Quyết định 4123/QĐ-UBND năm 2011 Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 đến 2020, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 4123/QĐ-UBND
Ngày ban hành 12/12/2011
Ngày có hiệu lực 12/12/2011
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Trịnh Văn Chiến
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HOÁ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4123/QĐ-UBND

Thanh Hoá, ngày 12 tháng 12 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2010 ĐẾN 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030.

CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HOÁ

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Xây dựng năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về việc Lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về việc Lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của Chính phủ; Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 114/2009/QĐ-TTg ngày 28/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1327/QĐ-TTg ngày 24/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1546/QĐ-UBND ngày 18/5/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh Thanh Hóa đoạn 2010 đến 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Văn bản số 4763/BGTVT-KHĐT ngày 09/8/2011 của Bộ GTVT về việc Góp ý điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 đến 2020, định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Sở Giao thông vận tải tỉnh Thanh Hóa tại Tờ trình số 1308/TTr-SGTVT ngày 04/10/2011 (kèm theo hồ sơ) về việc Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 đến 2020, định hướng đến năm 2030; kèm theo Biên bản hội nghị ngày 01/12/2011 của Hội đồng thẩm định quy hoạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 đến 2020, định hướng đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 đến 2020, định hướng đến năm 2030; với các nội dung chủ yếu sau:

A) Quan điểm phát triển

- Phát triển GTVT là nhiệm vụ trọng yếu trong phát triển hạ tầng, phải được quan tâm đi trước; Quy hoạch GTVT phải phù hợp với quy hoạch GTVT quốc gia, các quy hoạch vùng, quy hoạch ngành đã cấp có thẩm quyền được duyệt.

- Đến năm 2020 Thanh Hoá có mạng lưới GTVT hiện đại, chất lượng cao; mặt cắt ngang các tuyến đường tối thiểu 2 làn xe; đường kết hợp với đê trung ương phải đưa vào cấp hạng kỹ thuật.

- Đa dạng hóa nguồn vốn đầu t­ư, tranh thủ tối đa nguồn vốn ODA; khuyến khích đầu tư theo các hình thức BT, BOT, PPP…; lồng ghép các chương trình dự án; quản lý sử dụng nguồn vốn đầu tư hiệu quả.

- Hoàn thiện hệ thống thể chế, coi trọng phát triển nguồn nhân lực; tăng cường công tác quản lý nhà nước; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT trong lĩnh vực GTVT.

- Phải dành quỹ đất hợp lý theo quy định để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và đảm bảo hành lang an toàn giao thông theo đúng quy định pháp luật.

B) Mục tiêu phát triển

I. Mục tiêu tổng quát

- Mạng l­ưới giao thông vận tải cần đư­ợc ­ưu tiên đầu tư­ trư­ớc để tạo tiền đề phát triển KT-XH; phát triển giao thông bền vững, hiện đại và coi trọng công tác đầu tư­, bảo trì và an toàn giao thông; phát triển cân đối, đồng bộ mạng l­ưới giao thông đối nội và đối ngoại, liên hoàn giữa các vùng miền. Tập trung ư­u tiên đầu tư­ các tuyến thuộc Khu kinh tế, Khu công nghiệp, Vùng nguyên liệu, khu vực miền núi, các trục chính trong đô thị và các trục nối các vùng kinh tế trọng điểm; các tuyến có ý nghĩa về an ninh quốc phòng.

- Đáp ứng các mục tiêu phát triển về tăng tr­ưởng kinh tế nhanh, bền vững, góp phần cải thiện đời sống nhân dân cuộc sống, xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện phát triển văn hóa, du lịch, giáo dục, y tế, môi trư­ờng…

- Thực hiện quản lý thống nhất, đạt hiệu quả cao và giảm thiểu tai nạn giao thông.

- Phấn đấu đư­a Thanh Hoá trở thành một trong những tỉnh tiên tiến.

II. Một số mục tiêu cụ thể

1. Giai đoạn đến năm 2020

a) Về kết cấu hạ tầng giao thông:

[...]