Kế hoạch 55/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Số hiệu 55/KH-UBND
Ngày ban hành 14/02/2022
Ngày có hiệu lực 14/02/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Thanh Bình
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 55/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 14 tháng 02 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Thực hiện Quyết định số 157/QĐ-TTg ngày 01 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2030 (Quyết định số 157/QĐ-TTg); Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tổ chức tuyên truyền sâu rộng nội dung Quyết định số 157/QĐ-TTg đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, doanh nghiệp và người dân về các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển sản phẩm quốc gia.

2. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào sản xuất, phát triển các sản phẩm quốc gia nhằm tăng năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm quốc gia tại thị trường trong nước và quốc tế. Phấn đấu đến năm 2030, hình thành, đề xuất và phát triển 01 sản phẩm chủ lực của tỉnh trở thành sản phẩm quốc gia.

3. Tăng cường, ưu tiên, khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp nghiên cứu, phát triển mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường trong nước và quốc tế và nâng cao khả năng cạnh tranh đối với các sản phẩm chủ lực của tỉnh vả sản phẩm quốc gia đã được phê duyệt.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tuyên truyền, phổ biến Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 157/QĐ-TTg trên các thông tin đại chúng với các hình thức phù hợp nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội và các nội dung, kết quả, sản phẩm của Chương trình; thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp đối với hoạt động của Chương trình.

Cơ quan chủ trì: Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương và các đoàn thể liên quan tổ chức thực hiện.

2. Đánh giá thực trạng các sản phẩm chủ lực của tỉnh để nghiên cứu, đề xuất bổ sung danh mục sản phẩm quốc gia.

a) Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng sản xuất, kinh doanh các sản phẩm chủ lực của tỉnh như: sản phẩm tinh dầu tràm Huế, sản phẩm sen Huế, sản phẩm mai vàng Huế, các sản phẩm dược liệu,..., một số sản phẩm tiềm năng khác.

- Đánh giá hiện trạng sản xuất, chế biến và liên kết tiêu thụ sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh.

- Đánh giá các nguồn lực về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến phát triển sản xuất, chế biến các sản phẩm chủ lực của tỉnh.

- Thực trạng chuỗi tiêu thụ sản phẩm chủ lực của tỉnh.

- Hiện trạng về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, công nghệ chế biến, sản xuất, nguồn nhân lực.

- Công tác quảng bá, giao thương, mở rộng thị trường kết ni tiêu thụ sản phẩm chủ lực.

b) Nghiên cứu, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp để hỗ trợ, thúc đẩy phát triển sản phẩm chủ lực của tỉnh đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1 mục II Điều 1 Quyết định số 157/QĐ-TTg và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định để xây dựng đề xuất sản phẩm quốc gia.

Cơ quan chủ trì: Giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương, các đoàn thể liên quan tổ chức thực hiện.

3. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, đổi mới công nghệ phục vụ việc hình thành và phát triển các sản phẩm quốc gia.

a) Triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu làm chủ công nghệ tiên tiến, tăng cường ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hỗ trợ hình thành và phát triển các sản phẩm quốc gia.

b) Tìm kiếm, lựa chọn nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ tiên tiến; nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ, giải mã, làm chủ và cải tiến công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh và của Việt Nam.

c) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, trao đổi thông tin với các chuyên gia, tổ chức khoa học, công nghệ ngoài nước có uy tín nhằm giải quyết những vấn đề khoa học, công nghệ phức tạp trong nước; hình thành các nhóm nghiên cứu đủ năng lực tiếp thu, làm chủ, hoàn thiện và sáng tạo công nghệ mới phục vụ mục tiêu phát triển sản phẩm quốc gia.

d) Ưu tiên bố trí đủ kinh phí cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, kinh phí tìm kiếm thông tin, mua quyền sở hữu, quyền sử dụng và bí quyết công nghệ, thuê chuyên gia, tư vấn trong nước, ngoài nước hỗ trợ phát triển sản phẩm quốc gia trên địa bàn tỉnh.

- Cơ quan chủ trì: Giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương, các đoàn thể liên quan tổ chức thực hiện.

4. Tư vấn, hỗ trợ xây dựng và phát triển các tổ chức, doanh nghiệp điển hình sản xuất sản phẩm quốc gia.

a) Thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu hoàn thiện công nghệ, dây chuyền công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm quốc gia và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm quốc gia tại thị trường trong và ngoài nước.

b) Xây dựng, triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm quốc gia; ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm quốc gia phát triển bền vững và đủ năng lực tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ