Quyết định 417/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ luật sư đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Số hiệu 417/QĐ-UBND
Ngày ban hành 11/04/2013
Ngày có hiệu lực 11/04/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hòa Bình
Người ký Bùi Văn Tỉnh
Lĩnh vực Dịch vụ pháp lý

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 417/QĐ-UBND

Hòa Bình, ngày 11 tháng 4 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ LUẬT SƯ ĐẾN NĂM 2020, TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Luật sư ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Quyết định số 1072/QĐ-TTg ngày 05/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 481/TTr-STP ngày 20/3/2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Đề án phát triển đội ngũ luật sư đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tư pháp, Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ nhiệm Đoàn Luật sư; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

CHỦ TỊCH




Bùi Văn Tỉnh

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ LUẬT SƯ ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số:417 /QĐ-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)

Phần 1

SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Đảng ta xác định một trong các đặc trưng cơ bản của nhà nước ta hiện nay là: “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo”. Nhằm cụ thể hóa và tổ chức thực hiện tốt chủ trương trên, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 48-NQ/TW về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đặt ra định hướng phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, vững về bản lĩnh chính trị, trong sáng về đạo đức nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, phục vụ cho công cuộc cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, ngày 05 tháng 02 năm 2005 Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách lớn của Đảng và nhà nước là đào tạo, bồi dưỡng để hình thành và phát triển được đội ngũ chuyên gia pháp luật và luật sư am hiểu luật pháp quốc tế, giỏi ngoại ngữ, có đủ khả năng tham gia tranh tụng quốc tế.

Để bảo đảm phát triển đội ngũ luật sư phục vụ cho công cuộc cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế trên địa bàn tỉnh, việc xây dựng Đề án phát triển đội ngũ luật sư đến năm 2020 tại tỉnh Hòa Bình là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Luật Luật sư được Ủy ban Thường vụ Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007;

2. Quyết định số 1072/QĐ-TTg ngày 05/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020”.

II. THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG LUẬT SƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

1. Về đội ngũ luật sư

Số lượng luật sư ở tỉnh Hòa Bình là rất ít, lại luôn luôn biến động: Năm 2007 có 06 luật sư; giai đoạn từ năm 2007-2012, đã kết nạp được 10 luật sư (trong đó có 04 luật sư trẻ), nhưng sau đó cả 04 luật sư này đều xin rút khỏi danh sách luật sư để đi làm công tác khác hoặc gia nhập Đoàn luật sư ở địa phương khác, một số luật sư đã qua đời nên cho đến nay Đoàn luật sư tỉnh Hòa Bình chỉ có 09 luật sư. Các luật sư chủ yếu nguyên là cán bộ trong các cơ quan khối Nội chính, khi nghỉ hưu mới gia nhập Đoàn Luật sư nên hầu hết các luật sư đã có thời gian gắn bó với địa phương, có kinh nghiệm và thời gian hành nghề luật sư.

Hiện tại, các luật sư chủ yếu hành nghề trong các lĩnh vực là: Hình sự, Dân sự và Trợ giúp pháp lý, các lĩnh vực pháp luật khác như Hành chính, Kinh tế… tỷ lệ vụ việc luật sư tham gia còn thấp, mức độ chuyên môn hóa trong hành nghề luật sư không cao; chưa có luật sư hoạt động hành nghề trong lĩnh vực thương mại quốc tế, giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.

2. Về tổ chức hành nghề luật sư

[...]