Quyết định 441/QĐ-UBND năm 2009 ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy Quảng Ngãi về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành

Số hiệu 441/QĐ-UBND
Ngày ban hành 25/09/2009
Ngày có hiệu lực 25/09/2009
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Nguyễn Xuân Huế
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 441/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 25 tháng 09 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA TỈNH ỦY QUẢNG NGÃI VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
Căn cứ Quyết định số 3979/QĐ-BNN-KH ngày 15/12/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Chương trình hành động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Căn cứ Chương trình hành động số 29-CTr/TU ngày 19/11/2008 của Tỉnh ủy Quảng Ngãi thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1505/TTr-SNN&PTNT ngày 10/9/2009,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy Quảng Ngãi về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Huế

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA TỈNH ỦY QUẢNG NGÃI VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 441/QĐ-UBND ngày 25/9/2009 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

A. TỔNG QUAN VỀ THỰC TRẠNG NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI TRONG NHỮNG NĂM QUA

Sau 7 năm thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010, nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong tỉnh đã đạt được những thành tựu quan trọng, tạo tiền đề cho việc phát triển nhanh hơn ở giai đoạn tới.

1. Về nông nghiệp: tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất tiếp tục được duy trì ở mức khá; năng suất, chất lượng của nhiều loại cây trồng, vật nuôi được cải thiện; an ninh lương thực trên địa bàn được bảo đảm; sản xuất nông nghiệp ngày càng gắn kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến và thị trường; các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp, các tiến bộ kỹ thuật về giống ngày càng được chú trọng, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp được đầu tư với tỷ lệ đạt trên 45%, trong đó riêng khâu làm đất ở cây lúa đã đạt gần 70%.

2. Về nông dân: đời sống vật chất, tinh thần của nông dân trong tỉnh ngày càng được cải thiện; công tác xoá đói giảm nghèo thực hiện có hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn giảm dần. Số hộ sản xuất kinh doanh giỏi tăng hàng năm, chiếm gần 30% số hộ nông dân trong tỉnh. Hàng năm có từ 30.000 - 33.000 lao động, trong đó đại bộ phận là nông dân được tạo việc làm mới. Số lao động thiếu việc làm ở nông thôn ngày càng giảm; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề ngày càng tăng và đã đạt trên 21%.

3. Về nông thôn: kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn có bước phát triển đáng kể. Hệ thống thủy lợi được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp, phục vụ tưới, tiêu chủ động cho gần 50.000 ha canh tác, đồng thời đáp ứng một phần nhu cầu nước cho công nghiệp và sinh hoạt. Về giao thông, 100% số xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã. Tỷ lệ hộ dân ở nông thôn sử dụng điện đạt gần 97%. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh trên 60%. Các cơ sở giáo dục, y tế và các thiết chế văn hóa được đầu tư xây dựng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân nông thôn về học hành, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khkhỏe. Mạng lưới chợ nông thôn được chú trọng đầu tư nâng cấp, góp phần cho thương mại, dịch vụ ở nông thôn phát triển. Chương trình 134, 135 của Chính phủ đã góp phần đáng kể phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện miền núi.

Các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp tiếp tục được đổi mới. Kinh tế hộ giữ vai trò chủ yếu. Kinh tế trang trại tăng về số lượng và hiệu quả kinh doanh.

Một bộ phận hợp tác xã tiếp tục được đổi mới và phát triển. Các nông, lâm trường được tổ chức, sắp xếp lại.

Bên cạnh những thành tựu nổi bậc như đã nêu trên, nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong tỉnh còn những hạn chế chủ yếu sau:

- Về nông nghiệp: cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và cơ cấu sản xuất nông nghiệp chậm chuyển dịch, thiếu bền vững; năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất chưa cao, năng lực cạnh tranh của hàng hóa nông, lâm, thủy sản còn thấp thiếu gắn kết với thị trường.

- Về nông dân: Trình độ dân trí ở nông thôn còn thấp. Lao động thuần nông còn phổ biến, tỷ lệ thiếu việc làm còn cao. Tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn cao hơn mức bình quân chung của cả tỉnh, đặc biệt là các huyện miền núi. Đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần tuy có được cải thiện nhưng ở miền núi, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.

- Về nông thôn: cơ sở hạ tầng nông thôn, đặc biệt là nông thôn miền núi chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Quy hoạch phát triển nông thôn chậm được thực hiện. Ô nhiễm môi trường nông thôn có chiều hướng gia tăng. Bộ mặt nông thôn ở miền núi có khởi sắc nhưng chủ yếu chỉ tập trung ở huyện lỵ.

Cơ cấu kinh tế nông thôn chậm chuyển dịch, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn chậm phát triển, năng lực cạnh tranh yếu. Quy mô kinh tế hộ nhỏ bé, thiếu khả năng đầu tư phát triển. Vai trò kinh tế hợp tác và hợp tác xã chưa được phát huy. Các nông lâm trường đã được sắp xếp lại nhưng hoạt động sản xuất – kinh doanh còn hạn chế, hiệu quả thấp.

Những khó khăn, hạn chế của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong tỉnh là do các nguyên nhân chủ yếu sau đây:

- Về khách quan:

+ Điều kiện tự nhiên không thuận lợi: đất đai ít, độ màu mở thấp, địa hình chia cắt, phức tạp nhất là ở miền núi, thường xuyên bị bão lũ gây thiệt hại lớn về con người, tài sản, hoa màu và cơ sở hạ tầng.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ