BỘ LAO ĐỘNG -
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 362/QĐ-LĐTBXH
|
Hà Nội, ngày 28
tháng 03 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ THĂM HỎI, CỨU TRỢ ĐỐI TƯỢNG GẶP KHÓ KHĂN DO HẬU QUẢ CỦA
THIÊN TAI, THẢM HỌA
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP
ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ về quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 67/2007/NĐ-CP
ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo
trợ xã hội và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ
về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4
năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;
Căn cứ Công văn số 2149/BTC-HCSN
ngày 19 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tài chính về việc góp ý dự thảo quy chế quản
lý và sử dụng kinh phí thăm hỏi đối tượng gặp khó
khăn do thiên tai, thảm họa;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo
trợ xã hội, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế
thăm hỏi, cứu trợ đối tượng gặp khó khăn do hậu quả của thiên tai, thảm họa".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Cục trưởng Cục Bảo trợ Xã hội, Vụ trưởng Vụ Kế
hoạch - Tài chính, Chánh Văn phòng Bộ, các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3 (để t/h);
- Lưu: VT, BTXH.
|
BỘ TRƯỞNG
Phạm Thị Hải Chuyền
|
QUY CHẾ
THĂM
HỎI, TRỢ GIÚP ĐỐI TƯỢNG GẶP KHÓ KHĂN DO HẬU QUẢ CỦA THIÊN TAI, THẢM HỌA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 362/QĐ-LĐTBXH ngày 28/3/2014 của Bộ trưởng
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi, đối tượng điều chỉnh
1. Phạm vi:
a) Quy chế này quy định về nội dung, định
mức chi từ ngân sách nhà nước cho thăm hỏi, trợ giúp đối tượng gặp khó khăn do
hậu quả của thiên tai, thảm họa hoặc các lý do bất khả kháng khác của các Đoàn
thăm hỏi, trợ giúp đại diện cho Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội.
b) Quy chế này
áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến sử dụng nguồn kinh phí thăm
hỏi, trợ giúp đối tượng từ ngân sách nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội.
2. Đối tượng được thăm hỏi, trợ giúp
theo quy chế này gồm:
a) Cá nhân, hộ gia đình gặp khó khăn
do hậu quả của thiên tai, thảm họa hoặc các lý do bất khả kháng khác;
b) Tập thể: Các cơ sở bảo trợ xã hội,
trường học, cơ sở sản xuất bị thiệt hại do hậu quả của thiên tai, thảm họa.
Điều 2. Nguyên
tắc quản lý và sử dụng kinh phí
1. Các đơn vị, cá nhân liên quan của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khi thực hiện nhiệm vụ thăm hỏi, trợ giúp đối
tượng có trách nhiệm quản lý nguồn kinh phí thăm hỏi, trợ giúp bảo đảm đúng đối
tượng, nội dung, định mức và thanh quyết toán kinh phí theo quy định.
2. Việc thăm hỏi, trợ giúp đối tượng
bảo đảm kịp thời, đúng mục đích, công khai, minh bạch và công bằng.
Chương 2.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
VIỆC THĂM HỎI, TRỢ GIÚP ĐỐI TƯỢNG GẶP KHÓ KHĂN DO HẬU QUẢ CỦA THIÊN TAI, THẢM HỌA
Điều 3. Nội
dung và mức chi
1. Khi xảy ra thiên tai, thảm họa, Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ mức độ thiệt hại do thiên tai, thảm họa
gây ra hoặc các lý do bất khả kháng khác, nhu cầu của người dân và trong phạm
vi dự toán được giao để phê duyệt cụ thể mức thăm hỏi (bằng tiền và hiện vật)
nhưng không vượt quá mức quy định sau:
a) Đoàn thăm hỏi, trợ giúp do Lãnh đạo
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm Trưởng đoàn:
- Đối với tập thể: Mức chi không quá
3.000.000 đồng/đơn vị (trong đó: tiền mặt 2.500.000 đồng và quà tặng bằng hiện
vật trị giá 500.000 đồng).
- Đối với cá nhân, gia đình: Mức chi
không quá 2.150.000 đồng/cá nhân, hộ gia đình (trong đó: tiền mặt 2.000.000 đồng
và quà tặng bằng hiện vật trị giá 150.000 đồng).
b) Đoàn thăm hỏi, trợ giúp do Lãnh đạo
Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm Trưởng đoàn:
- Đối với tập thể: Mức chi không quá
2.500.000 đồng/đơn vị (trong đó: tiền mặt 2.000.000 đồng và quà tặng bằng hiện
vật trị giá 500.000 đồng).
- Đối với cá nhân, gia đình: Mức chi
không quá 1.150.000 đồng/cá nhân, hộ gia đình (trong đó: tiền mặt 1.000.000 đồng
và quà tặng bằng hiện vật trị giá 150.000 đồng).
c) Đối với trường hợp đặc biệt khác,
mức chi do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định.
2. Các khoản công tác phí phát sinh
(tiền lưu trú, đi lại) đối với cán bộ, công chức được cử đi làm nhiệm vụ tiếp
nhận, vận chuyển, phân phối tiền (hàng) trợ giúp, các chi phí khác liên quan đến
thăm hỏi, trợ giúp được sử dụng từ nguồn kinh phí của các
đơn vị theo đúng quy định tại thông tư 97/2010/TT-BTC ngày
06/7/2010 của Bộ Tài chính về quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức
các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Tư trang, vật dụng phục vụ công
tác thăm hỏi, trợ giúp đối tượng được sử dụng từ nguồn kinh phí trợ giúp đột xuất.
4. Trường hợp chi phí cho việc quản
lý, vận chuyển tiền (hàng) trợ giúp đột xuất phát sinh lớn, ảnh hưởng đến việc
thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, các đơn vị báo cáo Lãnh đạo Bộ giải quyết theo
thẩm quyền.
Điều 4. Nguồn
kinh phí thực hiện
Nguồn kinh phí thực hiện thăm hỏi, trợ
giúp đối tượng gặp khó khăn do thiên tai, thảm họa hoặc các lý do bất khả kháng
khác được bố trí trong dự toán chi cứu trợ đột xuất từ ngân sách nhà nước trong
dự toán hàng năm của Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Chương 3.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 5. Phân công
trách nhiệm và tổ chức thực hiện
1. Cục Bảo trợ xã hội là đơn vị trực
tiếp quản lý kinh phí thăm hỏi, trợ giúp đối tượng có nhiệm
vụ:
- Lập dự toán kinh phí thăm hỏi đối
tượng hàng năm gửi Vụ Kế hoạch - Tài chính tổng hợp trình
Bộ phê duyệt;
- Quản lý, sử dụng, thanh quyết toán
kinh phí thăm hỏi đối tượng từ ngân sách nhà nước theo đúng các định mức quy định
tại quy chế này và các quy định hiện hành của Nhà nước;
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện
công tác thăm hỏi đối tượng; bố trí cán bộ tham gia các hoạt động cứu trợ sử dụng
kinh phí thăm hỏi đối tượng; yêu cầu các đơn vị thực hiện thăm hỏi, cứu trợ
tuân thủ đúng quy định về sử dụng kinh phí thăm hỏi đối tượng.
- Tổng hợp, báo cáo Bộ tình hình thăm
hỏi đối tượng và kết quả thực hiện.
2. Vụ Kế hoạch - Tài chính có trách
nhiệm tổng hợp ngân sách thăm hỏi đối tượng hàng năm trình Bộ gửi Bộ Tài chính và
huy động nguồn kinh phí hợp pháp của các tổ chức, cá nhân để thực hiện thăm hỏi
đối tượng (nếu có).
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
tại các địa bàn xảy ra thiên tai, thảm họa có trách nhiệm lập danh sách đối tượng
và phối hợp với đoàn thăm hỏi, cứu trợ của Bộ trao tặng tiền, hàng cho các đối
tượng.
Điều 6. Hiệu
lực thi hành
1. Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày
ký ban hành và được áp dụng từ năm ngân sách 2014.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có
vấn đề chưa phù hợp thì Cục Bảo trợ xã hội phối hợp với Vụ
Kế hoạch - Tài chính báo cáo Bộ xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.