ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
38/2016/QĐ-UBND
|
Hòa
Bình, ngày 03 tháng 10 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN, CHỨC DANH TRƯỞNG
PHÒNG, PHÓ TRƯỞNG PHÒNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG THUỘC SỞ Y TẾ; TRƯỞNG PHÒNG, PHÓ TRƯỞNG
PHÒNG Y TẾ THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH HÒA BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức
ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15
tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày
04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Y tế tại Tờ trình số 92/TTr-SYT ngày 22 tháng 9 năm 2016; ý kiến thẩm định của
của Sở Nội vụ tại Công văn số 1907/SNV-CCVC ngày 09 tháng 9 năm 2016; ý kiến thẩm
định của của Sở Tư Pháp tại Báo cáo số 1627/BC-STP ngày 20 tháng 9 năm 2016.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về điều
kiện, tiêu chuẩn, chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc
Sở Y tế; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố thuộc tỉnh Hòa Bình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 11 năm 2016.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc
các Sở: Y tế, Nội vụ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Quang
|
QUY ĐỊNH
VỀ ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN, CHỨC DANH TRƯỞNG PHÒNG, PHÓ TRƯỞNG
PHÒNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG THUỘC SỞ Y TẾ; TRƯỞNG PHÒNG, PHÓ TRƯỞNG PHÒNG Y TẾ THUỘC ỦY
BAN NHÂN DÂN HUYỆN, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH HÒA BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định Số 38/2016/QĐ-UBND ngày 03 tháng 10 năm
2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Văn bản này quy định điều kiện, tiêu chuẩn, chức
danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương trực thuộc Sở Y tế; Trưởng
phòng, Phó Trưởng phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thuộc tỉnh
Hòa Bình (gọi tắt là Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Y tế huyện, thành phố).
Điều 2. Đối tượng và
nguyên tắc áp dụng các tiêu chuẩn
1. Công chức, viên chức khi được xem xét bổ nhiệm,
bổ nhiệm lại giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc Sở Y tế; Trưởng
phòng, Phó Trưởng phòng Y tế các huyện, thành phố phải đảm bảo tiêu chuẩn chung
của Đảng, Nhà nước và các tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh được nêu tại Quy
định này.
2. Chức danh tương đương Trưởng phòng là Chi Cục
trưởng, Giám đốc các đơn vị trực thuộc Sở Y tế. Chức danh tương đương Phó Trưởng
phòng là Phó Chi Cục trưởng, Phó Giám đốc các đơn vị trực thuộc Sở Y tế.
3. Tiêu chuẩn nêu tại Quy định này là căn cứ để
Giám đốc Sở Y tế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố áp dụng cụ thể
tại cơ quan, đơn vị khi thực hiện việc nhận xét, đánh giá để quy hoạch, bổ nhiệm,
bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển và đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức,
viên chức.
Điều 3. Vị trí, chức trách
1. Trưởng phòng chuyên môn và các chức danh
tương đương thuộc Sở Y tế; Trưởng phòng Y tế các huyện, thành phố (gọi chung là
người đứng đầu), là công chức lãnh đạo, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Y tế,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và trước pháp luật về việc thực
hiện chức năng, nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý, tham mưu của phòng, đơn vị được
giao.
2. Phó Trưởng phòng và các chức danh tương đương
thuộc Sở Y tế, Phó Trưởng phòng Y tế các huyện, thành phố là công chức, viên chức
lãnh đạo, quản lý giúp Trưởng phòng phụ trách một hoặc nhiều lĩnh vực chuyên
môn do Trưởng phòng phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Y tế, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và trước pháp luật về một số nhiệm vụ được
giao. Khi người đứng đầu vắng mặt, người đứng đầu ủy quyền cho một cấp phó điều
hành các hoạt động của phòng, đơn vị được giao.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU
KIỆN, TIÊU CHUẨN TRƯỞNG PHÒNG, PHÓ TRƯỞNG PHÒNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG THUỘC SỞ Y TẾ;
TRƯỞNG PHÒNG, PHÓ TRƯỞNG PHÒNG Y TẾ CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH HÒA BÌNH
Điều 4. Tiêu chuẩn chung
1. Tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức lối
sống
a) Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tuỵ phục vụ
nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phấn đấu thực
hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
b) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, dám nghĩ,
dám làm, dám chịu trách nhiệm. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Không
tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Làm việc có hiệu quả,
phong cách làm việc trung thực, dân chủ.
c) Có ý thức tổ chức kỷ luật cao, gương mẫu thực
hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy
chế làm việc của cơ quan, các quy định của địa phương nơi cư trú.
d) Có tinh thần đoàn kết nội bộ, xây dựng tập thể
vững mạnh, làm việc có hiệu quả; trung thực, dân chủ, không cơ hội, gắn bó mật
thiết với quần chúng, nhân dân và được cán bộ, công chức, viên chức và quần
chúng, nhân dân tín nhiệm.
2. Tiêu chuẩn về năng lực, uy tín
a) Thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ; tổ chức triển
khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao; có năng lực tham mưu, tổ chức thực
hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên
môn, chuyên ngành được phân công, phụ trách.
b) Có khả năng nghiên cứu và xây dựng các văn bản
quy phạm pháp luật, nghiên cứu thực tiễn, đề xuất các giải pháp về kinh tế, kỹ
thuật và chuyên môn nghiệp vụ lĩnh vực chuyên ngành được giao, phục vụ cho hoạt
động quản lý nhà nước của cơ quan, đơn vị.
c) Nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật và hiểu
biết sâu về nghiệp vụ quản lý thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được
giao. Có năng lực tổ chức, điều hành cán bộ, công chức và công việc của phòng,
đơn vị; có khả năng phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan tổ chức, thực
hiện nhiệm vụ được giao.
d) Nhận thức và hiểu biết về tình hình chính trị,
kinh tế - xã hội của đất nước, của tỉnh và của địa phương; nắm vững chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên môn,
chuyên ngành được giao.
đ) Có uy tín và khả năng quy tụ quần chúng, được
tập thể quần chúng tín nhiệm (mức độ tín nhiệm khi bỏ phiếu thực hiện quy trình
bổ nhiệm đạt trên 50%).
3. Tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn
Có trình độ, năng lực, kiến thức, tốt nghiệp đại
học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, với lĩnh vực được phân công phụ trách.
4. Tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị
a) Đối với chức danh Trưởng phòng và tương đương:
Có trình độ lý luận chính trị từ Trung cấp hoặc tương đương trở lên.
b) Đối với Phó Trưởng phòng và tương đương: Bổ
nhiệm lần đầu phải có xác nhận của cơ sở đào tạo về trình độ tương đương Sơ cấp
lý luận chính trị trở lên hoặc Trung cấp lý luận chính trị trở lên. Khi bổ nhiệm
lại phải có bằng Trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương trở lên.
5. Tiêu chuẩn về kiến thức quản lý Nhà nước, quản
lý ngành
Có chứng chỉ quản lý Nhà nước chương trình
chuyên viên trở lên; đối với các chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc bệnh viện có
thể thay thế bằng chứng chỉ quản lý bệnh viện; đối với chức danh Chánh Thanh
tra và Phó Chánh thanh tra Sở có chứng chỉ Thanh tra viên trở lên.
6. Tiêu chuẩn về Tin học
Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ
bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông
tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
7. Tiêu chuẩn về Ngoại ngữ
Đạt bậc 2 trở lên theo quy định tại Thông tư số
01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng
lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số
theo quy định.
8. Tiêu chuẩn về kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản
lý cấp phòng
Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng: Có chứng chỉ
đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng theo khung chương trình ban hành kèm theo
Quyết định số 1245/QĐ-BNV ngày 29/11/2012 của Bộ Nội vụ.
9. Các tiêu chuẩn khác
a) Có ít nhất 5 năm công tác trong ngành trở
lên.
b) Công chức, viên chức được bổ nhiệm thuộc diện
quy hoạch dự nguồn của chức danh được bổ nhiệm; trong trường hợp không thuộc diện
quy hoạch thì do lãnh đạo và Đảng ủy Sở xem xét, quyết định trên cơ sở bảo đảm
về trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý Nhà nước,
tin học, ngoại ngữ và độ tuổi.
c) Chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ,
có tinh thần phê bình và tự phê bình cao, giữ gìn đoàn kết, phát huy dân chủ và
giữ vững kỷ cương trong cơ quan, đơn vị công tác.
d) Có đủ sức khỏe để hoàn thành tốt chức trách,
nhiệm vụ được giao.
đ) Tuổi đời bổ nhiệm lần đầu không quá 55 tuổi đối
với nam và không quá 50 tuổi đối với nữ.
e) Đối với những trường hợp được xem xét bổ nhiệm
cấp trưởng hoặc phó của đơn vị phải là người đã làm công tác lãnh đạo quản lý từ
Trưởng khoa, Phó Trưởng khoa, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng hoặc tương đương
chuyên viên chính trở lên, thời gian ít nhất 03 năm (không tính đối với trường
hợp điều động bổ nhiệm).
g) Hồ sơ, lý lịch cá nhân phải kê khai rõ ràng về
thân nhân và không vướng mắc về tiêu chuẩn chính trị theo quy định.
Điều 5. Điều kiện, tiêu chuẩn
cụ thể về chuyên môn, nghiệp vụ đối với từng chức danh.
Đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn chung quy định
tại Điều 4, Chương II của Quy định này và đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn cụ
thể về chuyên môn, nghiệp vụ của từng vị trí chức danh.
1. Về chức danh, bao gồm:
a) Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc cơ quan
Sở Y tế:
- Văn phòng: Chánh Văn phòng và không quá 02 Phó
Chánh văn phòng;
- Thanh tra: Chánh Thanh tra và không quá 02 Phó
Chánh thanh tra;
- Phòng Tổ chức cán bộ: Trưởng phòng và không
quá 02 Phó Trưởng phòng;
- Phòng Nghiệp vụ Y: Trưởng phòng và không quá
02 Phó Trưởng phòng;
- Phòng Nghiệp vụ Dược: Trưởng phòng và không
quá 02 Phó Trưởng phòng;
- Phòng Kế hoạch - Tài chính: Trưởng phòng và
không quá 02 Phó Trưởng phòng;
- Phòng Quản lý Hành nghề Y Dược tư nhân: Trưởng
phòng và không quá 02 Phó Trưởng phòng;
b) Cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở Y tế:
- Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình: Chi cục
trưởng và không quá 02 Phó Chi cục trưởng;
- Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm: Chi cục trưởng
và không quá 02 Phó Chi cục trưởng;
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Giám đốc và không quá
03 Phó Giám đốc;
- Bệnh viện Y học cổ truyền: Giám đốc và không
quá 03 Phó Giám đốc;
- Bệnh viện Nội tiết: Giám đốc và không quá 03
Phó Giám đốc;
- Bệnh viện Sản nhi: Giám đốc và không quá 03
Phó Giám đốc;
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật: Giám đốc và
không quá 03 Phó Giám đốc;
- Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm, thực
phẩm: Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc;
- Trung tâm Pháp y: Giám đốc và không quá 02 Phó
Giám đốc;
- Trung tâm Giám định y khoa: Giám đốc và không
quá 02 Phó Giám đốc;
- Trường Trung cấp Y tế: Hiệu trưởng và không
quá 02 Phó Hiệu trưởng;
- Trung tâm y tế các huyện, thành phố: Giám đốc
và không quá 03 Phó Giám đốc;
c) Phòng Y tế trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện,
thành phố:
- Phòng Y tế các huyện, thành phố: Trưởng phòng
và không quá 02 Phó Trưởng phòng.
2. Chức danh Trưởng phòng và tương đương.
a) Tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn.
- Chánh Văn phòng Sở: Có trình độ từ đại học trở
lên, ưu tiên các chuyên ngành thuộc lĩnh vực y tế;
- Chánh Thanh tra Sở: Có trình độ sau đại học,
có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành bác sĩ, dược sĩ;
- Trưởng phòng Tổ chức cán bộ: Có trình độ sau đại
học, có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành: Bác sĩ, dược sĩ, nhóm ngành hành
chính, nội vụ;
- Trưởng phòng Nghiệp vụ Y: Có trình độ sau đại
học, có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành Bác sĩ;
- Trưởng phòng Nghiệp vụ Dược: Có trình độ sau đại
học, có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành Dược;
- Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính: Có trình độ
sau đại học, có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành: Bác sĩ, Dược sĩ, Y tế
công cộng, Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Kế hoạch, Quản lý kinh tế;
- Trưởng phòng Quản lý hành nghề y dược tư nhân:
Có trình độ sau đại học, có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành: Bác sĩ, dược
sĩ;
- Chi Cục trưởng: Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa
gia đình, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm: Có trình độ sau đại học, có bằng tốt
nghiệp đại học chuyên ngành: Bác sĩ, dược sĩ, y tế công cộng;
- Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Hạng
I: Có trình độ bác sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ chuyên ngành về lĩnh vực
y tế;
- Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện
Nội tiết, Bệnh viện Sản nhi, Bệnh viện Hạng II, Bệnh viện Hạng III, Trung tâm Y
tế huyện, thành phố: Có trình độ bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ chuyên
ngành về lĩnh vực y tế;
- Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật: Có
trình độ bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ chuyên ngành về lĩnh vực y tế;
- Giám đốc Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ
phẩm, thực phẩm: Có trình độ sau đại học, có bằng tốt nghiệp đại học chuyên
ngành dược, hóa dược, hóa mỹ phẩm, công nghệ thực phẩm;
- Giám đốc Trung tâm Pháp y, Trung tâm Giám định
y khoa: Có trình độ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ các chuyên ngành về lĩnh vực
y tế, có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành bác sĩ;
- Hiệu trưởng Trường Trung cấp Y tế: Có trình độ
bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ các chuyên ngành về lĩnh vực y tế, quản
lý giáo dục, có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành: Bác sĩ hoặc dược sĩ;
- Trưởng Phòng Y tế: Có trình độ từ đại học trở
lên, chuyên ngành: Bác sĩ, dược sĩ hoặc y tế công cộng.
b) Tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị: Có
trình độ từ Trung cấp lý luận chính trị trở lên; chức danh Giám đốc Bệnh viện
đa khoa tỉnh, Bệnh viện Hạng I phải có trình độ Cao cấp lý luận chính trị hoặc
tương đương trở lên.
c) Tiêu chuẩn về kiến thức quản lý nhà nước: Bổ
nhiệm lần đầu phải có chứng chỉ chương trình chuyên viên trở lên, khi bổ nhiệm
lại phải có chứng chỉ quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính; chức
danh Chánh Thanh tra bổ nhiệm lần đầu phải có chức chỉ Thanh tra viên trở lên,
khi bổ nhiệm lại phải có chứng chỉ Thanh tra viên chính; các chức danh Giám đốc
bệnh viện có thể thay thế bằng chứng chỉ Quản lý bệnh viện.
d) Tiêu chuẩn về trình độ Tin học; tiêu chuẩn về
trình độ Ngoại ngữ; tiêu chuẩn về kiến thức, kỹ năng lãnh đạo cấp phòng thực hiện
theo khoản 6, khoản 7, khoản 8, Điều 4, Chương II của Quy định này.
2. Chức danh Phó Trưởng phòng và tương đương.
a) Tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn.
- Phó Chánh văn phòng thuộc sở: Có trình độ từ đại
học trở lên, ưu tiên các chuyên ngành thuộc lĩnh vực y tế;
- Phó Chánh Thanh tra Sở: Có trình độ từ đại học
trở lên, thuộc một trong các chuyên ngành về lĩnh vực y tế, luật, tài chính, kế
toán, nhóm ngành kinh tế;
- Phó Trưởng phòng Tổ chức cán bộ: Có trình độ từ
đại học trở lên, thuộc một trong các chuyên ngành về lĩnh vực y tế, quản trị
nhân lực, quản lý công, hành chính, chính trị;
- Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ Y: Có trình độ từ đại
học trở lên, thuộc một trong các chuyên ngành về lĩnh vực y tế;
- Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ Dược: Có trình độ từ
đại học trở lên, thuộc một trong các chuyên ngành về lĩnh vực dược;
- Phó Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính: Có
trình độ từ đại học trở lên, thuộc một trong các chuyên ngành về lĩnh vực y tế,
tài chính, kế toán, nhóm ngành kinh tế;
- Phó Trưởng phòng Quản lý hành nghề y dược tư
nhân: Có trình độ từ đại học trở lên, thuộc một trong các chuyên ngành về lĩnh
vực y tế;
- Phó Chi cục trưởng: Chi cục Dân số - Kế hoạch
hóa gia đình, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm: Có trình độ từ đại học trở
lên, thuộc một trong các chuyên ngành về lĩnh vực y tế, công nghệ thực phẩm;
- Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện
Hạng I:
+ Đối với Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn: Có
trình độ bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ chuyên ngành lĩnh vực về y tế;
+ Đối với Phó Giám đốc phụ trách kinh tế: Có
trình độ sau đại học, thuộc một trong các chuyên ngành: Tài chính, kế toán,
nhóm ngành kinh tế. Trường hợp tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác phải có chứng
chỉ quản lý kinh tế, tài chính;
- Phó Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh
viện Nội tiết, Bệnh viện Sản nhi, Bệnh viện Hạng II, Bệnh viện Hạng III. Trung
tâm Y tế huyện, thành phố:
+ Đối với Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn: Có
trình độ bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ chuyên ngành về lĩnh vực y tế;
+ Đối với Phó Giám đốc phụ trách kinh tế: Có
trình độ đại học trở lên, thuộc một trong các chuyên ngành: Tài chính, kế toán,
nhóm ngành kinh tế. Trường hợp tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác phải có chứng
chỉ quản lý kinh tế, tài chính;
- Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật:
+ Đối với Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn: Có
trình độ sau đại học, chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ nhóm chuyên ngành về lĩnh
vực y tế;
+ Đối với Phó Giám đốc phụ trách kinh tế: Có
trình độ đại học trở lên, thuộc một trong các chuyên ngành: Tài chính, kế toán,
nhóm ngành kinh tế. Trường hợp tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác phải có chứng
chỉ quản lý kinh tế, tài chính;
- Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm,
mỹ phẩm, thực phẩm: Có trình độ Đại học trở lên, chuyên ngành dược, hóa dược,
hóa mỹ phẩm, công nghệ thực phẩm;
- Phó Giám đốc Trung tâm Pháp y, Trung tâm Giám
định y khoa: Có trình độ đại học trở lên, chuyên ngành bác sĩ;
- Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp Y tế: Có
trình độ sau đại học, chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ nhóm chuyên ngành về lĩnh
vực y tế, quản lý giáo dục;
- Phó Trưởng phòng Y tế: Có trình độ từ đại học
trở lên, thuộc một trong các chuyên ngành về lĩnh vực y tế.
b) Tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị: Có
xác nhận của cơ sở đào tạo về trình độ tương đương Sơ cấp lý luận chính trị hoặc
Trung cấp lý luận chính trị trở lên; khi bổ nhiệm lại phải có trình độ Trung cấp
lý luận chính trị trở lên;
d) Tiêu chuẩn về trình độ kiến thức quản lý Nhà
nước; tiêu chuẩn về trình độ Tin học; tiêu chuẩn về trình độ Ngoại ngữ; tiêu
chuẩn về kiến thức kỹ năng, lãnh đạo cấp phòng thực hiện theo khoản 5, khoản 6,
khoản 7, khoản 8, Điều 4, Chương II của Quy định này.
Điều 6. Trường hợp bổ nhiệm lần đầu, công chức, viên chức do yêu cầu
công việc chưa được cơ quan, đơn vị bố trí cho đi học Cao cấp lý luận chính trị
(đối với Trưởng phòng và tương đương), Trung cấp lý luận chính trị (đối với Phó
Trưởng phòng và tương đương); nhưng do yêu cầu nhiệm vụ cần thiết thì Giám đốc
Sở Y tế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có thể xem xét bổ nhiệm các
chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Sở Y tế và Phòng
Y tế các huyện, thành phố; trong thời hạn không quá 03 năm cơ quan, đơn vị phải
bố trí cho công chức, viên chức đó đi học để đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định
này.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 7. Trách nhiệm của
các cơ quan
1. Giám đốc Sở Y tế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố căn cứ điều kiện, tiêu chuẩn tại Quy định này để xây dựng
kế hoạch, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tại cơ
quan, đơn vị, địa phương và xem xét bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động
đối với chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương trực thuộc Sở Y
tế; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Y tế huyện, thành phố thuộc tỉnh Hòa Bình.
2. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của mình, Sở Nội vụ có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện
Quy định này.
Điều 8. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh, Giám
đốc Sở Y tế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Thủ trưởng các tổ
chức liên quan kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ tổng hợp) để
xem xét điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan, đơn
vị và địa phương./.