Quyết định 39/2004/QĐ-BGTVT ban hành "Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa" do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu 39/2004/QĐ-BGTVT
Ngày ban hành 31/12/2004
Ngày có hiệu lực 20/02/2005
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Giao thông vận tải
Người ký Đào Đình Bình
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị,Giao thông - Vận tải

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
******

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

 

Số: 39/2004/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2004 

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH "ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT QUẢN LÝ, BẢO TRÌ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA".

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ,
Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Văn bản số 2221/BXD-KTTC ngày 27 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng thỏa thuận để Bộ Giao thông vạn tải ban hành, áp dụng Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kê hoạch Đầu tư, Cục trưởng Cục Đường sông Việt N3m,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 1809/1998/QĐ-BGTVT ngày 18 tháng 7 năm 1998 ban hành tạm thời tập " Định mức kinh tế - kỹ thuật sửa chữa thường xuyên đường sông”.

Điều 3. Cục trưởng Cục Đường sông việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định này.

Điều 4. Các ông Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ Kế hoạch Đầu tư, Pháp chế, Khoa học Công nghệ, Tài chính, Cục trưởng Cục Đường sông Việt Nam. Giám đốc các Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính, Thủ trưởng các tổ chứa và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

BỘ TRƯỞNG




Đào Đình Bình

 

ĐỊNH MỨC

KINH TẾ - KỸ THUẬT QUẢN LÝ, BẢO TRÌ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 39/2004/QĐ-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2004 của Bộ Giao thông vận tải)

Chương 1

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Định mức kinh tế kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa (QLBTĐTNĐ) là mức hao phí cần thiết về vật liệu, lao động và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công việc tương đối hoàn chỉnh như trục phao, thả phao... từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc công việc, nhằm duy trì trạng thái hoạt động bình thường của các tuyến đường thủy nội địa (ĐTNĐ).

2. Định mức kinh tế kỹ thuật QLBTĐTNĐ dùng để lập và duyệt dự toán về quản lý, bảo trì đường thủy nội địa; Quản lý, cấp phát và thanh toán vốn sự nghiệp kinh tế đường thủy nội địa cho các đơn vị chuyên làm công tác quản lý, bảo trì thường đường thủy nội địa trong cả nước.

3. Định mức kinh tế kỹ thuật TĐTNĐ đã đề cập đủ các công việc cần thiết của công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa và được ưu tiên bố trí kế hoạch vốn sự nghiệp kinh tế đường thủy nội địa hàng năm. Khi lập và duyệt thiết kế, dự toán quản lý, bảo trì đường thủy nội địa cần có giải pháp kỹ thuật ưu tiên các công việc đảm bảo an toàn giao thông. Các hạng mục còn lại thực hiện theo nguyên tắc giao việc gì được thanh toán việc đó.

4. Phân biệt công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa và các hạng mục khác trong kế hoạch vốn sự nghiệp kinh tế đường thủy nội địa được quy định cụ thể tại Thông tư liên Bộ Tài chính - Giao thông vận tải số 57/2001/TTLB-BTC- BGTVT ngày 10 tháng 7 năm 2001.

5. Phân loại đường thủy nội địa phục vụ quản lý.

5.1. Tiêu chuẩn và thang điểm để phân loại đường thủy nội địa phục vụ quản lý:

Thứ tự

Loại tiêu chuẩn

Thang điểm (điểm)

15

10

5

1

Chiều rộng trung bình mùa kiệt

> 200m

50 ¸200m

< 50m

2

Độ sâu chạy tầu mùa kiệt

< 1,5m

1,5 ¸ 3m

> 3m

3

Chế độ thủy văn dòng chảy

Vùng ảnh hưởng lũ

Vừa ảnh hưởng lũ vừa ảnh hưởng triều

Vùng ảnh hưởng thủy triều

4

Mật độ công trình và chướng ngại vật trên sông (Bao gồm : bãi cạn, chướng ngại vật, vật chìm đắm, kè chỉnh trị, cầu, phà, cảng và bến bốc xếp)

>l chiếc/km

 

05 ¸ 1 chiếc/km

 

< 0,5 chiếc/Km

5

Mật độ báo hiệu

>2 báo

hiệu/Km

1- 2 báo hiệu/Km

<1 báo hiệu/Km

6

Khối lượng hàng hóa thông qua

 

> 5 triệu tấn/năm

2-5 Triệu tấn /năm

 

< 2 Triệu tấn/năm

7

Chế độ ánh sáng phục vụ chạy tầu

 

Có đốt đèn ban đêm

 

5.2. Nguyên tắc áp loại đường thủy nội địa phục vụ quản lý

Tiêu chuẩn và thang điểm phân loại này chỉ áp dụng cho các sông, kênh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố quản lý và khai thác vận tải. Phân loại đường thủy nội địa phục vụ quản lý trên cơ sở áp loại cho từng sông, kênh (hoặc đoạn sông, kênh) riêng biệt nhưng phải đảm bảo tính liên tục trên các tuyến quản lý. Nếu có một số đoạn sông, kênh (không vượt quá 20% chiều dài toàn tuyến) có loại thấp hơn loại sông, kênh của toàn tuyến thì được phép nâng loại phù hợp với toàn tuyến.

5.3. Thang điểm phân loại đường thủy nội địa phục vụ quản lý

+ Nếu sông, kênh áp vào tiêu chuẩn phân loại đạt từ 85 điểm trở lên là đường thủy nội địa quản lý loại 1.

+ Nếu sông, kênh áp vào tiêu chuẩn phân loại đạt từ 65 điểm đến 80 điểm là đường thủy nội địa quản lý loại 2.

+ Nếu sông, kênh áp vào tiêu chuẩn phân loại đạt từ 60 điểm trở xuống là đường thủy nội địa quản lý loại 3.

[...]