ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TRÀ VINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 444/QĐ-UBND
|
Trà Vinh, ngày 06
tháng 4 năm 2015
|
QUYẾT
ĐỊNH
CÔNG
BỐ MỚI VÀ BÃI BỎ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ LAO ĐỘNG
- THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH TRÀ VINH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH TRÀ VINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày
08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số
48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các
nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày
7/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành
chính và báo cáo tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố mới 09 (chín) thủ tục hành chính và bãi bỏ 02
(hai) thủ tục hành chính đã được công bố theo Quyết định số 398/QĐ-UBND ngày 30/3/2012,
Quyết định số 1098/QĐ-UBND ngày 11/6/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh về
việc công bố mới, sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ thủ tục hành chính thuộc thẩm
quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Trà Vinh (kèm
theo phụ lục danh mục và nội dung thủ tục hành chính công bố mới và bãi bỏ).
Điều 2. Quyết
định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Tư pháp, Lao động - Thương
binh và Xã hội, Thủ trưởng các Sở - ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các huyện - thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thành Tâm
|
PHỤ
LỤC
THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH CÔNG BỐ MỚI VÀ BÃI BỎ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ LAO
ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH TRÀ VINH
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 444/QĐ-UBND ngày 06 tháng 4 năm 2015 của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)
Phần I.
DANH
MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Danh mục TTHC mới ban hành thuộc thẩm
quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Stt
|
Tên thủ tục hành
chính
|
Lĩnh vực: Dạy nghề
|
01
|
Thủ tục Cho phép thành lập trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề có
vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh
|
02
|
Thủ tục Cấp phép hoạt động dạy nghề đối với trường trung cấp nghề, phân hiệu của
trường trung cấp nghề có vốn đầu tư nước ngoài
|
03
|
Thủ tục Cấp phép hoạt động dạy nghề đối với
trung tâm dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài
|
04
|
Thủ tục Cấp phép bổ sung, điều chỉnh hoạt
động dạy nghề đối với trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề có vốn đầu tư
nước ngoài
|
05
|
Thủ tục Thẩm định, phê duyệt Đề án liên kết
đào tạo nghề trình độ trung cấp với cơ
sở dạy nghề của nước ngoài, cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài
|
Lĩnh vực: Bảo trợ xã hội
|
01
|
Tiếp nhận đối tượng xã hội vào chăm sóc
nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà ở xã hội thuộc thẩm quyền quản lý của
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
|
02
|
Cấp giấy phép hoạt động chăm sóc người
cao tuổi
|
03
|
Điều chỉnh, Cấp lại giấy
phép hoạt động chăm sóc người cao tuổi
|
04
|
Tiếp nhận đối tượng tự nguyện sống
tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội
|
2. Danh mục TTHC bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền
giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
STT
|
Số hồ sơ TTHC
|
Tên thủ tục hành
chính
|
Tên VBQPPL quy định
việc bãi bỏ, hủy bỏ thủ tục hành chính
|
I. Lĩnh vực Dạy nghề
|
01
|
T-TVH-194963-TT
|
Thủ tục Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt
động dạy nghề đối với trường Trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề có vốn đầu tư
nước ngoài
|
Thông tư số 23/2013/TT- BLĐTBXH ngày 16/10/2013
hướng dẫn một số điều về hợp tác, đầu tư
của nước ngoài trong lĩnh vực dạy nghề của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP
|
II. Lĩnh vực Bảo trợ xã hội
|
01
|
T-TVH-183307-TT
|
Thủ tục Tiếp nhận đối tượng xã hội vào nuôi
dưỡng tập trung tại cơ sở bảo trợ xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội quản lý
|
Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013
của Chính phủ
Thông tư 29/2014/TT-BLĐTBXH ngày 24/10/2014
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
|
Phần II.
NỘI
DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH.
I. Lĩnh vực: Dạy nghề
1. Cho phép
thành lập trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài
trên địa bàn tỉnh.
A. Nội dung thủ tục hành chính:
a) Trình tự thực hiện
thủ tục hành chính:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân
chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định và nộp tại Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả sẽ kiểm tra tính hợp lệ và nội dung của hồ sơ:
- Nếu hồ sơ hợp lệ sẽ ra biên nhận,
hẹn ngày trả kết quả.
- Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn
cá nhân hoặc
tổ chức làm
lại hoặc bổ sung thủ tục hành chính đầy đủ theo quy định.
Bước 2: Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội gửi hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trường, trung tâm tới Công
an tỉnh để xin ý kiến và thẩm tra hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trường trung
cấp nghề, trung tâm dạy nghề.
Trong thời hạn 05 ngày nếu hồ sơ không hợp lệ
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản trả lời cho tổ chức, cá nhân đề nghị
cho phép thành lập trường, trung tâm dạy nghề và nêu rõ lý do.
Bước 3: Tiếp nhận văn bản trả
lời của Công an tỉnh, lập báo cáo thẩm tra hồ sơ trình UBND tỉnh quyết định.
Trong 10 ngày làm việc UBND tỉnh ra quyết
định cho phép thành lập Trường Trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề có vốn đầu tư
nước ngoài.
Bước 4: Trả kết quả tại bộ
phận tiếp nhận hồ sơ và hoàn trả kết quả.
Lưu ý:
+ Khi đến nhận kết quả nhớ mang theo
phiếu hẹn trả kết quả
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả:
Buổi sáng từ 7 giờ đến 11 giờ, buổi chiều từ 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến
thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).
b) Cách thức thực hiện
thủ tục hành chính: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Văn phòng Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội.
c) Hồ sơ thực hiện thủ
tục hành chính:
* Thành phần
hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị cho phép thành lập trường
trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề.
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đầu
tư;
- Đề án chi tiết thành lập
trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề trong đó xác định rõ:
+ Tên gọi của cơ sở giáo
dục; mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục; phạm vi hoạt động giáo dục; văn bằng, chứng
chỉ sẽ cấp; dự kiến cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý, điều hành;
+ Dự kiến cụ thể kế hoạch
xây dựng, phát triển và quy mô đào tạo của cơ sở giáo dục trong từng giai đoạn,
trong đó làm rõ khả năng đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị;
chương trình giáo dục; đội ngũ nhà giáo phù hợp với quy định tại các Điều 29,
30, 31 của Nghị định 73/2012/NĐ-CP ngày 26/9/2012 của Chính phủ.
- Văn bản chấp thuận giao đất hoặc cho thuê
đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với
trường hợp phải xây dựng cơ sở vật chất (trong đó xác định rõ địa chỉ, diện
tích, mốc giới của khu đất) và thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn
có phù hợp với quy định và các giấy tờ
pháp lý liên quan;
- Dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, gồm
phần thuyết minh và thiết kế chi tiết trường trung cấp nghề đối với trường hợp phải xây dựng cơ sở vật chất;
- Văn bản chứng minh năng lực tài chính theo
mức quy định;
* Số lượng hồ
sơ: 06 (sáu) bộ, trong đó có 01 (một)
bộ gốc.
d) Thời hạn giải quyết
thủ tục hành chính: trong
thời hạn 50 làm việc ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong đó:
- Thời gian giải quyết tại Sở Lao Động - TB
và XH là 40 ngày làm việc
- Thời gian Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định
là 10 ngày làm việc
e) Đối tượng thực hiện
thủ tục hành chính: Tổ
chức, cá nhân
f) Cơ quan thực hiện thủ
tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội.
g) Kết quả thực hiện thủ
tục hành chính: Quyết
định
h) Phí, lệ phí thực hiện
thủ tục hành chính: không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai thực hiện thủ tục hành chính:
Văn bản đề nghị thành lập trường trung cấp
nghề, trung tâm dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài của cơ quan, tổ chức, cá nhân
Việt Nam và nước ngoài (Phụ lục 3a) ban hành kèm theo Thông tư số
23/2013/TT-BLĐTBXH ngày 16/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội)
j) Yêu cầu, điều kiện
thực hiện thủ tục hành chính:
1. Đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
2. Có Đề án
chi tiết thành lập trường cao đẳng nghề theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều
37 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP;
3. Đối với trường hợp phải xây dựng cơ sở vật
chất thì phải có văn bản giao đất hoặc cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi kèm dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất, gồm phần thuyết minh và thiết kế chi tiết cơ sở giáo dục và thỏa thuận về
nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định tại Khoản 6 Điều 29
của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP và các giấy tờ pháp lý liên quan;
4. Đối với trường hợp không phải xây dựng cơ
sở vật chất thì phải có thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định tại Khoản 6 Điều 29 của
Nghị định Nghị định số 73/2012/NĐ-CP và các giấy tờ pháp lý liên quan;
5. Có đủ năng lực tài chính theo mức quy định
tại Điều 28 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP, cụ thể: phải có suất đầu tư ít nhất
là 100 triệu đồng/học sinh (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn
đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có dự kiến quy mô đào tạo cao
nhất, nhưng không thấp hơn 100 tỷ đồng.
k) Căn cứ pháp
lý của thủ tục hành chính:
- Luật Dạy nghề;
- Nghị định số
73/2012/NĐ-CP ngày 26/9/2012 của Chính phủ Quy định về hợp tác, đầu tư của nước
ngoài trong lĩnh vực giáo dục;
- Thông tư số 23/2013/TT-BLĐTBXH ngày
16/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số
điều về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực dạy nghề của Nghị định số
73/2012/NĐ-CP.