Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quyết định 4222/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 - 2030

Số hiệu 4222/QĐ-UBND
Ngày ban hành 09/11/2021
Ngày có hiệu lực 09/11/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Hoàng Nghĩa Hiếu
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4222/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 09 tháng 11 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GẮN VỚI CHẾ BIẾN, TIÊU THỤ SẢN PHẨM TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Chăn nuôi năm 2018, Luật Thú y năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045;

Căn cứ Quyết định số 194/QĐ-UBND ngày 22/01/2020 của UBND tỉnh về việc ban hành chương trình công tác năm 2021 của UBND tỉnh Nghệ An;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 3976/TTr-SNN.CNTY ngày 27/10/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Đề án phát triển chăn nuôi gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2030” với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu chung

Phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đồng thời đẩy mạnh chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi truyền thống; sản phẩm chăn nuôi hàng hóa được sản xuất chủ yếu trong các trang trại, hộ chăn nuôi chuyên nghiệp bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường, đối xử nhân đạo với vật nuôi, đáp ứng yêu cầu chất lượng, an toàn thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; đẩy mạnh chăn nuôi theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến và thị trường tiêu thụ; phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và chế biến sâu nhằm đa dạng hóa các sản phẩm chăn nuôi; xây dựng và phát triển các phương thức kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi phù hợp với thực tiễn và yêu cầu của thị trường nhằm giảm chi phí trung gian, ổn định đầu ra, thúc đẩy ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Trên cơ sở hiện trạng ngành chăn nuôi giai đoạn 2010-2020, định hướng phát triển ngành giai đoạn 2021-2030 và các tiềm năng, lợi thế của tỉnh trong phát triển chăn nuôi. Mục tiêu cụ thể của đề án được xác định như sau:

 TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2020

Năm 2025

Năm 2030

1

Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất ngành chăn nuôi giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026-2030

%

5,29

(gđ 2016-2020)

5-5,5

4,4-5

2

Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp

%

47,55

48,5-49

50-50,5

3

Phát triển tổng đàn các loại vật nuôi

 

 

 

 

-

Đàn lợn

Con

904.744

1.100.000

1.300.000

-

Đàn gia cầm

Con

27.848.000

32.000.000

35.000.000

-

Đàn bò

Con

485.900

530.000

560.000

 

+ Bò thịt

Con

416.838

445.000

465.000

 

+ Bò sữa

Con

69.062

85.000

95.000

-

Đàn trâu

Con

268.320

260.000

250.000

-

Đàn dê

Con

241.219

285.000

320.000

4

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng

Tấn

252.206

334.000

412.000

-

Thịt lợn

Tấn

136.764

180.000

225.000

-

Thịt gia cầm

Tấn

81.819

110.000

130.000

-

Thịt bò

Tấn

19.582

27.000

37.200

-

Thịt trâu

Tấn

12.128

13.920

15.290

-

Thịt dê

Tấn

1.913

3.080

4.510

5

Sản lượng sữa tươi

Tấn

241.868

350.000

450.000

6

Sản lượng trứng

Triệu quả

622

720

820

7

Tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi được sản xuất ứng dụng công nghệ cao, theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn (GAHP, hữu cơ,...)

 

 

 

 

-

Thịt lợn

%

30

55-60

65-70

-

Thịt, trứng gia cầm

%

20

30-35

40-45

-

Thịt trâu, bò

%

11,5

25-30

40-45

-

Sữa tươi

%

96

98

100

8

Tỷ lệ gia súc, gia cầm được giết mổ tập trung, công nghiệp

%

25

40-50

70-80

9

Tỷ trọng thịt gia súc, gia cầm được chế biến so với tổng sản lượng thịt

%

10,5

20-25

30-35

10

Giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi

Triệu USD

10,8

20

35

2. Nội dung, nhiệm vụ Đề án

2.1. Phát triển các loại vật nuôi

2.1.1. Chăn nuôi lợn

- Quy mô đàn lợn: Trong các loại sản phẩm nông nghiệp, thịt lợn chiếm tỷ trọng khá lớn và được xác định là sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030. Dự báo thời gian tới đàn lợn của tỉnh phát triển mạnh theo hướng chăn nuôi tập trung, công nghiệp. Đến năm 2025 tổng đàn lợn đạt 1,1 triệu con (đàn lợn ngoại 770 nghìn con, chiếm khoảng 70% tổng đàn). Đến năm 2030, tổng đàn lợn đạt 1,3 triệu con (đàn lợn ngoại 1,0 triệu con, chiếm khoảng 76,9% tổng đàn).

Trong đó, đàn lợn và sản lượng thịt lợn sản xuất áp dụng công nghệ, công nghệ cao, theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn (GAHP, hữu cơ,...): Đến năm 2025 khoảng 600 - 650 nghìn con, sản lượng thịt 100.000 - 110.000 tấn, chiếm 55-60% tổng đàn và tổng sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng; năm 2030 khoảng 850- 900 nghìn con, sản lượng thịt 150.000 - 160.000 tấn, chiếm 65- 70% tổng đàn lợn và sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng.

- Địa bàn phân bố đàn lợn:

+ Phát triển, tăng đàn lợn tại các huyện miền núi và núi cao như Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Anh Sơn, Thanh Chương, Con Cuông,.... Dự kiến, năm 2025 đàn lợn vùng miền núi thấp và núi cao khoảng 800 nghìn con, chiếm 73% tổng đàn và khoảng 1.050 nghìn con vào năm 2030, chiếm 80% tổng đàn.

+ Giảm đàn lợn tại các huyện vùng đồng bằng như Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghi Lộc, Diễn Châu,... Đến năm 2025, đàn lợn tại các huyện vùng đồng bằng khoảng 300.000 con, chiếm 27% tổng đàn lợn toàn tỉnh và năm 2030 khoảng 250 nghìn con, chiếm 20% tổng đàn.

- Phương thức chăn nuôi lợn: Tiếp tục chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại, hạn chế chăn nuôi trong nông hộ và các cơ sở không đảm bảo điều kiện theo quy định của Luật Chăn nuôi, gây ô nhiễm môi trường. Đến năm 2025, đàn lợn trong trang trại chiếm khoảng 60% và năm 2030 khoảng 80% tổng đàn.

- Nhiệm vụ cụ thể:

+ Tập trung phát triển chăn nuôi lợn trang trại ứng dụng công nghệ, công nghệ cao với các giống cao sản như Yorkshire, Landrace, Duroc, Pidu, Pietrain, bổ sung một số giống mới trong nước và trên thế giới có năng suất cao; đồng thời duy trì các giống lợn nội như Móng Cái, lợn đen địa phương phù hợp với điều kiện chăn nuôi nông hộ.

+ Tổ chức rà soát, quy hoạch, bố trí các địa điểm tại các địa phương có đủ diện tích đất, cách xa khu dân cư hình thành các vùng chăn nuôi tập trung; di dời các cơ sở chăn nuôi lợn trong khu vực nội thành, nội thị, khu dân cư ra các vùng chăn nuôi tập trung. Không khuyến khích phát triển trang trại chăn nuôi quy mô lớn tại các địa phương vùng đồng bằng.

[...]