Quyết định 41/2021/QĐ-UBND về khung giá rừng trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Số hiệu 41/2021/QĐ-UBND
Ngày ban hành 31/12/2021
Ngày có hiệu lực 11/01/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Yên Bái
Người ký Nguyễn Thế Phước
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 41/2021/QĐ-UBND

Yên Bái, ngày 31 tháng 12 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KHUNG GIÁ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật lâm nghiệp; Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về phương pháp định giá rừng; khung giá rừng;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 294/TTr-SNN ngày 20 tháng 12 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định khung giá rừng để định giá rừng đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất thuộc sở hữu toàn dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

2. Đối tượng áp dụng: Áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có hoạt động liên quan đến khung giá rừng để định giá rừng.

Điều 2. Khung giá rừng

1. Khung giá rừng tự nhiên: Được áp dụng chung trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Yên Bái, bao gồm: Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất (có Phụ lục I kèm theo).

2. Khung giá rừng trồng: Được áp dụng chung trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Yên Bái và được xây dựng riêng cho rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất, cụ thể:

a) Khung giá rừng trồng đặc dụng: Được xác định chung cho các loài cây trồng chính tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Yên Bái (có phụ lục II kèm theo).

b) Khung giá rừng trồng phòng hộ: Được xác định chung cho các loài cây trồng chính tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Yên Bái (có phụ lục III kèm theo).

c) Khung giá rừng trồng sản xuất: Được xác định chung cho các loài cây trồng chính tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Yên Bái (có phụ lục IV kèm theo).

Điều 3. Điều kiện áp dụng khung giá rừng

1. Đối với rừng tự nhiên: Trong quá trình áp dụng nếu có sự thay đổi về các trạng thái rừng và loại rừng dẫn đến có loại rừng tại các địa phương chưa được quy định tại Phụ lục I kèm theo Quyết định này được vận dụng đối với trạng thái rừng và loại rừng có tính chất tương đương để xác định khung giá rừng.

2. Đối với rừng trồng: Trong quá trình áp dụng nếu có trường hợp các loài cây rừng trồng chưa được quy định tại các Phụ lục: II, III và IV kèm theo Quyết định này được vận dụng đối với các loài cây cùng nhóm gỗ và có tính chất và sinh trưởng tương đương để xác định khung giá rừng trồng.

Điều 4. Các trường hợp sử dụng khung giá rừng để định giá rừng

1. Trường hợp Nhà nước giao rừng, tổ chức đấu giá quyền sử dụng rừng, cho thuê rừng; tính giá trị rừng khi thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng.

2. Trường hợp Nhà nước thu hồi rừng, thanh lý rừng; xác định giá trị vốn góp; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước.

3. Trường hợp xác định giá trị phải bồi thường khi có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đối với rừng; thiệt hại do thiên tai, cháy rừng và các thiệt hại khác đối với rừng; xác định giá trị rừng phục vụ giải quyết tranh chấp liên quan tới rừng.

4. Trường hợp xác định thuế, phí và lệ phí liên quan đến rừng.

[...]