Quyết định 436/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí của Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, giai đoạn 2021-2030 do tỉnh Đồng Nai ban hành

Số hiệu 436/QĐ-UBND
Ngày ban hành 20/03/2023
Ngày có hiệu lực 20/03/2023
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Võ Văn Phi
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 436/QĐ-UBND

Đồng Nai, ngày 20 tháng 3 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN DU LỊCH SINH THÁI, NGHỈ DƯỠNG, GIẢI TRÍ CỦA BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ TÂN PHÚ, GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Luật Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Nai về phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng;

Căn cứ Quyết định số 1017/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về phê duyệt Phương án Quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021-2030 của Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 5840/TTr-SNN ngày 10 tháng 11 năm 2022, Văn bản số 6739/SNN-CCKL ngày 27 tháng 12 năm 2022 và Văn bản số 238/SNN-CCKL ngày 21 tháng 01 năm 2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí của Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, giai đoạn 2021 - 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Muc tiêu Đề án

a) Mục tiêu chung

- Khai thác tiềm năng môi trường sinh thái tự nhiên của khu rừng một cách hợp lý để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và giáo dục môi trường tại Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú;

- Thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, phát triển kinh tế xã hội địa phương gắn với tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng;

- Tạo nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh nghỉ dưỡng, giải trí và cho thuê môi trường rừng để từng bước tự chủ, cân đối nguồn thu chi nhằm giảm bớt phần kinh phí của Nhà nước đầu tư cho các hoạt động quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng; tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương sống gần rừng, chia sẻ các nguồn lợi ích từ hoạt động du lịch sinh thái mang lại để hạn chế các tác động xấu đến rừng, từng bước nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng đến với người dân;

- Thông qua hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, giáo dục cho du khách, cộng đồng địa phương ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên.

b) Mục tiêu cụ thể

- Về kinh tế: Đến năm 2025, lượng khách du lịch đến Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú đạt 330.000 lượt/năm, trong đó khách nội địa đạt khoảng 264.000 lượt/năm, khách quốc tế đạt khoảng 66.000 lượt/năm và doanh thu từ hoạt động du lịch đạt khoảng 176 tỷ đồng/năm. Đến năm 2030 đạt 730.000 lượt khách/năm, trong đó khách nội địa đạt khoảng 584.000 lượt/năm, khách quốc tế đạt khoảng 146.000 lượt/năm và doanh thu đạt khoảng 460 tỷ đồng/năm; đầu tư cho hoạt động du lịch giai đoạn 2022-2025 khoảng 769 tỷ đồng, giai đoạn 2026-2030 khoảng 2.031 tỷ đồng.

- Về xã hội: Đến năm 2025, hoạt động du lịch sinh thái mang lại việc làm cho 1.000-1.500 lao động địa phương và lân cận, trong đó có khoảng 20 lao động do Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú quản lý. Đến năm 2030, đem lại 1.500 - 2.000 lao động địa phương lân cận, trong đó có khoảng 40 lao động do Ban quản lý rừng hộ Tân Phú quản lý. Chú trọng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, tạo điều kiện, hỗ trợ cộng đồng dân cư địa phương phát triển hạ tầng tại các khu vực có tiềm năng và khu vực chủ sở hữu của cộng đồng. Đồng thời, huy động và sử dụng các sản phẩm do cộng đồng sản xuất trong phát triển du lịch.

- Về môi trường: Thông qua hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí góp phần tuyên truyền, giáo dục cho người dân địa phương và du khách các giá trị tự nhiên, lịch sử - văn hóa của địa phương, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, giảm thiểu các tác động của người dân ảnh hưởng đến tài nguyên rừng, nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phòng cháy chữa cháy rừng.

2. Phạm vi

Thực hiện trên tổng diện tích tự nhiên 18.050,1 ha do Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú quản lý.

3. Nội dung

3.1. Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch và các loại sản phẩm du lịch

- Tài nguyên thiên nhiên: Tổng diện tích tự nhiên Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú đang quản lý là 18.050,10 ha, trong đó:

[...]