Quyết định 397/QĐ-UBND năm 2016 về mức hỗ trợ tháo dỡ các lò sản xuất gạch, ngói thủ công và hỗ trợ lao động học nghề trên địa bàn tỉnh Phú Yên
Số hiệu | 397/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 18/02/2016 |
Ngày có hiệu lực | 18/02/2016 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Phú Yên |
Người ký | Hoàng Văn Trà |
Lĩnh vực | Lao động - Tiền lương,Tài chính nhà nước |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 397/QĐ-UBND |
Phú Yên, ngày 18 tháng 2 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH MỨC HỖ TRỢ THÁO DỠ CÁC LÒ SẢN XUẤT GẠCH, NGÓI THỦ CÔNG VÀ HỖ TRỢ LAO ĐỘNG HỌC NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN.
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định 1469/QĐ-TTg ngày 22/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ V/v Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ các Chỉ thị của UBND tỉnh: số 22/2011/CT-UBND ngày 14/9/2011 V/v Chấn chỉnh việc sản xuất gạch ngói đất sét nung bằng lò thủ công trên địa bàn tỉnh Phú Yên; số 09/CT-UBND ngày 14/4/2014 về tăng cường sử dụng vật liệu xây dựng không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch, ngói đất sét nung trên địa bàn tỉnh Phú Yên;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội (tại Công văn số 14/SLĐTBXH-DN ngày 19/01/2016),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành mức hỗ trợ tháo dỡ các lò sản xuất gạch, ngói thủ công và hỗ trợ lao động học nghề trên địa bàn tỉnh Phú Yên, với những nội dung chính như sau:
1. Về đối tượng:
a) Các trường hợp áp dụng:
- Bao gồm các chủ lò sản xuất gạch, ngói thủ công đã tháo dỡ trong thời gian thực hiện theo các Chỉ thị của UBND tỉnh: số 22/2011/CT-UBND ngày 14/9/2011; số 09/2014/CT-UBND và Thông báo số 81/TB-UBND ngày 03/02/2016 của UBND tỉnh.
- Các địa phương có lò sản xuất gạch, ngói thủ công thuộc khu vực thị xã, thị tứ, khu vực gần khu dân cư, gần khu vực canh tác trồng lúa, trồng hoa màu nhưng thực hiện việc tháo dỡ trong năm 2015 (theo Quyết định 1469/QĐ-TTg ngày 22/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ).
b) Các trường hợp không áp dụng: Các lò sản xuất gạch, ngói thủ công xây dựng sau ngày Chỉ thị số 22/CT-UBND ngày 14/9/2011 của UBND tỉnh có hiệu lực thi hành.
2. Mức hỗ trợ:
- Mức 1: Lò đốt có công suất từ 40.000 viên trở lên được hỗ trợ: 5,5 triệu đồng/lò;
- Mức 2: Lò đốt có công suất từ 30.000 viên đến dưới 40.000 viên được hỗ trợ: 04 triệu đồng/lò;
- Mức 3: Lò đốt có công suất từ 20.000 viên đến dưới 30.000 viên được hỗ trợ: 03 triệu đồng/lò;
- Mức 4: Lò đốt có công suất dưới 20.000 viên được hỗ trợ: 02 triệu đồng/lò.
3. Kinh phí hỗ trợ: Ngân sách tỉnh hỗ trợ cho các địa phương khi thực hiện đầy đủ các thủ tục hồ sơ theo quy định tại Quyết định này.
4. Thời gian thực hiện: Áp dụng các mức hỗ trợ tháo dỡ các lò sản xuất gạch, ngói thủ công kể từ ngày ký quyết định đến 31/05/2016.
Điều 2. Hỗ trợ lao động học nghề
1. Đối tượng: Lao động đăng ký học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp phải trong độ tuổi lao động (nam từ đủ 15-60, nữ từ đủ 15-55) có học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học, nghề đăng ký theo học phải theo danh mục nghề được ban hành theo Quyết định số 10/QĐ-UBND ngày 27/3/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt danh mục, chương trình khung và định mức chi phí đào tạo nghề, trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên (dưới 03 tháng).
2. Tổ chức đào tạo: Số lao động đăng ký học nghề sẽ được Trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề các huyện tổ chức dạy nghề tại địa phương theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1236/QĐ-UBND ngày 26/8/2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến 2020.
3. Thời gian tổ chức đào tạo: Thực hiện trong năm 2016.
Điều 3. Thủ tục hồ sơ đề nghị hỗ trợ và đăng ký học nghề
1. Báo cáo tình hình triển khai thực hiện.
2. Đơn đề nghị hỗ trợ tháo dỡ lò sản xuất gạch, ngói thủ công (Phụ lục 1).