BỘ NỘI VỤ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 53/QĐ-BNV
|
Hà Nội, ngày 15
tháng 01 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, THAY THẾ
LĨNH VỰC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ
NỘI VỤ
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Nghị định số
34/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP
ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số
48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số
92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số
158/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2018 Của Chính phủ Quy định về thành lập, tổ
chức lại, giải thể tổ chức hành chính;
Căn cứ Thông tư số
02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng
Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số
14/2018/TT-BNV ngày 03/12/2018 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 04/12/2012 ngày
31/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ
Chính quyền địa phương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Công bố kèm theo Quyết định này 01 thủ tục hành chính
được sửa đổi, thay thế lĩnh vực Chính quyền địa phương thuộc phạm vi chức năng
quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế
Quyết định số 667/QĐ-BNV ngày 03 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc
công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương,
Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ, Thủ
trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng;
- Cục Kiểm soát TTHC, Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Bộ (để đăng tải vào CSDLQG);
- Cổng TTĐT Bộ Nội vụ (để đăng tải);
- Lưu: VT, VP (VTLT&KSTTHC).
|
BỘ TRƯỞNG
Lê Vĩnh Tân
|
DANH MỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, THAY THẾ LĨNH VỰC CHÍNH
QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ NỘI VỤ
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-BNV
ngày tháng năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)
PHẦN I:
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
STT
|
Tên thủ tục hành chính
|
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực hiện
|
Nội dung sửa đổi, thay thế
|
Căn cứ pháp lý
|
1
|
Thủ tục thẩm định thành lập
thôn mới, thôn tổ dân phố.
|
Chính quyền địa phương.
|
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Sở Nội vụ .
|
- Thành phần hồ sơ thành lập
thôn mới, tổ dân phố mới.
- Quy trình thành lập thôn mới,
tổ dân phố mới.
- Điều kiện thành lập thôn mới,
tổ dân phố mới.
|
Thông tư 14/2018 ngày
03/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
|
PHẦN II:
NỘI DUNG CỤ THỂ THỦ TỤC THẨM ĐỊNH THÀNH LẬP THÔN MỚI, TỔ
DÂN PHỐ MỚI
1. Trình
tự thực hiện
- Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quyết định chủ trương thành lập thôn mới, tổ dân phố mới; chỉ đạo Ủy ban nhân
dân cấp huyện giao Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng Đề án thành lập thôn mới, tổ
dân phố mới.
- Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp
xã tổ chức lấy ý kiến của toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình
trong khu vực thành lập thôn mới, tổ dân phố mới về Đề án thành lập thôn mới, tổ
dân phố mới; tổng hợp các ý kiến và lập thành biên bản lấy ý kiến về Đề án.
- Bước 3: Đề án thành lập thôn
mới, tổ dân phố mới nếu được trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia
đình trong khu vực thành lập thôn mới, tổ dân phố mới tán thành thì Ủy ban nhân
dân cấp xã hoàn chỉnh hồ sơ (kèm theo biên bản lấy ý kiến) trình Hội đồng nhân
dân cấp xã thông qua tại kỳ họp gần nhất. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ
ngày có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn chỉnh
hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Bước 4: Trong thời hạn 15
ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyến
đến, Ủy ban nhân dân cấp huyện có Tờ trình (kèm hồ sơ thành lập thôn mới, tổ
dân phố mới của Ủy ban nhân dân cấp xã) gửi Sở Nội vụ để thẩm định trình Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh.
- Bước 5: Sở Nội vụ nghiên cứu,
thẩm định hồ sơ, đề án, thực hiện quy trình lấy ý kiến các cơ quan có liên
quan; tổng hợp các ý kiến góp ý đề nghị bổ sung thêm hồ sơ theo ý kiến góp ý (nếu
có).
- Bước 6: Căn cứ vào hồ sơ trình
của Ủy ban nhân dân cấp huyện và kết quả thẩm định của Sở Nội vụ, Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét ban hành Nghị quyết thành
lập thôn mới, tổ dân phố mới.
2. Cách
thức thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Nội vụ
hoặc qua đường bưu điện. Hồ sơ phải có xác nhận văn bản đến của cơ quan có thẩm
quyền, nếu gửi qua đường bưu điện thời gian được tính từ ngày đến trên phong
bì.
3. Thành
phần hồ sơ
a) Tờ trình của Ủy ban nhân dân
cấp huyện, cấp xã về thành lập thôn mới, tổ dân phố mới;
b) Đề án thành lập thôn mới, tổ
dân phố mới. Nội dung chủ yếu của Đề án gồm:
- Sự cần thiết thành lập thôn mới,
tổ dân phố mới;
- Tên gọi của thôn mới, tổ dân
phố mới;
- Dân số (số hộ gia đình, số
nhân khẩu) của thôn mới, tổ dân phố mới;
- Các điều kiện khác quy định tại
Khoản 2, Điều 7 Thông tư 04/2012 ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ;
- Đề xuất, kiến nghị.
c) Tổng hợp kết quả lấy ý kiến
và biên bản lấy ý kiến của toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình
trong khu vực thành lập thôn mới, tổ dân phố mới về Đề án thành lập thôn mới, tổ
dân phố mới.
d) Nghị quyết của Hội đồng nhân
dân cấp xã về việc thông qua Đề án thành lập thôn mới, tổ dân phố mới.
4. Thời hạn
giải quyết
Thời hạn thẩm định của Sở Nội vụ
không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Tờ trình và hồ sơ đầy đủ hợp
pháp của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
5. Đối tượng
thực hiện thủ tục hành chính
Thôn, tổ dân phố.
6. Cơ quan
thực hiện thủ tục hành chính
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Sở Nội vụ (thẩm định).
7. Kết quả
thực hiện thủ tục hành chính
Nghị quyết thành lập thôn mới,
tổ dân phố mới của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
8. Lệ phí
Không có.
9. Điều kiện
thành lập thôn mới, tổ dân phố
1. Trong trường hợp do khó khăn
trong công tác quản lý của chính quyền cấp xã, tổ chức hoạt động của thôn, tổ
dân phố yêu cầu phải thành lập thôn mới, tổ dân phố mới thì việc thành lập thôn
mới, tổ dân phố mới phải đạt các điều kiện sau:
a) Quy mô số hộ gia đình: Đối với
thôn ở xã:
Thôn ở xã thuộc các tỉnh trung
du và miền núi phía Bắc có t ừ 150 hộ gia đình trở lên; Thôn ở xã thuộc các tỉnh
Đồng bằng sông Hồng có từ 300 hộ gia đình trở lên;
Thôn ở xã thuộc các tỉnh miền
Trung có từ 250 hộ gia đình trở lên; Thôn ở xã thuộc các tỉnh miền Nam có từ
350 hộ gia đình trở lên; Thôn ở xã thuộc các tỉnh Tây Nguyên có từ 200 hộ gia
đình trở lên;
Thôn ở xã biên giới, xã đảo;
thôn ở huyện đảo không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã có từ 100 hộ gia đình
trở lên;
Đối với tổ dân phố ở phường, thị
trấn:
Tổ dân phố ở phường, thị trấn thuộc
các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc có từ 200 hộ gia đình trở lên;
Tổ dân phố ở phường, thị trấn
thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Hồng có từ 350 hộ gia đình trở lên. Riêng thành
phố Hà Nội có từ 450 hộ gia đình trở lên;
Tổ dân phố ở phường, thị trấn thuộc
các tỉnh miền Trung có từ 300 hộ gia đình trở lên;
Tổ dân phố ở phường, thị trấn
thuộc các tỉnh miền Nam có từ 400 hộ gia đình trở lên. Riêng thành phố Hồ Chí
Minh có từ 450 hộ gia đình trở lên;
Tổ dân phố ở phường, thị trấn
thuộc các tỉnh Tây Nguyên có từ 250 hộ gia đình trở lên; Tổ dân phố ở phường,
thị trấn biên giới, phường, thị trấn đảo; tổ dân phố ở huyện đảo không tổ chức
đơn vị hành chính cấp xã có từ 150 hộ gia đình trở lên.
b) Các điều kiện khác:
Cần có cơ sở hạ tầng kinh tế -
xã hội thiết yếu, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để phục vụ hoạt
động cộng đồng và bảo đảm ổn định cuộc sống của người dân.
2. Đối với các trường hợp đặc
thù
a) Thôn, tổ dân phố nằm trong
quy hoạch giải phóng mặt bằng, quy hoạch giãn dân, thôn hình thành do di dân ở
miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, thôn nằm ở nơi có địa hình bị chia cắt
phức tạp, thôn nằm biệt lập trên các đảo; thôn ở cù lao, cồn trên sông; thôn có
địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn thì quy mô thôn có từ 50 hộ gia đình
trở lên; tổ dân phố có từ 100 hộ gia đình trở lên.
b) Trường hợp ở khu vực biên giới,
hải đảo cách xa đất liền, do việc di dân hoặc để bảo vệ đường biên giới, chủ
quyền biển đảo thì việc thành lập thôn, tổ dân phố không áp dụng quy định về
quy mô số hộ gia đình nêu tại khoản 1 Điều này.
c) Thôn, tổ dân phố đã hình
thành từ lâu do xâm canh, xâm cư cần thiết phải chuyển giao quản lý giữa các
đơn vị hành chính cấp xã để thuận tiện trong hoạt động và sinh hoạt của cộng đồng
dân cư mà không làm thay đổi đường địa giới hành chính cấp xã thì thực hiện giải
thể và thành lập mới thôn, tổ dân phố theo quy định. Trường hợp không đạt quy
mô về số hộ gia đình thì thực hiện ghép cụm dân cư theo quy định tại Điều 9
Thông tư này”.
10. Căn cứ
pháp lý của thủ tục hành chính
- Thông tư số 04/2012/TT-BNV
ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của
thôn, tổ dân phố.
- Thông tư số 14/2018/TT-BNV
ngày 03/12/2018 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của
Bộ Nội vụ về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố.