Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 4079/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án “Phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm có lợi thế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2025”

Số hiệu 4079/QĐ-UBND
Ngày ban hành 24/11/2022
Ngày có hiệu lực 24/11/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Lê Đức Giang
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4079/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 24 tháng 11 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, DƯỢC LIỆU, SẢN PHẨM CÓ LỢI THẾ KHU VỰC MIỀN NÚI TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2022 2025”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiu svà miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025;

Căn cứ Kết luận s 2132-KL/TU ngày 14/11/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án "Phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm có lợi thế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 - 2025”;

Căn cứ Quyết định số 127/QĐ-UBND ngày 07/01/2022 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình công tác năm 2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa;

Căn cứ Quyết định số 2001/QĐ-UBND ngày 11/6/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt đề cương Đề án "Phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phm có lợi thế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 - 2025”;

Theo đề nghị của Trưởng ban Dân tộc tỉnh tại Công văn số 1060/BDT-KHTH ngày 03/11/2022 về việc đề nghị phê duyệt Đề án “Phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm có lợi thế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022 - 2025”.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm có lợi thế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022 - 2025”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Trưởng ban Dân tộc tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và PTNT, Tài Nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Công Thương, Giao thông Vận tải, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới tỉnh; Chủ tịch UBND 11 huyện miền núi; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2 Quyết định;
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;

- Ủy ban MTTQ và các đoàn thcấp tỉnh;
- Lưu: VT, NN, VX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Đức Giang

 

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, DƯỢC LIỆU, SẢN PHẨM CÓ LỢI THẾ KHU VỰC MIỀN NÚI TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2022 – 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4079 /QĐ-UBND ngày 24 / 11 /2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

- Phát triển mô hình cần chú trọng dựa trên tiềm năng tri thức bản địa của người dân khu vực miền núi; hỗ trợ phát triển sản xuất có trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất các sản phẩm đặc sản, đặc hữu, có lợi thế so sánh, có giá trị kinh tế cao, có ý nghĩa quan trọng đối với giảm nghèo, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý rủi ro thiên tai, thúc đẩy bình đẳng giới, hỗ trợ sản xuất gắn với củng cố quốc phòng an ninh.

- Phát triển các mô hình cây trồng, dược liệu gắn với phát triển du lịch nhằm gia tăng giá trị sản xuất và cung ứng sản phẩm du lịch mới.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Hỗ trợ xây dựng các mô hình phát triển sản xuất phù hợp với từng vùng, miền theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phát huy tính lợi thế của miền núi, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm nâng cao thu nhập cho hộ dân, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, thu hẹp khoảng cách về mức sống, thu nhập của người dân miền núi so với miền xuôi.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

- Phát huy được 33 đối tượng mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm lợi thế để xây dựng các mô hình phát triển sản xuất phù hợp với từng vùng, miền; khai thác tiềm năng lợi thế của khu vực miền núi.

- Tạo sinh kế, việc làm cho khoảng 3.500 hộ gia đình khu vực miền núi của tỉnh (hộ gia đình làm chủ mô hình và lao động thuộc hộ nghèo làm công thường xuyên từ các mô hình).

[...]