Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 3725/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án “Phát triển hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025”

Số hiệu 3725/QĐ-UBND
Ngày ban hành 29/12/2017
Ngày có hiệu lực 29/12/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Trị
Người ký Nguyễn Quân Chính
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3725/QĐ-UBND

Quảng Trị, ngày 29 tháng 12 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2017-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ; Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003;

Căn cứ Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 02/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Qung Trị đến năm 2020; Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 30/6/2015 phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015-2020; Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 03/7/2015 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 3098/QĐ-BCT ngày 24/6/2011 của Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch tng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến 2030;

Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 1984/TTr-SCT ngày 22/12/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Phát triển hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025”.

Điều 2. Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành cp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Công Thương (B/c)
- TT/HĐND tỉnh (B/c);
- Chủ tịch, các PCT t
nh;
- Lưu: VT, TM

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHTỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Quân Chính

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2017-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

Phần mở đầu

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Trong những năm qua, kinh tế tỉnh Quảng Trị có bước phát triển tương đối, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt 7,4%/năm (cao hơn mức bình quân chung của cả nước 5,96%/năm). Năm 2016, GRDP bình quân đầu người trên địa bàn tỉnh tính theo giá thực tế đạt trên 36 triệu đồng/người (bng 74,07% so với mức bình quân chung của cả nước). Cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyn dịch theo hướng tích cực, tăng dn tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp (Năm 2016, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 22,6%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,70%, khu vực dịch vụ chiếm 39,7%).

Thương mại dịch vụ phát triển ổn định, tc độ tăng trưởng giá trị thương mại - dịch vụ bình quân giai đoạn 2011 -2016 đạt 8,4% năm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ từ 9.349 tỷ đồng năm 2011 lên 21.740 tỷ đồng năm 2016, bình quân hàng năm tăng 18,9%. Số doanh nghiệp và cơ sở kinh tế cá thể hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn và có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất so với các ngành, lĩnh vực kinh tế khác. Hệ thống phân phối hàng hóa tương đối phát triển, cơ bản đáp ứng nhu cầu trao đi hàng hóa và mua sắm của người dân. Thị trường được kiểm soát ổn định, hệ thống hạ tầng thương mại có bước phát triển nhất định đã góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn phát triển.

Mặc dù có nhiều cố gắng xong khu vực thương mại dịch vụ của tỉnh vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thương mại, dịch vụ còn hạn chế, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu. Các hình thức thương mại dịch vụ còn manh mún, chất lượng dịch vụ chưa cao; dịch vụ logistics chưa phát triển. Công tác quản lý nhà nước về thương mại - dịch vụ trên một số lĩnh vực còn nhiều bất cập gây cản trở trong quá trình phát triển ngành thương mại dịch vụ của tỉnh.

Đthực hiện hoàn thành các nhiệm vụ theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020, đề ra: Tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ chiếm trên 41% trong tổng GRDP của tỉnh, tốc độ tăng giá trị thương mại, dịch vụ bình quân đạt 8,5-9%/năm; Nâng cao chất lượng, hiệu quả các loại hình thương mại dịch vụ, phát triển mạnh dịch vụ du lịch. Hình thành và phát triển mạnh dịch vụ vận tải đa phương thức, dịch vụ logictics; Tạo môi trường ổn định cho hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển thì việc xây dựng và thực hiện Đề án Phát triển hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025” là hết sức cần thiết. Nhằm huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại đồng bộ, hiện đại thúc đẩy phát triển các loại hình thương mại - dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng xu thế hội nhập quốc tế, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

- Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13;

- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13;

- Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;

[...]