Quyết định 415/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tỉnh Tuyên Quang

Số hiệu 415/QĐ-UBND
Ngày ban hành 24/12/2015
Ngày có hiệu lực 24/12/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Trần Ngọc Thực
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 415/QĐ-UBND

Tuyên Quang, ngày 24 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT TỈNH TUYÊN QUANG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Hóa chất; Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 20/2013/TT-BCT ngày 05 tháng 8 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định về Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp;

Căn cứ Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc hại;

Thực hiện Văn bản số 10362/BCT-HC ngày 13 tháng 01 năm 2013 của Bộ Công Thương hướng dẫn về việc xây dựng Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh.

Theo đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 43/TTr-SCT ngày 10 tháng 12 năm 2015 về việc Phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tỉnh Tuyên Quang,

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tỉnh Tuyên Quang (có kế hoạch chi tiết kèm theo), với những nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu

- Giảm thiểu nguy cơ xẩy ra sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh và hạn chế đến mức thấp nhất sự ảnh hưởng của sự cố hóa chất đến con người và môi trường.

- Là cơ sở để các lực lượng của tỉnh chủ động triển khai và phối hợp trong công tác ứng phó với các sự cố hóa chất có thể xẩy ra trên địa bàn tỉnh.

2. Phân cấp mức độ nguy hiểm của sự cố hóa chất

2.1. Cấp cơ sở

Sự cố hóa chất xảy ra ở cơ sở, sự cố không gây nguy hại đối với tính mạng, tài sản, môi trường, sản xuất và kinh tế. Các tình huống này có thể các cơ sở kiểm soát được bởi các biện pháp xử lý tại chỗ. Trong trường hợp này chủ cơ sở phải tổ chức chỉ huy lực lượng của đội ứng phó sự cố hóa chất cấp cơ sở để triển khai thực hiện việc ứng cứu kịp thời. Đơn vị cơ sở chịu trách nhiệm huy động lực lượng và thực hiện các biện pháp xử lý nói trên.

Trường hợp sự cố hoá chất vượt quá khả năng của cơ sở, nguồn lực tại chỗ không đủ khả năng tự ứng cứu thì chủ cơ sở phải kịp thời báo cáo Ban chỉ đạo ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh (Thường trực tại Sở Công Thương, điện thoại: 027.3824613, 027.3817739), nếu nguy cơ xảy ra cháy, gọi điện khẩn cấp cho Phòng cảnh sát PCCC và CNCH (điện thoại: 114 hoặc 027.3822450) để được ứng cứu. Chủ cơ sở xảy ra sự cố hóa chất chịu trách nhiệm chỉ huy hiện trường.

Các đơn vị hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh đều có nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất cấp cơ sở.

2.1. Cấp khu vực

Trường hợp sự cố hóa chất gây nên những nguy hiểm nhất định đối với tính mạng, tài sản và môi trường (cháy, nổ nhỏ, nhiễm độc hóa chất...). Để kiểm soát được các tình huống này, các cơ sở ngoài triển khai các biện pháp ứng cứu bằng lực lượng ứng cứu của đơn vị cơ sở còn phải có sự phối hợp, hỗ trợ ứng cứu của các lực lượng, phương tiện Ban Quản lý khu công nghiệp, cụm công nghiệp hoặc các lực lượng sẵn có gần kề khu vực xảy ra sự cố. Nếu nguy cơ xảy ra cháy, gọi điện khẩn cấp cho Phòng cảnh sát PCCC và CNCH, Công an tỉnh (điện thoại: 114 hoặc 027.3822450) để được ứng cứu.

- Trong trường hợp vượt quá khả năng ứng cứu của cơ sở hoặc của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp thì Ban chỉ đạo ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh tổ chức ứng cứu theo kế hoạch, đồng thời đề xuất huy động khẩn cấp nguồn lực cần thiết của các khu vực trong tỉnh và phối hợp các tỉnh tiếp giáp: Hà Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Yên Bái để được ứng cứu.

Các đơn vị hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh có nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất cấp khu vực: Công ty TNHH một thành viên Cơ khí hóa chất 13; Công ty cổ phần Giấy An Hòa; Chi nhánh Công nghiệp Hóa chất mỏ Hà Tuyên; Công ty cổ phần Giấy Tuyên Quang; Công ty cổ phần Xây dựng tổng hợp Tuyên Quang; Công ty cổ phần Kim loại mầu Tuyên Quang; Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương; Công ty TNHH một thành viên Vạn Lộc Tuyên Quang; Công ty TNHH một thành viên GAS Hải Linh, các doanh nghiệp có kho vật liệu nổ công nghiệp và các cửa hàng kinh doanh xăng dầu.

2.1. Cấp quốc gia

Khi xảy ra các vụ cháy lớn với quy mô cấp quốc gia vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh và có tác động đặc biệt nghiêm trọng. Khi xảy ra sự cố Ban chỉ đạo ứng phó sự cố hóa chất tỉnh chỉ huy ứng cứu, đồng thời báo cáo để Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn trực tiếp chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức ứng phó, phối hợp các tỉnh tiếp giáp: Hà Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Yên Bái để ứng cứu kịp thời.

Các đơn vị trên địa bàn có nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất cấp quốc gia: Công ty TNHH một thành viên Cơ khí hóa chất 13, Công ty cổ phần Giấy An Hòa; Chi nhánh Công nghiệp Hóa chất mỏ Hà Tuyên.

3. Quy trình ứng phó sự cố hóa chất

[...]