Quyết định 40/2006/QĐ-BTM Ban hành Kế hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ngành thương mại đến năm 2010 do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
Số hiệu | 40/2006/QĐ-BTM |
Ngày ban hành | 29/12/2006 |
Ngày có hiệu lực | 30/01/2007 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Bộ Thương mại |
Người ký | Lê Danh Vĩnh |
Lĩnh vực | Thương mại,Công nghệ thông tin |
BỘ THƯƠNG MẠI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 40/2006/QĐ-BTM
|
Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2006 |
BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
Căn cứ Nghị định số 29/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thương mại;
Căn cứ Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam
đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 được phê duyệt tại Quyết định số
246/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước
giai đoạn 2006 – 2010 được phê duyệt tại Quyết định số 94/2006/QĐ-TTg ngày 27
tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thương mại điện tử,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ngành thương mại đến năm 2010.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Thương mại điện tử, thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và Giám đốc các Sở Thương mại, Sở Thương mại và Du lịch chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
BỘ THƯƠNG MẠI _________ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
TỔNG THỂ ỨNG DỤNG VÀ
PHÁT TRIỂNCÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGÀNH THƯƠNG MẠI
ĐẾN NĂM 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 40/2006/QĐ-BTM
ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Thương mại)
Đến năm 2010, hình thành chính phủ điện tử trong ngành thương mại thông qua việc xây dựng và phát triển hành chính điện tử tại các cơ quan thương mại từ Trung ương tới địa phương, ứng dụng công nghệ thông tin ở mức cao trong các hoạt động nghiệp vụ thương mại, cung cấp trực tuyến nhiều dịch vụ thương mại công.
II. CÁC GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI
1. Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại
Đến năm 2010, hình thành hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại của ngành thương mại.
a) Tại Bộ Thương mại: Hoàn thành việc xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu của Bộ Thương mại và mạng nội bộ của ngành thương mại (Intranet). Phần lớn công chức được trang bị máy tính cá nhân kết nối với mạng cục bộ (LAN) hay mạng diện rộng (WAN), mạng nội bộ của ngành thương mại và Internet.
Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về thương mại, phát triển các phần mềm đáp ứng nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chuyên môn thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ Thương mại.
Thiết lập các công nghệ bảo đảm an ninh, an toàn mạng và bí mật thông tin thương mại ở mức cao, đẩy nhanh việc triển khai hệ thống chữ ký số và chứng thực chữ ký số chuyên dùng của ngành thương mại.
b) Tại các Sở Thương mại, Sở Thương mại và Du lịch (gọi tắt là Sở Thương mại): Phần lớn công chức được trang bị máy tính cá nhân kết nối với mạng cục bộ (LAN) của sở, mạng cục bộ kết nối Internet bằng đường truyền băng thông rộng. Các chi cục quản lý thị trường trang bị máy tính cá nhân đến các đội quản lý thị trường và các máy tính này có thể kết nối với mạng của Cục Quản lý thị trường thuộc Bộ Thương mại.
2. Xây dựng và ban hành các chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử của ngành thương mại
Đến năm 2010, hoàn thành về cơ bản việc xây dựng và ban hành các chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử của ngành thương mại dựa trên công nghệ EDI/ebXML, bao gồm chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử trong nội bộ các đơn vị Bộ Thương mại, chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử giữa các Sở Thương mại với Bộ Thương mại và giữa các Sở Thương mại với nhau.
Những chuẩn này phải tuân thủ mọi qui định liên quan tới các chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử thuộc các chương trình xây dựng chính phủ điện tử của Chính phủ.
3. Xây dựng và phát triển hành chính điện tử
Đến năm 2010, hình thành về cơ bản hành chính điện tử trong ngành thương mại.
a) Giai đoạn 2006 – 2008: tập trung xây dựng mạng nội bộ kết nối các cơ quan thuộc Bộ Thương mại dựa trên công nghệ mạng riêng ảo (VPN), bao gồm cả các cơ quan thương mại Việt Nam ở nước ngoài, bảo đảm phần lớn mọi thủ tục hành chính trong nội bộ cơ quan Bộ được triển khai trên mạng nội bộ (eMOT); ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý nội bộ, bao gồm quản lý cán bộ, tài chính, mua sắm công.