Quyết định 43/QĐ-UB năm 1982 về việc thành lập Sở Tư pháp trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu | 43/QĐ-UB |
Ngày ban hành | 27/03/1982 |
Ngày có hiệu lực | 27/03/1982 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký | Lê Quang Chánh |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 43/QĐ-UB |
TP. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 3 năm 1982 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP SỞ TƯ PHÁP TRỰC THUỘC UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH
- Căn cứ vào Luật tổ chức Hội
đồng nhân dân và Ủy ban hành chánh các cấp ngày 27 tháng 10 năm 1962;
- Căn cứ vào Nghị định số 143-HĐBT ngày 22/11/1981 của Hội đồng Bộ trưởng quy định
chức năng nhiệm vụ quyền hạn, tổ chức Bộ Tư pháp và hệ thống tư pháp trong cả
nước và thông tư số 08/TT ngày 6/1/1982 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện Nghị
định 143-HĐBT;
- Xét đề nghị của đồng chí Trưởng Ban Tổ chức chánh quyền ;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.- Nay thành lập Sở Tư pháp trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố.
Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý thống nhất các công việc về tư pháp trong phạm vi thành phố, đồng thời là cơ quan thuộc hệ thống tư pháp chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Bộ Tư pháp.
Sở Tư pháp được sử dụng con dấu riêng và mở tài khoản ở Ngân hàng theo quy định của Nhà nước.
Điều 2.- Sở Tư pháp có nhiệm vụ sau đây :
1/ Quản lý thống nhất việc ban hành văn bản pháp quy của các cơ quan thành phố :
- Lập chương trình xây dựng văn bản pháp quy của Ủy ban nhân dân thành phố và đôn đốc thực hiện chương trình đó, sau khi được Ủy ban nhân dân thành phố thông qua.
- Hướng dẫn cơ quan Sở, Ban, ngành thành phố và Ủy ban nhân dân quận huyện về mặt nghiệp vụ trong công tác dự thảo văn bản pháp quy, thẩm tra các văn bản đó trước khi Ủy ban nhân dân thành phố ban hành.
- Trực tiếp dự thảo các văn bản pháp quy do Ủy ban nhân dân thành phố giao cho.
- Thẩm tra tính hợp pháp của các văn bản pháp quy do các Sở và Ủy ban nhân dân các quận huyện, phường xã ban hành.
2/ Quản lý về mặt tổ chức bộ máy, biên chế, kinh phí hoạt động các Tòa án nhân dân quận, huyện. Phối hợp chặt chẽ với Tòa án nhân dân thành phố trong công tác này.
3/ Quản lý các công tác tư pháp khác tại thành phố bao gồm : công tác công chứng, giám định tư pháp, chấp hành án, hoạt động của Đoàn Luật sư, hội thẩm nhân dân v.v…
4/ Đặt kế hoạch và hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trong thành phố.
5/ Đào tạo bồi dưỡng cán bộ thuộc hệ thống tư pháp theo sự phân cấp của Bộ Tư pháp. Bồi dưỡng kiến thức pháp lý cho những cán bộ cần thiết, công tác ở các cơ quan Nhà nước và các đoàn thể thuộc thành phố.
6/ Tổng kết tình hình ban hành văn bản pháp quy, tình hình thi hành pháp luật tại thành phố.
7/ Làm tư vấn cho Ủy ban nhân dân về các vấn đề pháp lý.
Điều 3.- Để thực hiện những nhiệm vụ trên đây Sở Tư pháp có quyền hạn :
1/ Báo cáo và kiến nghị với Ủy ban nhân dân về việc sửa đổi hoặc bãi bỏ những văn bản không thích hợp đã mất hiệu lực hoặc chồng chéo nhau, trái với pháp luật của cơ quan quản lý cấp dưới.
2/ Được Ủy ban nhân dân giao cho chủ trì công tác xây dựng văn bản pháp quy, tuyên truyền giáo dục pháp luật tại thành phố.
3/ Bàn bạc và phối hợp chặt chẽ với Tòa án nhân dân thành phố trong việc xây dựng quy chế và áp dụng các quy chế của Bộ Tư pháp về công tác quản lý về tổ chức Tòa án và quàn lý công tác tư pháp khác.
4/ Phân bố và quản lý việc thực hiện biên chế cho Tòa án quận, huyện theo sự hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
- Liên hệ chặt chẽ với Tòa án nhân dân thành phố và các cơ quan có liên quan cấp thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện trong việc bầu cử Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân quận, huyện.
- Kiểm tra về mặt tổ chức các Tòa án quận, huyện.
- Chỉ đạo nghiệp vụ các Ban Tư pháp quận, huyện.