ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4435/QĐ-UBND
|
Đà
Nẵng, ngày 01 tháng 10 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TRUYỀN THÔNG VỀ CẢI THIỆN VỆ
SINH CÁ NHÂN, VỆ SINH MÔI TRƯỜNG, SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2019-2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số
104/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/8/2000 ban hành Chiến lược quốc
gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 730/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ ngày 19/6/2012 về việc lấy ngày 02 tháng 7 hàng năm là Ngày
Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân;
Căn cứ Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày
26/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai Phong trào vệ sinh yêu nước
nâng cao sức khỏe nhân dân;
Căn cứ Quyết định số 1980/QĐ-TTg
ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về
Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 6847/QĐ-BYT
ngày 13/11/2018 của Bộ
Y tế phê duyệt Đề án truyền thông về cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông
thôn giai đoạn 2018 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1976/QĐ-UBND
ngày 17/5/2018 của UBND thành phố về việc ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình hành động số 18-CTr/TU ngày 31/01/2018 của Thành ủy
Đà Nẵng thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa
XII) về nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
Xét đề nghị của Sở Y tế tại Tờ
trình số 2696/TTr-SYT ngày 20/9/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực
hiện Đề án truyền thông về cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng
nước sạch nông thôn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2019-2025 và tầm
nhìn đến năm 2030 với các nội dung chính như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Tăng cường triển khai có hiệu quả các
hoạt động thông tin, truyền thông về cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
và sử dụng nước sạch nông thôn góp phần củng cố, nâng cao nhận thức và trách nhiệm thực hiện của cấp chính quyền, các sở, ban, ngành, đoàn thể
và các tầng lớp nhân dân về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
và sử dụng nước sạch nông thôn nhằm phòng chống dịch, bệnh và nâng cao sức khỏe
nhân dân trên địa bàn thành phố.
2. Mục tiêu cụ thể và các chỉ tiêu
đến năm 2025
a) Mục tiêu 1: Nâng cao nhận thức và trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền, các sở, ban,
ngành, đoàn thể trong việc thực hiện công tác truyền thông
về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn.
Chỉ tiêu cụ thể:
- 100% lãnh đạo cấp chính quyền, các
sở, ban, ngành và đoàn thể được tuyên truyền, phổ biến về ý nghĩa, tầm quan trọng
của công tác truyền thông về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước
sạch nông thôn.
- 100% các quận, huyện có kế hoạch triển khai hoặc đưa nội dung truyền thông vê cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ
sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn vào kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội.
- 100% các đoàn thể, tổ chức chính trị
xã hội đưa nội dung truyền thông về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng
nước sạch nông thôn vào kế hoạch hoạt động hàng năm, trung hạn và dài hạn.
b) Mục tiêu 2: Nâng cao nhận thức và
năng lực truyền thông của cán bộ làm công tác truyền thông
về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch
nông thôn.
Chỉ tiêu cụ thể:
- 100% quận, huyện và xã, phường tổ
chức tập huấn về phương pháp và kỹ năng truyền thông thay đổi hành vi về vệ
sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn cho cán bộ các
ban, ngành, đoàn thể có liên quan.
- 100% nhân viên y tế thôn bản, cộng
tác viên Dân số - Y tế được tập huấn về phương pháp và kỹ năng truyền thông và được cung cấp tài liệu truyền thông về vệ sinh cá nhân, vệ
sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn.
c) Mục tiêu 3: Nâng cao nhận thức và
thực hành của người dân nông thôn về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử
dụng nước sạch nông thôn.
Chỉ tiêu cụ thể:
- 100% các các quận, huyện hàng năm
có tổ chức các hoạt động hưởng ứng các sự kiện về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi
trường và sử dụng nước sạch nông thôn.
- 100% các các quận, huyện được cung
cấp các loại tài liệu truyền thông về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử
dụng nước sạch nông thôn.
- 85% các các quận, huyện triển khai
mô hình truyền thông về vệ sinh dựa vào cộng đồng phù hợp với điều kiện thực tế
trên địa bàn.
- 100% trạm y tế tuyến xã, phường,
trường học tổ chức truyền thông và có góc truyền thông vê vệ sinh cá nhân, vệ
sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn.
3. Tầm nhìn đến năm 2030
Đến năm 2030, phấn đấu các chỉ tiêu
đã đặt ra trong giai đoạn năm 2019 - 2025 đạt 100%; đảm bảo công tác truyền
thông về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn được
duy trì bền vững.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Khảo sát, đánh giá thực trạng công
tác truyền thông về cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước
sạch nông thôn trên địa bàn thành phố.
2. Xây dựng kế hoạch truyền thông, lồng
ghép các hoạt động truyền thông về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và nước
sạch nông thôn vào các chương trình, dự án có liên quan như Chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, dinh dưỡng, phòng chống dịch và các phong
trào của các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội.
3. Nâng cao năng lực truyền thông cho
cán bộ y tế và các ngành liên quan về vệ sinh cá nhân, vệ
sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn.
4. Triển khai các hoạt động truyền
thông thông qua các hình thức như:
- Tổ chức các sự kiện, chiến dịch
truyền thông: Tùy vào tình hình thực tế hàng năm, sẽ tổ chức mít tinh, chiến dịch
truyền thông, lễ phát động, hội thảo, tọa đàm... nhằm hưởng
ứng các sự kiện: Phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức
khỏe Nhân dân (02/7); Tuần lễ Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường; Ngày
môi trường Thế giới (05/6); Ngày Asean phòng chống sốt xuất huyết, Ngày Thế giới
rửa tay với xà phòng (15/11)...
+ Cấp thành phố: Tổ chức ít nhất 01
cuộc/năm.
+ Cấp quận, huyện, xã, phường: Tùy
theo điều kiện có thể tổ chức dưới nhiều hình thức như: mít tinh, chiến dịch
truyền thông, lễ phát động, hội thảo, tọa đàm, treo băng rôn, xe tuyên truyền
lưu động, phát thông điệp trên các phương tiện thông tin đại chúng...
- Truyền thông trên các phương tiện
thông tin đại chúng:
+ Tổ chức truyền thông gián tiếp
thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về ý nghĩa,
tâm quan trọng của sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường.
+ Tổ chức truyền thông gián tiếp
thông qua các trang mạng xã hội, tin nhắn tổng đài dịch vụ công của thành phố.
+ Tổ chức tuyên truyền trên Đài Truyền
thanh - Truyền hình quận, huyện; loa truyền thanh các xã, phường...
- Truyền thông trực tiếp: Lựa chọn các địa phương có tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh, tỷ lệ rửa tay bằng xà phòng, tỷ lệ người
dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh còn thấp để tổ chức truyền thông thông
qua các hình thức như: thăm hộ gia đình, tư vấn tại trạm y tế, lồng ghép với
các cuộc họp, tổ chức các buổi tọa đàm, nói chuyện, hội thi.
- Triển khai mô hình truyền thông về
vệ sinh dựa vào cộng đồng: Nghiên cứu, xây dựng các mô hình truyền thông về vệ
sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn. Đánh giá, tổ
chức lựa chọn triển khai các sáng kiến, mô hình phù hợp với thực
tế trong đó chú trọng triển khai áp dụng tại các địa bàn
còn tình trạng đi tiêu bừa bãi.
- Sản xuất, phân phối tài liệu truyền
thông.
5. Huy động nguồn lực, hợp tác quốc tế
và xã hội hóa cho công tác truyền thông thay đổi hành vi về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và nước sạch nông thôn.
6. Hoạt động giám sát, đánh giá kết
quả
- Giám sát chất lượng nước ăn uống,
sinh hoạt: Tiếp tục duy trì lấy mẫu, xét nghiệm nước giếng khoan, giếng đào, nước tự chảy tại các hộ gia đình thuộc huyện Hòa
Vang để đánh giá chất lượng.
- Giám sát, đánh giá kết quả các nội
dung hoạt động: Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, xây
dựng báo cáo, tổng kết việc thực hiện kế hoạch truyền thông (cấp thành phố: 01 cuộc/năm; cấp quận, huyện: 01 cuộc/quận,
huyện/năm).
7. Các hoạt động từ năm 2026 đến năm
2030: Duy trì, giám sát, đánh giá, điều chỉnh các hoạt động
truyền thông, các mô hình truyền thông cho phù hợp với từng
địa bàn; truyền thông trên các phương tiện thông tin đại
chúng, giám sát chất lượng nước ăn uống sinh hoạt.
(đính
kèm phụ lục)
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giải pháp về chính sách
- Triển khai thực hiện các chính
sách, quy định pháp luật đối với công tác truyền thông về vệ sinh cá nhân, vệ
sinh môi trường và nước sạch nông thôn như: Tiếp tục triển
khai thực hiện Quyết định số 730/QĐ-TTg ngày 19/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ
về việc lấy ngày 02/7 hàng năm là Ngày vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân
dân; Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 26/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức
triển khai phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân...
- Hỗ trợ, khuyến khích người dân nông
thôn tham gia triển khai công tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và nước sạch
nông thôn.
- Đề xuất đưa các chỉ tiêu về vệ sinh
cá nhân, vệ sinh môi trường và nước sạch nông thôn là một trong các chỉ tiêu
phát triển kinh tế xã hội của các địa phương.
- Rà soát, kiện toàn mạng lưới cán bộ
làm công tác truyền thông về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi
trường và nước sạch nông thôn.
2. Giải pháp về phối hợp liên ngành
- Tăng cường phối hợp giữa các ban,
ngành, đoàn thể và các cơ quan có liên quan để tổ chức chỉ đạo, triển khai lồng
ghép các hoạt động truyền thông, giáo dục vê vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
và nước sạch nông thôn trong các hoạt động của các cơ quan, đơn vị.
- Sử dụng mạng lưới truyền thông từ
thành phố đến xã, phường để tuyên truyền, phổ biến, vận động các cấp, các
ngành, đoàn thể và người dân thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh
môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn.
3. Giải pháp về chuyên môn, kỹ thuật
- Xây dựng các thông điệp, tài liệu
truyền thông đảm bảo đáp ứng các yếu tố đại chúng; ưu tiên các nội dung rửa tay
với xà phòng để phòng bệnh, tầm quan trọng của việc xây dựng, bảo quản và sử dụng
nhà tiêu hợp vệ sinh tại các hộ gia đình, trường học và trạm
y tế; vệ sinh môi trường nông thôn, xử lý rác; sử dụng các nguồn nước hợp vệ
sinh tại các hộ gia đình, trường học và trạm y tế.
- Các thông điệp và tài liệu truyền
thông đa dạng, phong phú, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ sử dụng, tập trung ưu tiên các tài liệu tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng như: pa
nô, áp phích, tờ rơi, tranh lật, tranh minh họa,... tổ chức
hưởng ứng các sự kiện về vệ sinh, ngày hội vệ sinh.
- Tăng cường chất lượng thông tin
trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt tại các xã của
huyện Hòa Vang. Mở các chuyên trang, chuyên mục trên các
phương tiện thông tin đại chúng về tầm quan trọng của công tác truyền thông về
vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và nước sạch nông thôn; chú trọng truyền thông trực tiếp thông qua đội ngũ y tế thôn
bản, cộng tác viên Dân số - Y tế hoặc cá nhân có uy tín tại
cộng đồng.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám
sát, đánh giá, tổng kết việc thực hiện các hoạt động của Kế hoạch.
4. Giải pháp về tài chính
- Bố trí kinh phí sự nghiệp trong dự
toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ
để triển khai các hoạt động truyền thông về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
và sử dụng nước sạch nông thôn.
- Thực hiện lồng ghép truyền thông của
các chương trình mục tiêu, các dự án, các nhiệm vụ, phong trào
có liên quan tới vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông
thôn để thực hiện các hoạt động của Kế hoạch.
- Huy động các nguồn vốn viện trợ, nguồn xã hội hóa ... để triển khai thực hiện Kế hoạch.
5. Giải pháp về hợp tác quốc tế,
xã hội hóa và ứng dụng công nghệ thông tin
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm trao
đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin về kinh nghiệm, mô hình, phương pháp và tài
liệu truyền thông.
- Tích cực xúc tiến và vận động viện
trợ từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các tổ chức
quốc tế, quỹ của các cơ quan đại diện nước ngoài, các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phục vụ đầu tư phát triển hệ thống nước sạch,
vệ sinh môi trường.
- Tăng cường công tác xã hội hóa, mời
gọi các tổ chức, doanh nghiệp giúp đỡ, đầu tư cho các hoạt động truyền thông
thay đổi hành vi về vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng, vệ sinh nhà tiêu hộ
gia đình, vệ sinh môi trường và nước sạch nông thôn, vệ sinh môi trường phòng
chống dịch bệnh.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin để quản lý và cung cấp thông tin về truyền thông vệ sinh cá nhân, vệ sinh
môi trường và nước sạch nông thôn.
IV. LỘ TRÌNH TRIỂN
KHAI
1. Giai đoạn 2019 - 2025: Triển khai các hoạt động trong Kế hoạch.
2. Giai đoạn 2025-2030: Tổng kết, đánh giá, điều chỉnh các hoạt động truyền thông, các mô hình
truyền thông cho phù hợp với từng địa bàn, phát huy kết quả của giai đoạn trước
nhằm đạt 100% các chỉ tiêu của Kế hoạch.
V. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
1. Nguồn kinh phí:
- Nguồn ngân sách địa phương.
- Nguồn kinh phí lồng ghép từ các chương
trình, dự án, đề án, quy hoạch, kế hoạch có liên quan của các đơn vị trong và
ngoài ngành y tế tại địa phương.
- Hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của
các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước,
các nhà tài trợ.
- Nguồn kinh phí hợp pháp khác.
2. Nội dung và mức chi: Thực hiện
theo các quy định tài chính hiện hành của Nhà nước.
3. Hằng năm, Sở Y tế có trách nhiệm
rà soát tình hình thực hiện nhiệm vụ các hoạt động theo Kế hoạch này, lập dự
toán kinh phí gửi Sở Kế hoạch và Đầu
tư (đối với nhiệm vụ chi đầu tư phát triển) và Sở Tài chính (đối với nhiệm vụ
chi thường xuyên) trước ngày 07 tháng 7.
VI. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Y tế:
- Là đầu mối tham mưu UBND thành phố
trong việc xây dựng Kế hoạch truyền thông về cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh
môi trường, sử dụng nước sạch nông thôn trên địa bàn thành phố.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành,
các tổ chức chính trị xã hội liên quan tổ chức triển khai
thực hiện kế hoạch.
- Chỉ đạo các đơn vị y tế trực thuộc
tổ chức thực hiện Kế hoạch trong lĩnh vực y tế.
- Kiểm tra, giám sát và định kỳ báo
cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về UBND thành phố va Bộ Y tế.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn: Phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị có liên quan chỉ đạo, triển khai các hoạt động truyền thông về nước sạch, vệ
sinh môi trường môi trường. Lồng ghép có hiệu quả với Chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng Nông thôn mới, các chương trình, dự án về nước sạch, vệ sinh môi
trường.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối
hợp với Sở Y tế và các đơn vị có liên quan chỉ đạo, triển khai các hoạt động truyền thông về vệ sinh môi trường, bảo vệ nguồn nước.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Tổ chức truyền thông, giáo dục kiến
thức vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh phòng bệnh cho toàn thể cán bộ,
giáo viên, nhân viên và học sinh, sinh viên.
- Phát huy các
mô hình, phân việc hiệu quả trong công tác đảm bảo vệ sinh
môi trường nâng cao sức khỏe trong trường học.
5. Sở Văn hóa và Thể thao: Phối hợp với
các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch tuyên truyền vận động người dân thực hiện
nếp sống văn minh, giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi
trường và sử dụng nước sạch; xóa bỏ các tập tục lạc hậu gây ảnh hưởng đến sức
khỏe.
6. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị liên quan chỉ đạo, định hướng các
cơ quan thông tấn báo chí tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước
sạch nông thôn.
7. Sở Ngoại vụ: Chủ trì đề xuất các
giải pháp tăng cường hợp tác quốc tế, tăng cường vận động các nguồn vốn viện trợ
của chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ nước
ngoài ở Việt Nam để đầu tư phát triển
hệ thống nước sạch, cải thiện vệ sinh môi trường trên địa
bàn thành phố.
8. Sở Tài chính: Hàng năm, trên cơ sở
dự toán của Sở Y tế và các sở, ngành, địa phương, Sở Tài chính xem xét, tổng hợp
vào dự toán ngân sách thành phố báo cáo UBND thành phố
trình HĐND thành phố phê chuẩn theo đúng quy định.
9. Sở Kế hoạch
và Đầu tư: Hàng năm, trên cơ sở đề xuất của các đơn vị và địa phương, tham mưu
UBND thành phố bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển và phối hợp với Sở Y tế, các đơn vị liên quan tiến hành các thủ tục tiếp nhận và sử dụng các
nguồn lực, hỗ trợ kỹ thuật từ nguồn vốn nước ngoài, vốn viện trợ phi chính phủ để thực hiện Kế hoạch.
10. Ủy ban nhân dân các quận, huyện:
Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch truyền
thông hoặc lồng ghép các nội dung truyền thông về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn vào
kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương; bố trí ngân sách, nhân lực,
cơ sở vật chất để triển khai thực hiện Kế hoạch tại địa
phương.
11. Đề nghị Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các đoàn thể phối hợp với Sở Y tế lồng
ghép các hoạt động trong các chương hình, kế hoạch của ngành để triển khai các
hoạt động truyền thông về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch
nông thôn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực kể từ ngày ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn Đại
biểu Quốc hội, HĐND và UBND thành phố, Giám đốc Sở Y tế, Chủ tịch UBND các quận,
huyện và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm thi hành quyết
định này./.
Nơi nhận:
- Như thành phần tổ chức
thực hiện;
- Bộ Y tế;
- TTTU, TTHĐND TP;
- CT, các PCT UBND TP;
- VP ĐĐBQH, HĐND&UBND TP: CVP, PCVP H.S.Trà;
- Lưu VT, VH-XH, SYT.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Trung Chinh
|
PHỤ LỤC
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH THỰC
HIỆN ĐỀ ÁN TRUYỀN THÔNG VỀ CẢI THIỆN VỆ SINH CÁ NHÂN, VỆ SINH MÔI TRƯỜNG, SỬ DỤNG
NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2019-2025 VÀ TẦM
NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Đính kèm Quyết định số 4435/QĐ-UBND ngày 01/10/2019 của Chủ tịch UBND
thành phố)
TT
|
Nội
dung hoạt động
|
Cơ
quan chủ trì
|
Cơ
quan phối hợp
|
Thời
gian thực hiện
|
1
|
Khảo sát, đánh giá thực trạng công
tác truyền thông về cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh
môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn trên địa bàn thành phố
|
Sở Y tế
|
UBND các quận, huyện
|
2019-2020
|
2
|
Nâng cao năng lực truyền thông cho cán bộ y tế và các ngành liên quan về về vệ sinh cá nhân, vệ
sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn
|
2.1
|
Đối với cấp thành phố tổ chức tập
huấn 01 lớp/năm
|
Sở Y tế
|
Các sở, ban ngành
|
2020
- 2022
|
2.2
|
Đối với cấp quận, huyện tổ chức tập
huấn: 01 lớp/năm và cấp xã, phường: 01 lớp/năm
|
UBND quận, huyện
|
Các ban, ngành, đoàn thể của quận;
UBND xã, phường
|
2020-2022
|
3
|
Triển khai các hoạt động truyền
thông
|
3.1
|
Tổ chức các sự kiện, chiến dịch
truyền thông
|
|
|
|
|
+ Cấp thành phố: Tổ chức ít nhất 01 cuộc/năm.
|
Sở Y tế
|
Các sở, ban ngành
|
2019-2025
|
|
+ Cấp quận, huyện, xã, phường: Tùy
theo điều kiện có thể tổ chức dưới nhiều hình thức như: mít tinh, chiến dịch
truyền thông, lễ phát động, hội thảo, tọa đàm, treo băng
rôn, xe tuyên truyền lưu động, phát thông điệp trên các phương tiện thông tin
đại chúng...
|
UBND quận, huyện
|
Các ban, ngành, đoàn thể của quận;
UBND xã, phường
|
|
3.2
|
Truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng
|
Sở Y tế
|
Sở Thông tin và Truyền thông; UBND
các quận, huyện
|
2019-2025
|
3.3
|
Triển khai mô hình truyền thông về
vệ sinh dựa vào cộng đồng
|
UBND quận, huyện
|
Sở Y tế
|
2019-2025
|
3.4
|
Sản xuất, phân phối tài liệu truyền
thông
|
Sở Y tế
|
Các sở,
ban ngành, UBND quận, huyện
|
2019-2025
|