Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quyết định 3796/QĐ-UBND năm 2015 Kế hoạch cải cách hành chính năm 2016 tỉnh Bình Thuận

Số hiệu 3796/QĐ-UBND
Ngày ban hành 25/12/2015
Ngày có hiệu lực 25/12/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Thuận
Người ký Lê Tiến Phương
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3796/QĐ-UBND

Bình Thuận, ngày 25 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2016 TỈNH BÌNH THUẬN

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020, Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 30c/NQ-CP của Chính phủ;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2016 tỉnh Bình Thuận.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các Sở, cơ quan ngang Sở, đơn vị thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 

 

Nơi nhận:
-Như Điều 3;
-Bộ Nội vụ;
-TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh;
-CT, các PCT. UBND tỉnh;
-UBMTTQVN tỉnh;
-Lưu: VT, NCPC, SNV (Sn-40).

CHỦ TỊCH




Lê Tiến Phương

 

KẾ HOẠCH

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2016 CỦA TỈNH BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3796/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Chủ tịch UBND tỉnh)

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu:

- Tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP của Chính phủ và Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn II (2016-2020) của tỉnh, đảm bảo thực hiện có hiệu quả, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2016 theo kế hoạch đề ra.

- Gắn kết công tác cải cách hành chính của tỉnh với tăng cường trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, đơn vị và người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính. Nâng cao chất lượng, hiệu quả của cải cách hành chính để phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2. Yêu cầu:

- Nâng cao chất lượng triển khai thực hiện cải cách hành chính tại các cơ quan, đơn vị, địa phương nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

- Gắn kết chặt chẽ cải cách hành chính với việc triển khai các nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch; có sự chỉ đạo, phối hợp giữa các ngành, các cấp để thực hiện toàn diện, có chất lượng, hiệu quả các nhiệm vụ cải cách hành chính.

- Kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trong cải cách hành chính đảm bảo đạt kết quả tốt; nâng cao năng lực, kỹ năng thực thi công vụ được giao, ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; gắn cải cách hành chính với cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

- Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong quá trình phối hợp, triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính.

- Kế thừa, phát huy những kinh nghiệm tốt trong cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị, địa phương giai đoạn qua, chủ động học hỏi, nghiên cứu kinh nghiệm của các tỉnh, thành trong nước để áp dụng phù hợp vào thực tiễn của tỉnh ta.

II. NỘI DUNG NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

1. Cải cách thể chế:

a) Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế về doanh nghiệp nhà nước sở hữu, trọng tâm là xác định rõ vai trò quản lý của Nhà nước với vai trò chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước; tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước với chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước; hoàn thiện thể chế về tổ chức và kinh doanh vốn của nhà nước.

b) Ban hành và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch: xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, kiểm tra, rà soát và hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương; công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật; xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, cụ thể và khả thi theo hướng minh bạch, thông thoáng, phù hợp với các luật, nghị định mới ban hành; nâng cao chất lượng nội dung tham mưu, thẩm định, trình văn bản quy phạm pháp luật; kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoặc thay thế các văn bản đã hết hiệu lực, chồng chéo, trùng lắp, mâu thuẫn, gây khó khăn, vướng mắc trong triển khai, thực hiện trên địa bàn tỉnh.

[...]