Quyết định 3529/QĐ-BNN-TCTS năm 2016 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển nuôi nhuyễn thể hàng hóa tập trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 3529/QĐ-BNN-TCTS
Ngày ban hành 25/08/2016
Ngày có hiệu lực 25/08/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn
Người ký Vũ Văn Tám
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3529/QĐ-BNN-TCTS

Hà Nội, ngày 25 tháng 8 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI NHUYỄN THỂ HÀNG HÓA TẬP TRUNG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

Căn cứ Quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22/11/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Vụ trưởng Vụ kế hoạch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển nuôi nhuyễn thể hàng hóa tập trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với nội dung sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Phát triển nuôi nhuyễn theo hướng nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng diện tích và trở thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, đảm bảo cho sản phẩm nhuyễn thể của Việt Nam chiếm lợi thế cạnh tranh và mở rộng thị trường, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

2. Không ngừng mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời với chú trọng phát triển thị trường nội địa, bao gồm thị trường xuất khẩu tại chỗ (du lịch) trên cơ sở quản lý chất lượng an toàn thực phẩm theo Luật An toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc tại tất cả các khâu và chỉ dẫn địa lý.

3. Phát triển nuôi nhuyễn thể hàng hóa tập trung tại các vùng ven biển, ven các đảo, eo vịnh, đầm phá có điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái phù hợp với các đối tượng nuôi, chủ động được công nghệ sản xuất giống để tạo nên khối lượng hàng hóa lớn, giá trị cao.

4. Tổ chức, quản lý sản xuất các vùng nuôi nhuyễn thể hàng hóa tập trung theo chuỗi giá trị, dựa vào cộng đồng, trên cơ sở phát huy truyền thống “nghề cá nhân dân” lồng ghép trong phương thức đồng quản lý, đồng thời chủ động quản lý rủi ro, phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển nuôi nhuyễn thể hàng hóa tập trung phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của các tỉnh ven biển trở thành ngành sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao, tổ chức sản xuất hợp lý, bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường; đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu; góp phần tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng dân cư, bảo vệ trật tự, an ninh quốc phòng vùng ven biển và hải đảo.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Điều chỉnh quy hoạch đến năm 2020:

- Tổng diện tích nuôi nhuyễn thể tập trung: 40.200 ha, trong đó: Diện tích nuôi nghêu/ngao 23.110 ha, Hàu: 2.770 ha, Ốc hương: 1.000 ha, Sò: 12.720 ha, Tu hài: 190 ha; bào ngư: 150 ha và trai ngọc: 260 ha.

- Tổng sản lượng nuôi nhuyễn thể: 384.100 tấn, trong đó: Sản lượng nghêu/ngao: 305.550 tấn; Hàu: 17.580 tấn; Ốc hương: 5.120 tấn; Sò: 54.280 tấn; Tu hài: 490 tấn; Bào ngư: 580 tấn và Trai ngọc: 500 tấn (50 triệu viên ngọc trai).

- Chủ động cung cấp trên 70% tổng nhu cầu giống đảm bảo chất lượng nuôi thương phẩm.

- Thu hút và giải quyết việc làm khoảng 80.000 người, trong đó có khoảng 50-60% số lao động thủy sản được đào tạo, tập huấn.

b) Định hướng đến năm 2030:

- Đầu tư hoàn thiện và đưa vào sản xuất ổn định các vùng nuôi nhuyễn thể tập trung ở bãi bồi, cửa sông, đầm phá ven biển, từng bước mở rộng sản xuất các vùng nuôi nhuyễn thể tập trung trên biển và ven các đảo.

- Hoàn thiện hệ thống sản xuất giống gắn với các vùng nuôi nhuyễn thể trọng điểm, tập trung để chủ động cung cấp con giống đảm bảo chất lượng, số lượng cho nuôi thương phẩm. Khoanh vùng bảo vệ, bảo tồn các giống loài nhuyễn thể tự nhiên, đồng thời tổ chức quản lý khai thác sử dụng hiệu quả.

- Tổng diện tích: 42.800 ha, trong đó: Diện tích nghêu/ngao 24.550 ha; Hàu: 3.370 ha; Ốc hương: 1.000 ha; Sò: 12.870 ha; Tu hài: 310 ha; Bào ngư: 200ha và trai ngọc 500 ha.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ