Quyết định 4210/QĐ-UBND năm 2015 về Đề án "Phát triển y tế miền Tây tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 - 2020"

Số hiệu 4210/QĐ-UBND
Ngày ban hành 21/09/2015
Ngày có hiệu lực 21/09/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Đinh Thị Lệ Thanh
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4210/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 21 tháng 09 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN " ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN Y TẾ MIỀN TÂY TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2015 - 2020"

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị quyết số 46/NQ-TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Nghị quyết số 26-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020;

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030; số 620/QĐ-TTg ngày 12/5/2015 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020; số 2355/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 10- NQ/TU ngày 04/4/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh phát triển sự nghiệp y tế Nghệ An đến năm 2020;

- Căn cứ Quyết định số 97/2010/QĐ-UBND ngày 06/12/2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án Quy hoạch mạng lưới khám chữa bệnh tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2020;

Căn cứ Quyết định số 6169/QĐ-UBND ngày 20/12/2010 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế Nghệ An tại Tờ trình số 2202/TTr-SYT ngày 01/9/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Đề án " Phát triển y tế miền Tây tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 - 2020" (Có Đề án kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Y tế; Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Thị Lệ Thanh

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN Y TẾ MIỀN TÂY TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2015 ĐẾN 2020
(Kèm theo Quyết định số 4210 /QĐ-UBND ngày 21/09 /2015 của UBND tỉnh Nghệ An)

Phần I

SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH ĐỀ ÁN

I. Đặc điểm tình hình và thực trạng y tế tại các huyện miền Tây tỉnh Nghệ An

1. Đặc điểm tình hình

Miền Tây Nghệ An có diện tích tự nhiên 13.747 km2, chiếm 83% diện tích toàn tỉnh, có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương, Tân Kỳ, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hòa (gọi chung là huyện miền Tây), có 217 đơn vị hành chính cấp xã (2.560 thôn/ bản), trong đó có 195 xã miền núi (101 xã khu vực 3; 51 xã khu vực 2; 55 xã khu vực 1; 1.159 thôn/bản đặc biệt khó khăn), 27 xã biên giới với 419 km đường biên với nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, có cửa khẩu quốc tế (Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn), cửa khẩu quốc gia Thanh Thủy, huyện Thanh Chương và 03 cửa khẩu phụ (Tam Hợp, huyện Tương Dương; Thông Thụ, huyện Quế Phong và Cao Vều, huyện Anh Sơn).

Dân số miền Tây 1.105.683 người (chiếm 41% dân số toàn tỉnh), mật độ dân số bình quân 40 người/km2 (chung toàn tỉnh 184 người/km2), đồng bào dân tộc thiểu số có 442.787 người (chiếm 40% dân số toàn miền) gồm 6 dân tộc anh em sinh sống.

Miền Tây có địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của tỉnh và khu vực Bắc Trung bộ. Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, của Tỉnh cũng như của Ngành y tế chăm lo sức khỏe đồng bào các dân tộc, tuy nhiên còn nhiều khó khăn, địa bàn phức tạp, điều kiện kinh tế, xã hội chậm phát triển, hủ tục lạc hậu vẫn còn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh dịch bệnh (sốt rét,..), các tệ nạn xã hội như: Tiêm chích ma túy, mại dâm, nhiễm HIV/AIDS có chiều hướng gia tăng.

Công tác y tế trong mấy năm gần đây tuy đã chuyển biến tích cực, song vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Phát triển y tế miền Tây vừa là yêu cầu, nguyện vọng của đồng bào các dân tộc trong vùng, vừa là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh lâu dài của tỉnh và cả nước.

2. Thực trạng công tác y tế 11 huyện miền Tây tỉnh Nghệ An

[...]