Thứ 7, Ngày 09/11/2024

Quyết định 39/2006/QĐ-BYT ban hành “Quy chế điều tra ngộ độc thực phẩm” do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Số hiệu 39/2006/QĐ-BYT
Ngày ban hành 13/12/2006
Ngày có hiệu lực 22/01/2007
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Trịnh Quân Huấn
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Số: 39/2006/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH “QUY CHẾ ĐIỀU TRA NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM”

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH 11 ngày 26 tháng 7 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm ;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm – Bộ Y tế

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế điều tra ngộ độc thực phẩm”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Các Ông (Bà): Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Thủ trưởng các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng Y tế các ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trịnh Quân Huấn

 

BỘ Y TẾ

-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-------------------------------------

 

QUY CHẾ

ĐIỀU TRA NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 39 /2006/QĐ-BYTngày 13 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định về việc điều tra ngộ độc thực phẩm.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy chế này áp dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, các cơ sở xảy ra ngộ độc thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm gây ngộ độc, các cá nhân bị ngộ độc và cơ quan Y tế từ Trung ương đến địa phương.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “ Ngộ độc thực phẩm” là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tuỳ theo tác nhân gây ngộ độc.

2. “Vụ ngộ độc thực phẩm” là tình trạng ngộ độc cấp xảy ra với 2 người trở lên có dấu hiệu ngộ độc khi ăn cùng một loại thực phẩm tại cùng một địa điểm, thời gian. Trường hợp chỉ có một người mắc và bị tử vong cũng được coi là một vụ ngộ độc thực phẩm.

3. “Mẫu thực phẩm” là thức ăn, đồ uống còn lại sau bữa ăn của vụ ngộ độc thực phẩm hoặc mẫu thực phẩm lưu, nguyên liệu dùng để chế biến thực phẩm.

4. “Mẫu bệnh phẩm” là chất nôn, dịch hút dạ dày, phân, máu và các dịch sinh học khác của người bị ngộ độc thực phẩm.

5. “Cơ sở nguyên nhân” là cơ sở cung cấp bữa ăn mà bữa ăn đó là bữa ăn nguyên nhân.

6. “Bữa ăn nguyên nhân” là bữa ăn gây ra ngộ độc thực phẩmhoặc là bữa ăn có thức ăn nguyên nhân.

7. “Thức ăn nguyên nhân” là thức ăn gây ngộ độc thực phẩm hoặc là thức ăn có chứa căn nguyên.

[...]