Quyết định 40/2020/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức, hoạt động và phân loại thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Số hiệu | 40/2020/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 16/12/2020 |
Ngày có hiệu lực | 01/01/2021 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lâm Đồng |
Người ký | Trần Văn Hiệp |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 40/2020/QĐ-UBND |
Lâm Đồng, ngày 16 tháng 12 năm 2020 |
BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG VÀ PHÂN LOẠI THÔN, TỔ DÂN PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành các Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;
Căn cứ quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 14 Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố;
Căn cứ Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ Trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức, hoạt động và phân loại thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 và thay thế Quyết định số 34/2013/QĐ-UBND ngày 26 tháng 7 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Lâm Đồng và các cá nhân, cơ quan, đơn vị khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG VÀ PHÂN LOẠI THÔN, TỔ DÂN
PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 40/2020/QĐ-UBND ngày 16 tháng 12 năm 2020 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy chế này quy định về tổ chức, hoạt động và phân loại thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
2. Đối tượng áp dụng: Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
3. Các nội dung không quy định tại Quy chế này thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành các Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố; Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố; Quyết định số 53/QĐ-BNV ngày 15 tháng 01 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, thay thế lĩnh vực chính quyền địa phương thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ và Nghị quyết số 188/2020/NQ-HĐND ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng quy định chức danh, số lượng, chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 40/2020/QĐ-UBND |
Lâm Đồng, ngày 16 tháng 12 năm 2020 |
BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG VÀ PHÂN LOẠI THÔN, TỔ DÂN PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành các Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;
Căn cứ quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 14 Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố;
Căn cứ Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ Trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức, hoạt động và phân loại thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 và thay thế Quyết định số 34/2013/QĐ-UBND ngày 26 tháng 7 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Lâm Đồng và các cá nhân, cơ quan, đơn vị khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG VÀ PHÂN LOẠI THÔN, TỔ DÂN
PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 40/2020/QĐ-UBND ngày 16 tháng 12 năm 2020 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy chế này quy định về tổ chức, hoạt động và phân loại thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
2. Đối tượng áp dụng: Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
3. Các nội dung không quy định tại Quy chế này thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành các Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố; Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố; Quyết định số 53/QĐ-BNV ngày 15 tháng 01 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, thay thế lĩnh vực chính quyền địa phương thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ và Nghị quyết số 188/2020/NQ-HĐND ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng quy định chức danh, số lượng, chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THÔN, TỔ DÂN PHỐ
Điều 2. Tổ chức của thôn, tổ dân phố
1. Mỗi thôn có Trưởng thôn, mỗi tổ dân phố có Tổ trưởng tổ dân phố.
2. Thôn có từ 300 hộ gia đình trở lên, Tổ dân phố có từ 350 hộ gia đình trở lên thì có thể bố trí 01 Phó Trưởng thôn, 01 Phó Tổ trưởng tổ dân phố.
Điều 3. Hội nghị thôn, tổ dân phố
1. Hội nghị thôn, tổ dân phố được tổ chức mỗi năm 02 lần (thời gian vào giữa năm và cuối năm) và khi cần có thể họp bất thường. Thành phần Hội nghị là toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố. Hội nghị do Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố triệu tập và chủ trì. Hội nghị được tiến hành khi có trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tham dự. Nghị quyết của thôn, tổ dân phố chỉ có giá trị khi được trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tán thành và không trái pháp luật.
2. Đối với thôn, tổ dân phố có dân số đông thì có thể tổ chức họp thôn, tổ dân phố theo từng cụm dân cư trong thôn, tổ dân phố hoặc tổ chức nhiều lần họp. Trong trường hợp này thì Nghị quyết của thôn, tổ dân phố có giá trị khi tổng hợp các lần họp có trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tán thành và không trái pháp luật.
Điều 4. Nơi sinh hoạt, hội họp của nhân dân trong thôn, tổ dân phố
1. Thôn, tổ dân phố đã có nhà văn hóa thì sử dụng nhà văn hóa làm nơi sinh hoạt, hội họp của nhân dân và là nơi cất giữ tài liệu, trưng bày tài sản chung của thôn, tổ dân phố.
2. Thôn, tổ dân phố chưa có nhà văn hóa thì chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý Nhà nước đóng trên địa bàn có trách nhiệm tạo điều kiện để nhân dân sử dụng hợp lý các cơ sở hiện có như: Trường học, trụ sở Ủy ban nhân dân, cơ quan Nhà nước khác… để làm nơi sinh hoạt, hội họp. Trong quá trình sử dụng phải có trách nhiệm bảo quản, trong trường hợp làm hư hỏng thì phải bồi thường theo quy định.
3. Đối với địa phương có điều kiện về đất thì lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền giao đất và hỗ trợ kinh phí để xây dựng nhà văn hóa; vận động nhân dân tự nguyện đóng góp trang thiết bị, phương tiện cơ sở vật chất ban đầu với phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm để xây dựng nơi sinh hoạt, hội họp ổn định và tự tổ chức quản lý, bảo vệ.
Điều 5. Quy trình và hồ sơ sáp nhập, giải thể thôn, tổ dân phố
1. Quy trình và hồ sơ sáp nhập thôn, tổ dân phố được áp dụng thực hiện như quy trình và hồ sơ thành lập thôn, tổ dân phố mới.
2. Chuyển thôn thành tổ dân phố trong trường hợp thành lập phường, thị trấn từ đơn vị hành chính xã:
Căn cứ Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc thành lập phường, thị trấn từ đơn vị hành chính xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định chuyển thôn thành tổ dân phố thuộc phường, thị trấn.
Ủy ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ gồm:
a) Tờ trình kèm theo danh sách các thôn đề nghị chuyển thành tổ dân phố;
b) Bản sao Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập phường, thị trấn từ đơn vị hành chính xã;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến, Ủy ban nhân dân cấp huyện có Tờ trình kèm theo hồ sơ gửi Sở Nội vụ thẩm định;
d) Trong thời 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Ủy ban nhân dân cấp huyện chuyển đến, Sở Nội vụ thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định chuyển thôn thành tổ dân phố thuộc phường, thị trấn.
3. Đối với trường hợp giải thể thôn, tổ dân phố.
a) Trường hợp giải thể thôn, tổ dân phố do Nhà nước thu hồi đất để giải phóng mặt bằng hoặc do sắp xếp, ổn định dân cư hoặc các trường hợp khác được cấp có thẩm quyền quyết định thì việc di dân, bố trí dân cư và giải quyết các vấn đề liên quan khác được thực hiện theo phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư hoặc đề án sắp xếp, ổn định dân cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Sau khi thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư hoặc Đề án sắp xếp, ổn định dân cư và các trường hợp khác được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp huyện lập Tờ trình kèm theo danh sách các hộ gia đình thuộc thôn, tổ dân phố liên quan gửi Sở Nội vụ thẩm định, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
Điều 6. Quy trình và hồ sơ ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có
1. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trong công tác quản lý nhà nước ở địa phương; Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo để xin chủ trương Ủy ban nhân dân cấp huyện việc ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét thỏa thuận với Giám đốc Sở Nội vụ và quyết định về chủ trương ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có. Sau khi có quyết định về chủ trương của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng Đề án ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có. Nội dung chủ yếu của Đề án gồm:
a) Sự cần thiết ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có;
b) Dân số (số hộ gia đình, số nhân khẩu) của thôn, tổ dân phố sau khi ghép;
c) Đề xuất, kiến nghị.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lấy ý kiến của toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong khu vực thực hiện ghép cụm dân cư (bao gồm cụm dân cư và thôn, tổ dân phố hiện có) về Đề án ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có; tổng hợp các ý kiến và lập thành biên bản lấy ý kiến về Đề án.
4. Đề án ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có nếu được trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong khu vực thực hiện ghép cụm dân cư tán thành thì Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn chỉnh hồ sơ (kèm theo biên bản lấy ý kiến) trình Hội đồng nhân dân cấp xã thông qua tại kỳ họp gần nhất. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn chỉnh hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Trường hợp Đề án chưa được trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong khu vực thực hiện ghép cụm dân cư tán thành thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lấy ý kiến lần 02; nếu vẫn không được trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình tán thành thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có biên bản lấy ý kiến lần 02, Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.
5. Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện gồm:
a) Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Hồ sơ ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này.
6. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xem xét, thông qua và giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành Quyết định việc ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có.
Điều 7. Quy trình bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố khi tổ chức thành cuộc bầu cử riêng
1. Công tác chuẩn bị bầu cử:
a) Chậm nhất 20 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp xã ra Quyết định công bố ngày bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; chủ trì phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp xây dựng kế hoạch, hướng dẫn nghiệp vụ và tổ chức triển khai kế hoạch bầu cử;
b) Chậm nhất 15 ngày trước ngày bầu cử, Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố tổ chức Hội nghị Ban công tác dự kiến danh sách người ứng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; báo cáo với Chi ủy chi bộ thôn, tổ dân phố hoặc Cấp ủy cấp xã (nơi chưa có chi bộ thôn, tổ dân phố) để thống nhất danh sách người ra ứng cử (từ 1-2 người);
c) Chậm nhất 10 ngày trước ngày bầu cử, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra Quyết định thành lập Tổ bầu cử (gồm Tổ trưởng là Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố; Thư ký và các thành viên khác là đại diện một số tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và đại diện cử tri thôn, tổ dân phố); Quyết định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ bầu cử; Quyết định thành phần cử tri (là toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình) tham gia bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố. Các Quyết định này phải được thông báo đến nhân dân ở thôn, tổ dân phố chậm nhất 07 ngày trước ngày bầu cử;
d) Cử tri trong thôn, tổ dân phố có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định có quyền tự ứng cử hoặc giới thiệu người có đủ điều kiện ứng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố. Đơn ứng cử hoặc giới thiệu người ứng cử phải cung cấp đầy đủ thông tin về họ tên, năm sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú, trình độ học vấn theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp xã và gửi cho Tổ bầu cử chậm nhất là 05 ngày trước ngày bầu cử;
đ) Chậm nhất là 03 ngày trước ngày bầu cử, Tổ bầu cử thống nhất với Ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố ấn định danh sách những người ứng cử. Danh sách những người ứng cử được thông báo đến nhân dân trong thôn, tổ dân phố và niêm yết tại địa điểm bỏ phiếu và những nơi công cộng trong thôn, tổ dân phố chậm nhất là 02 ngày trước ngày bầu cử;
e) Danh sách cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố do Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt theo danh sách do Tổ bầu cử hoặc Ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố lập, được niêm yết tại địa điểm bỏ phiếu và những nơi công cộng trong thôn, tổ dân phố chậm nhất là 02 ngày trước ngày bầu cử;
g) Việc bổ sung, sửa đổi những sai sót trong danh sách những người ứng cử và danh sách cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình chỉ được thực hiện trước khi Tổ trưởng Tổ bầu cử tuyên bố bắt đầu việc bỏ phiếu và phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt;
h) Việc bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết bằng hình thức giơ tay do hội nghị cử tri quyết định. Tổ bầu cử chịu trách nhiệm chuẩn bị đủ phiếu bầu theo mẫu quy định của Ủy ban nhân dân cấp xã trước khi khai mạc cuộc bỏ phiếu. Tổ bầu cử phải niêm yết quy định về phiếu bầu hợp lệ, phiếu không hợp lệ tại khu vực bỏ phiếu và liên tục hướng dẫn để cử tri biết trong thời gian diễn ra bầu cử.
Trường hợp nếu phiếu bầu chỉ ghi tên 01 người ứng cử thì phiếu gạch tên và phiếu không gạch tên người ứng cử đều là phiếu hợp lệ.
2. Tổ chức bầu cử:
a) Cuộc bỏ phiếu bầu cử tiến hành từ 7 giờ đến 19 giờ. Những nơi cần phải tổ chức sớm hơn nhưng không được sớm hơn 5 giờ sáng hoặc kết thúc muộn hơn nhưng không được quá 20 giờ cùng ngày. Tổ bầu cử có thể quy định thời gian cụ thể nhưng phải báo cáo về Ủy ban nhân dân cấp xã. Nơi nào có 100% cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình đã bỏ phiếu thì có thể kết thúc cuộc bỏ phiếu sớm hơn;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã Quyết định việc bỏ phiếu sớm hơn ngày quy định hoặc hoãn ngày bỏ phiếu (trong trường hợp thật sự cần thiết);
c) Cuộc bỏ phiếu bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thực hiện theo trình tự sau đây:
- Tổ trưởng Tổ bầu cử đọc Quyết định công bố ngày tổ chức bầu cử; Quyết định thành lập Tổ bầu cử, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ bầu cử; Quyết định thành phần cử tri tham gia bầu cử; tiêu chuẩn của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.
- Đại diện Ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố giới thiệu danh sách những người ứng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố nêu tại điểm đ, khoản 1 điều này.
- Tổ bầu cử cử đại diện kiểm tra thùng phiếu trước sự chứng kiến của cử tri.
- Tổ trưởng Tổ bầu cử tuyên bố bắt đầu việc bỏ phiếu.
- Việc bỏ phiếu phải được tiến hành liên tục. Trong trường hợp có sự kiện bất ngờ làm gián đoạn việc bỏ phiếu thì Tổ trưởng Tổ bầu cử phải lập tức niêm phong thùng phiếu và giấy tờ liên quan, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã biết, xử lý;
d) Trình tự, thủ tục tổ chức “Ngày bầu cử lại” Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố (nếu có) được thực hiện theo điểm a, b, c khoản 2 Điều này.
Điều 8. Quy trình lựa chọn công nhận Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố
Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lập văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, Quyết định công nhận Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố. Hồ sơ gồm: văn bản của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, Quyết định công nhận Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố; Sơ yếu lý lịch của người được giới thiệu giữ chức danh Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố; Biên bản họp thống nhất với Ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố về giới thiệu Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố.
Điều 9. Quy trình miễn nhiệm, bãi nhiệm chức Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố.
1. Quy trình miễn nhiệm, bãi nhiệm chức Phó Trưởng thôn, Tổ Phó tổ dân phố
a) Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố có thể được miễn nhiệm do sức khỏe, do hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác;
b) Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố khi không còn được nhân dân tín nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, tham nhũng, lãng phí, vi phạm pháp luật chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không phục tùng sự chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân cấp xã, vi phạm pháp luật và các quy định của cấp trên thì có thể bị cử tri bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc của Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp hoặc có ít nhất một phần ba tổng số cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố kiến nghị.
2. Hồ sơ gồm đề nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm chức Phó Trưởng thôn, Tổ Phó tổ dân phố
a) Biên bản hội nghị Ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố;
b) Văn bản của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố.
3. Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố phạm tội bị Toà án kết án và bản án, Quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên bị bãi nhiệm chức Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố.
Điều 10. Nhiệm kỳ của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố
1. Việc bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố được tiến hành thống nhất trên toàn tỉnh trong một khoảng thời gian nhất định, bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc trước ngày 25 tháng 7 cùng năm.
2. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có nhiệm kỳ là 05 năm (năm năm). Trường hợp do thành lập thôn mới, tổ dân phố mới hoặc khuyết Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã Quyết định cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời để điều hành hoạt động của thôn, tổ dân phố cho đến khi cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình của thôn, tổ dân phố bầu được Trưởng thôn mới, Tổ trưởng tổ dân phố mới trong thời hạn không quá 06 tháng kể từ ngày có Quyết định cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời.
3. Nhiệm kỳ của Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố thực hiện theo nhiệm kỳ của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.
Điều 11. Chế độ, chính sách và đào tạo, bồi dưỡng
1. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố được hưởng chế độ, chính sách theo quy định hiện hành.
2. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn những kiến thức, kỹ năng cần thiết; khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Kinh phí tổ chức bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm
Kinh phí tổ chức bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố do ngân sách cấp xã đảm bảo và được cân đối trong dự toán chi ngân sách cấp xã hàng năm.
Điều 13. Mục đích phân loại thôn, tổ dân phố
1. Làm căn cứ để thực hiện chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của thôn, tổ dân phố; góp phần bảo đảm sự ổn định của thôn, tổ dân phố và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở.
2. Làm cơ sở để thực hiện chế độ chính sách đối với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố.
Điều 14. Tiêu chí phân loại và loại thôn, tổ dân phố
1. Tiêu chí phân loại: thôn, tổ dân phố được phân loại theo quy mô số hộ gia đình và tính chất đặc thù của địa phương.
2. Loại thôn, tổ dân phố: thôn, tổ dân phố được phân làm 03 loại theo quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 188/2020/NQ-HĐND ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng quy định chức danh, số lượng, chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 15. Thẩm quyền và trình tự, thủ tục phân loại thôn, tổ dân phố
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định phân loại thôn, tổ dân phố trên địa bàn các xã, phường, thị trấn trực thuộc; báo cáo kết quả phân loại, điều chỉnh phân loại thôn, tổ dân phố về Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ tổng hợp).
2. Trình tự, thủ tục phân loại
a) Ủy ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (qua Phòng Nội vụ) phân loại thôn, tổ dân phố thuộc địa bàn, hồ sơ gồm:
Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp xã trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phân loại thôn, tổ dân phố.
Bản báo cáo thống kê của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về tổng số hộ gia đình đăng ký thường trú và tạm trú thường xuyên theo từng thôn, tổ dân phố;
b) Phòng Nội vụ chủ trì phối hợp với Công an cấp huyện và Chi cục thống kê cấp huyện để tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã, trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc từ khi có kết quả thẩm định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định phân loại thôn, tổ dân phố theo địa bàn từng xã, phường, thị trấn thuộc huyện, thành phố, hồ sơ gồm:
Công văn đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (có danh sách báo cáo số hộ gia đình và dự kiến phân loại từng thôn, tổ dân phố kèm theo);
Biên bản họp thẩm định của các cơ quan ở cấp huyện: Nội vụ, Công an, Thống kê.
d) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Nội vụ thẩm định và có văn bản thống nhất thỏa thuận hoặc trả lời Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nếu chưa thống nhất;
đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định phân loại thôn, tổ dân phố trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản thống nhất thỏa thuận của Sở Nội vụ.
Điều 16. Điều chỉnh phân loại thôn, tổ dân phố
1. Sau 05 năm, kể từ ngày quyết định phân loại thôn, tổ dân phố có hiệu lực thi hành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành xem xét, quyết định điều chỉnh việc phân loại thôn, tổ dân phố.
Trường hợp thôn, tổ dân phố đang là loại III hoặc loại II khi có biến động về số hộ gia đình bằng hoặc lớn hơn quy định tại khoản 2 Điều 14 Quy chế này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định điều chỉnh việc phân loại.
Việc điều chỉnh phân loại căn cứ theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Quy chế này.
2. Trường hợp cấp có thẩm quyền đã có quyết định về thành lập mới (bao gồm cả việc chia, sáp nhập thôn, tổ dân phố), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành phân loại thôn, tổ dân phố theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Quy chế này (trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày quyết định thành lập mới thôn, tổ dân phố có hiệu lực).
Điều 17. Trách nhiệm của các cơ quan trong việc thực hiện Quy chế
1. Sở Nội vụ:
a) Thẩm định việc thành lập, giải thể, nhập, chia thôn, tổ dân phố; đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, Quyết định trình Hội đồng nhân dân tỉnh;
b) Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc thực hiện Quy chế này.
2. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
a) Quyết định ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có sau khi được Ủy ban nhân dân cấp huyện thông qua;
b) Quyết định phân loại thôn, tổ dân phố kể từ ngày nhận được văn bản thống nhất thỏa thuận của Sở Nội vụ;
c) Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này trên địa bàn.
3. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã:
a) Quản lý, chỉ đạo, hoạt động của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố trên địa bàn theo quy định tại Quy chế này;
b) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phân loại thôn, tổ dân phố thuộc địa bàn theo quy định.
Điều 18. Điều khoản chuyển tiếp
Đối với thôn, tổ dân phố đã bố trí Trưởng thôn, Tổ trưởng và Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố theo quy mô số hộ gia đình quy định tại Điều 4 của Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn và tổ dân phố ban hành kèm theo Quyết định số 34/2013/QĐ-UBND ngày 26 tháng 7 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng thì Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố tiếp tục hoạt động cho đến hết nhiệm kỳ, sau đó thực hiện theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Quy chế này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) để tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.