách thức bồi thường được quy định cụ thể tại
Nghị định số 54/2005/NĐ-CP ngày 19/4/2005 của Chính phủ về chế độ thôi việc, chế
độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức và Thông tư số
130/2005/TT-BNV ngày 07/12/2005 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện một số
điều của Nghị định số 54/2005/NĐ-CP.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Quản
lý và cấp phát kinh phí
Kinh phí đào tạo do Sở Tài chính
quản lý và cấp phát, cụ thể như sau:
- Cấp phát kinh phí trợ cấp cho
cán bộ, công chức thuộc đối tượng điều chỉnh của Quy định này.
- Cấp 50% mức trợ cấp làm luận
án tốt nghiệp sau Đại học khi cán bộ, công chức nhận được thông báo làm luận
văn tốt nghiệp của cơ sở đào tạo và cấp 50% còn lại sau khi cán bộ, công chức
nhận bằng tốt nghiệp.
- Chịu trách nhiệm theo dõi,
hàng năm dự trù kinh phí cấp phát và quyết toán kinh phí cho Trường Chính trị,
các Trung tâm bồi dưỡng Chính trị huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa
và các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận, và Đoàn thể có cán bộ, công chức, viên
chức đi học được hưởng trợ cấp.
Trong quá trình tổ chức thực hiện
Quy định này, nếu có vấn đề vướng mắc, phát sinh đề nghị các cơ quan, đơn vị phản
ảnh kịp thời về Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Sở Nội vụ để tổng hợp trình Thường trực
Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết cụ thể./.