Quyết định 396/2004/QĐ-TTg về việc hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch cúm gia cầm và khôi phục phát triển sản xuất sau dịch do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 396/2004/QĐ-TTg |
Ngày ban hành | 20/04/2004 |
Ngày có hiệu lực | 20/04/2004 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Người ký | Phan Văn Khải |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước,Tài nguyên - Môi trường,Thể thao - Y tế |
CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 396/2004/QĐ-TTG |
Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2004 |
VỀ VIỆC HỖ TRỢ KINH PHÍ PHÒNG, CHỐNG DỊCH CÚM GIA CẦM VÀ KHÔI PHỤC PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT SAU DỊCH
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng
12 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Trích 245.316 triệu đồng (hai trăm bốn lăm nghìn ba trăm mười sáu triệu đồng) từ dự phòng ngân sách trung ương năm 2004 hỗ trợ cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để phòng, chống dịch cúm gia cầm và khôi phục, phát triển sản xuất sau dịch (danh sách kèm theo) theo nguyên tắc:
- Ngân sách trung ương hỗ trợ 50% số kinh phí phòng, chống dịch và khôi phục phát triển sản xuất sau dịch;
- Thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương;
- Đối với những tỉnh, thành phố có số lượng gia cầm tiêu huỷ lớn, nếu phần ngân sách địa phương bảo đảm vượt quá 50% dự phòng ngân sách cấp tỉnh, ngân sách trung ương sẽ bổ sung thêm phần chênh lệch vượt quá 50% dự phòng ngân sách cấp tỉnh đó để địa phương có nguồn thực hiện;
- Đối với những tỉnh mới điều chỉnh địa giới hành chính có số bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương, được ngân sách trung ương hỗ trợ 100%.
Điều 2. Nội dung chi và mức hỗ trợ
1. Mức hỗ trợ trực tiếp cho các hộ gia đình, cá nhân, trang trại, hợp tác xã, cơ sở chăn nuôi gia cầm của trung ương và địa phương bị thiệt hại như sau:
- Đối với gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) tiêu huỷ với mức bình quân 5.000 đồng/con. Đối với các địa phương đã sử dụng nguồn ngân sách của địa phương để hỗ trợ cao hơn thì thực hiện theo mức của địa phương đã quyết định;
- Mua con giống lần đầu với mức bình quân 2.000 đồng/con để khôi phục, phát triển chăn nuôi gia cầm. Số lượng con giống được hỗ trợ tối đa không vượt quá số gia cầm đã tiêu huỷ;
ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức hỗ trợ cụ thể và bảo đảm hỗ trợ trực tiếp đến người chăn nuôi.
2. Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí cho công tác phòng, chống dịch trong thời gian có dịch và sau dịch theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công tác thú y, bao gồm: chi phí tiêu huỷ gia cầm; mua sắm thiết bị, vật dụng cho kiểm tra phát hiện, chẩn đoán bệnh dịch và phòng, chống dịch; hoá chất các loại cho khử trùng, tiêu độc vệ sinh chuồng trại, môi trường; trang phục phòng hộ cho người và bồi dưỡng cho cán bộ, nhân viên thú y, người tham gia công tác phòng, chống dịch hoặc phục vụ tại các chốt kiểm dịch.
1. Hỗ trợ 100% tiền thức ăn nuôi dưỡng đàn gia cầm giống gốc, giống giữ quỹ gen gia cầm quý hiếm do không tiêu thụ được sản phẩm trong thời gian 3 tháng, từ ngày 01 tháng 01 năm 2004 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2004 (chỉ áp dụng cho đàn giống đang trong thời kỳ khai thác trứng giống và theo số lượng giống gốc, giống giữ quỹ gen gia cầm quý hiếm được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ nuôi cho cơ sở chăn nuôi); hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch như quy đinh tại khoản 2 Điều 2 Quyết định này;
2. Nhập khẩu đàn gia cầm giống gốc để đảm bảo cơ cấu đàn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhằm đáp ứng nhu cầu giống cho sản xuất;
3. Đối với đàn gia cầm thuộc chương trình giống, đề tài nghiên cứu khoa học do Nhà nước cấp vốn bị tiêu huỷ được xem xét xử lý về tài chính theo chế độ quy định.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xác định cụ thể kinh phí hỗ trợ theo các nội dung trên trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra việc thực hiện hỗ trợ ở các địa phương theo quy định tại Quyết định này.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục theo dõi tình hình dịch bệnh, không để dịch tái phát; phối hợp với các địa phương đánh giá tình hình thiệt hại và tổng kết các biện pháp chỉ đạo phòng, chống dịch vừa qua để rút kinh nghiệm; tăng cường năng lực mạng lưới thú y cơ sở. Hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch phục hồi chăn nuôi gia cầm; thời gian bắt buộc phải phun thuốc khử trùng, vệ sinh chuồng trại từ thời điểm hết dịch đến khi chăn nuôi trở lại; quy hoạch lại khu vực chăn nuôi, nhất là chăn nuôi tập trung để đảm bảo vệ sinh môi trường, sức khoẻ cộng đồng.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại rà soát lại mức nợ vay của các đối tượng chăn nuôi có đàn gia cầm bị thiệt hại do dịch cúm để tiến hành giãn nợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tiếp tục được vay vốn phát triển sản xuất chăn nuôi gia cầm.
4. ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
- Tiếp tục chỉ đạo các cơ quan có liên quan theo dõi tình hình dịch bệnh, không để dịch tái phát trên địa bàn; có các giải pháp để sớm ổn định và tiếp tục phát triển sản xuất chăn nuôi gia cầm; hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi bảo đảm công tác vệ sinh thú y; có kế hoạch chuyển dần các cơ sở chăn nuôi tập trung đến nơi quy hoạch xa khu dân cư, đảm bảo vệ sinh môi trường, sức khoẻ cộng đồng;
- Đánh giá chính xác số lượng từng loại gia cầm tiêu huỷ, mức thiệt hại của từng đối tượng chăn nuôi để có sự hỗ trợ phù hợp. Tổ chức thực hiện việc hỗ trợ thiệt hại và khôi phục, phát triển gia cầm, đảm bảo đúng mục đích và đúng đối tượng;