BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
351/QĐ-BNN-TCTL
|
Hà Nội, ngày 25
tháng 02 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT “QUY HOẠCH THỦY LỢI CHỐNG NGẬP ÚNG THÀNH PHỐ CÀ MAU”
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP
ngày 03/01/2008, Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn;
Căn cứ Quyết định số
2238/QĐ-BNN-KH ngày 20/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn ban hành Quy định về quản lý quy hoạch ngành nông nghiệp và phát triển
nông thôn;
Xét văn bản góp ý số 1841/UBND-XD
ngày 25/4/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Cà Mau;
Xét tờ trình số 948/TTr-VKHTLMN
ngày 24 tháng 07 năm 2012 kèm theo hồ sơ dự án “Quy hoạch thủy lợi chống ngập
úng thành phố Cà Mau” của Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam lập;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng
cục Thủy lợi và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Quy
hoạch thủy lợi chống ngập úng thành phố Cà Mau với các nội dung chính sau:
I. Phạm vi vùng quy hoạch
Thành phố Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau là
trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của
tỉnh Cà Mau và là khu vực an ninh quốc phòng vùng bán đảo Cà Mau; bên cạnh đó,
thành phố Cà Mau còn là một trong bốn đô thị động lực thuộc vùng kinh tế trọng
điểm đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích tự nhiên thành phố khoảng 25.000 ha,
dân số khoảng 205.000 người.
Quy hoạch tập trung phần nội đô thành
phố với diện tích khoảng 14.800 ha và được chia làm 6 ô bao (chi tiết theo phụ
lục I); vùng ngoại ô chủ yếu là diện tích đất nông nghiệp và là phần đất dự trữ
phát triển của thành phố (khoảng 10.200ha) trong tương lai.
II. Mục tiêu quy hoạch
Nghiên cứu, đề xuất được các giải
pháp thủy lợi để giải quyết cơ bản tình trạng ngập úng trên địa bàn nội đô
thành phố Cà Mau hiện nay và trong tương lai; chủ động thích ứng, đối phó với
biến đổi khí hậu - nước biển dâng ngày càng phức tạp; góp phần cải tạo môi trường
thành phố, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống
nhân dân.
Làm cơ sở xây dựng kế hoạch đầu tư
xây dựng các công trình chống ngập úng cho thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030.
III. Phương án quy hoạch
1. Tiêu chuẩn tiêu thoát nước
Vùng đô thị: Thời đoạn mưa thiết kế
180 phút, lượng mưa thiết kế với tần suất 10%, tại trạm Cà Mau.
Vùng nông nghiệp: Mưa 3 ngày lớn nhất,
tiêu 5 ngày, tần suất 10%, tại trạm Cà Mau.
Tổ hợp thiết kế tính toán chọn: Triều
10%, lũ thiết kế 10%.
Tính toán ứng phó với nước biển dâng
theo kịch bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành.
2. Tiêu thoát nước cho khu vực thành phố, khu đô thị và công nghiệp
2.1. Giải pháp công trình
Nâng cấp và xây dựng hệ thống thoát nước cho thành phố Cà Mau, đảm bảo đáp ứng
được các yêu cầu tiêu thoát cho thành phố
có xem xét biến đổi khí hậu - nước biển dâng.
Nâng cấp và xây dựng hệ thống đê bao,
bờ bao chống tràn.
Lắp đặt các cửa van clape tự động tại
các cửa xả để ngăn cản triều cường.
Nạo vét, nâng cấp mở rộng các kênh trục,
cấp I, cấp II.
Xây dựng các trạm bơm tiêu hỗ trợ khi
xảy ra mưa lớn trùng với thời gian triều cường.
Xây dựng hệ thống cống tại các cửa
sông để ngăn triều cường từ xa truyền vào cho thành phố Cà Mau.
2.2. Giải pháp phi công trình
Nghiên cứu, xây dựng quy trình vận
hành các công trình chống ngập trên địa bàn thành phố.
Tạo vùng đệm, vùng đất ngập nước nhằm
trữ nước mưa, giảm hình thành dòng chảy mặt, hạn chế tình trạng ngập úng cục bộ
do mưa thời đoạn ngắn, giảm tải cho hệ thống thoát
nước của thành phố.
Thực hiện tốt công tác dự báo, cảnh
báo khí tượng, thủy văn; công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi phục vụ
chống ngập úng cho thành phố.
Rà soát, chủ động di dời dân cư đang
sinh sống ở khu vực ven sông, kênh rạch có nguy cơ sạt lở cao.
3. Tiêu nước cho đất trồng lúa
Nạo vét hệ thống kênh, rạch, củng cố
hệ thống đê bao, bờ bao, cống bọng và thực hiện quy trình vận hành hợp lý nhằm
đảm bảo tiêu tự chảy cho diện tích đất trồng lúa.
Bố trí các trạm bơm phục vụ tiêu thoát khi cần thiết.
4. Tiêu nước cho vườn cây ăn trái
Vườn cây ăn trái được bao ô theo hệ
thống kênh, rạch tự nhiên và thường trồng theo từng liếp, tại mỗi cửa lấy nước
của từng gia đình có lắp cống đóng mở hai chiều. Mùa mưa, các cống phần lớn được
đóng khi triều lên và mở ra khi triều xuống. Phần ngập lũ không có khả năng
tiêu tự chảy sẽ được giải quyết bằng bơm với quy mô vừa và nhỏ.
Hệ thống bờ bao có thể kết hợp làm đường
giao thông nông thôn.
5. Tiêu, thay nước cho nuôi trồng
thủy sản
Quy mô công nghiệp: Hệ thống ao nuôi
sẽ được bố trí theo kiểu liên hoàn gồm ao xử lý sơ bộ, ao nuôi chính và ao chứa
nước thải. Giải pháp tiêu chủ yếu là sử dụng các trạm bơm.
Nuôi thủy
sản trên ruộng: Giải pháp tiêu là tự chảy, kết hợp bơm tiêu. Hệ thống kênh lấy
nước, kênh tiêu nước phải bố trí riêng biệt và có các cống kiểm soát, điều tiết.
IV. Kinh phí và trình tự thực hiện quy hoạch
1. Giai đoạn đến năm 2020
Tập trung hoàn chỉnh hệ thống công
trình phần nội đô, trung tâm thành phố Cà Mau với diện tích khoảng 15.000 ha
theo 6 ô thủy lợi để chống ngập cho thành
phố, cụ thể:
Nâng cấp và xây dựng 119,7 km bờ bao
chống tràn dọc theo các trục tiêu chính gồm: sông Cà Mau, kênh Xáng Cà Mau - Bạc
Liêu, kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp, sông Gành Hào, sông Đốc, Rạch Rập, kênh xáng
Lương Thế Trân, đường vành đai số 3.
Xây dựng 11,3 km kè chống tràn kết hợp
chỉnh trang đô thị tại khu vực trung tâm thành phố.
Xây dựng 16 cống tiêu tại các ô bao,
cụ thể ô bao số 1 (3 cống); ô bao số 2 (5 cống); ô bao số 3 (2 cống); ô bao số
5 (4 cống), ô bao số 6 (2 cống).
Nạo vét 35,2 km kênh rạch các cấp.
Xây dựng 4 trạm bơm tại các ô bao số
1, 2, 3, 4 gồm 15 tổ máy với tổng công suất 148.000 m3/h.
Xây dựng 13 hồ điều hòa (theo quy hoạch
xây dựng thành phố) tại các ô bao.
Lắp đặt 160 cửa van hai chiều tự động
(clape) cho các cửa xả hiện tại và theo quy hoạch, (chi tiết xem phụ lục II)
Nâng cấp và xây dựng hệ thống thoát nước mưa đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu
tiêu thoát của thành phố (đã được UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt tại Quyết định số
1264/QĐ-UBND ngày 08/09/2008 và sử dụng nguồn vốn ODA).
2. Giai đoạn sau năm 2020
Cùng với các hệ thống đê biển thuộc
các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nghiên cứu xem xét xây dựng theo thứ tự ưu
tiên các cống dưới đê, cụ thể: cống Cái Đôi Vàm; cống, âu thuyền Sông Đốc; cống,
âu thuyền Bảy Háp; cống, âu thuyền Vàm Đầm; cống Cây Toàn; cống, âu Gành Hào; cống,
âu Nhà Mát; cống, âu Mỹ Thanh, tạo thành hệ thống khép kín từ sông Cái Lớn -
Cái Bé đến sông Mỹ Thanh, để ngăn triều từ xa và ứng phó với nước biển dâng
trong tương lai cho tỉnh Cà Mau nói riêng và toàn vùng bán đảo Cà Mau nói
chung. Quy mô các cống chi tiết theo bảng dưới:
TT
|
Tên cống
|
Cao trình đáy cống
(m)
|
Khẩu độ cống
(m)
|
1
|
Cống Cái Đôi Vàm
|
-4,0
|
25
|
2
|
Cống, âu thuyền Sông Đốc
|
-5,0
|
100
|
3
|
Cống, âu thuyền Bảy Háp
|
-4,0
|
60
|
4
|
Cống, âu thuyền Vàm Đầm
|
-5,5
|
50
|
5
|
Cống Cây Toàn
|
-4,5
|
40
|
6
|
Cống, âu thuyền Gành Hào
|
-10,0
|
160
|
7
|
Cống, âu thuyền Nhà Mát
|
-5,0
|
30
|
8
|
Cống, âu thuyền Mỹ Thanh
|
-8,5
|
50
|
3. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn
Tổng kinh phí đầu tư thực hiện Quy hoạch
giai đoạn đến năm 2020 khoảng 1.350 tỷ đồng (không bao gồm chi phí san nền, thoát nước mưa đã được UBND tỉnh phê duyệt và
chi phí đền bù giải phóng mặt bằng). Sau năm 2020, tùy điều kiện nguồn lực, xem xét đầu tư xây dựng các công trình cống
dưới hệ thống đê biển.
Nguồn vốn đầu tư: ngân sách trung
ương, ngân sách địa phương, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA và các nguồn vốn
hợp pháp khác.
Điều 2. Tổ chức
thực hiện
Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau quản lý, giám sát việc thực hiện quy hoạch trên
phạm vi địa bàn Thành phố; chỉ đạo, tổ chức xử lý, giải tỏa các công trình xâm
hại, lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình thủy
lợi theo quy định của Pháp luật; lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết và đầu tư
xây dựng các hạng mục công trình chống ngập úng.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Vụ
trưởng Vụ Tài chính, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Cục trưởng Cục Quản lý
Xây dựng công trình, Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam và Thủ trưởng
các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tài chính;
- UBND thành phố Cà Mau;
- Sở NN và PTNT thành phố Cà Mau;
- Lưu VT, TCTL.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Hoàng Văn Thắng
|
PHỤ LỤC
DANH MỤC
CÔNG TRÌNH QUY HOẠCH THỦY LỢI CHỐNG NGẬP ÚNG THÀNH PHỐ CÀ MAU
(Kèm theo Quyết định số 351/QĐ-BNN-TCTL ngày 25 tháng 02 năm 2013)
PHỤ LỤC I
PHẠM VI RANH GIỚI CÁC Ô BAO CỦA THÀNH PHỐ
TT
|
Tên ô bao
|
Phạm vi ranh giới
|
Diện tích (ha)
|
1
|
Ô bao số 1
|
Là khu vực phía Đông Bắc thành phố từ kênh Xáng
Quản Lộ - Phụng Hiệp đến Kênh Xáng Cà Mau - Bạc Liêu; thuộc các phường 5, 6,
7, phường Tân Thành và một phần xã Tân Thành.
|
1.700
|
2
|
Ô bao số 2
|
Giới hạn bởi đường vành đai số 3, sông Bạch Ngưu
sông Tắc Thủ, Kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp; thuộc các phường 1,2,4,9, phường và
một phần xã An Xuyên.
|
3.350
|
3
|
Ô bao số 3
|
Là khu vực phía Nam thành phố, giới hạn bởi sông
Rạch Rập, sông Gành Hào, kênh xáng Lương Thế Trân; thuộc phường 8 và xã Lý Văn
Lâm.
|
1.500
|
4
|
Ô bao số 4
|
Là khu vực phía Đông Nam thành phố từ kênh Xáng
Cà Mau - Bạc Liêu đến sông Gành Hào; thuộc phường 6, 7 và một phần xã Hòa
Thành.
|
1.550
|
5
|
Ô bao số 5
|
Là khu vực phía Tây Nam thành phố, giới hạn bởi
kênh Rạch rập, sông Tắc Thủ, sông Ông Đốc và kênh Lương Thế Trân; thuộc địa
phận xã Lý Văn Lâm.
|
2.800
|
6
|
Ô bao số 6
|
Là khu vực phía Tây Bắc thành phố, giới hạn bởi
sông Ông Đốc, đường vành đai số 3, sông Bạch Ngưu và sông Tắc Thủ.
|
3.900
|
PHỤ LỤC II
TỔNG HỢP CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020
1. Hệ thống đê bao chống tràn.
TT
|
Tuyến đê bao
|
Cao trình đỉnh
(m)
|
Chiều dài (m)
|
Chiều rộng (m)
|
Ước vốn đầu tư
(tỷ đồng)
|
1
|
Kênh Xáng Cà Mau - Bạc Liêu
|
1,80
|
13.880
|
6,0
|
7
|
2
|
Sông Tắc Thủ - Sông Cà Mau
|
1,80
|
13.560
|
6,0
|
7
|
3
|
Sông Gành Hào
|
1,90
|
12.760
|
6,0
|
9
|
4
|
Kênh Lương Thế Trân
|
1,90
|
9.900
|
6,0
|
7
|
5
|
Sông Đốc
|
1,90
|
3.600
|
6,0
|
3
|
6
|
Sông Trẹm - Sông Đốc
|
1,70
|
9.200
|
6,0
|
5
|
7
|
Bạch Ngưu
|
1,70
|
11.200
|
6,0
|
6
|
8
|
Kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp
|
1,80
|
8.500
|
6,0
|
4
|
9
|
Kênh Rạch Rập
|
1,90
|
10.400
|
6,0
|
7
|
10
|
Đường vành đai số 3
|
1,80
|
26.700
|
6,0
|
17
|
|
Tổng cộng
|
119.700
|
|
72
|
2. Hệ thống kè chống tràn kết hợp
chỉnh trang đô thị thành phố.
TT
|
Tuyến kè
|
Cao trình đỉnh
(m)
|
Chiều dài (m)
|
Địa điểm
|
Ước vốn đầu tư
(tỷ đồng)
|
1
|
Đường Phan Bội Châu
|
1,80
|
1.100
|
Đấu nối với tuyến kè cũ, xây dựng đoạn kè mới cho đến cầu Huỳnh Thúc Kháng.
|
44
|
2
|
Đường Lê Lợi - Lý Văn Lâm
|
1,80
|
4.300
|
Đấu nối với tuyến kè cũ, xây dựng đoạn kè mới cho
đến bến Tàu A.
|
171
|
3
|
Đường Quang Trung Phường 5
|
1,80
|
3.600
|
Đấu nối với tuyến kè cũ, xây dựng đoạn kè mới cho
đến hết ranh giới khu đô thị Đông Bắc.
|
143
|
4
|
Đường Phạm Văn Ký
|
1,80
|
2.300
|
Đấu nối với tuyến kè cũ, xây dựng đoạn kè mới cho
đến hết đường Phạm Văn Ký.
|
91
|
|
Tổng cộng
|
|
11.300
|
|
449
|
3. Hệ thống cống tại các ô bao
TT
|
Tên công trình
|
Khẩu độ B (m)
|
Cao trình đáy cống
(m)
|
Ước vốn đầu tư
(tỷ đồng)
|
I
|
Ô bao số 1
|
|
|
|
1
|
Cống Hồ Vân Thủy
|
3,00
|
-1,5
|
9
|
2
|
Cống Rạch Bà Beo 1
|
5,00
|
-2,0
|
17
|
3
|
Cống Rạch Bà Beo 2
|
5,00
|
-2,0
|
17
|
II
|
Ô bao số 2
|
|
|
|
1
|
Cống Thống Nhất 1
|
7,50
|
-2,5
|
26
|
2
|
Cống Thống Nhất 2
|
7,50
|
-2,5
|
26
|
3
|
Cống Kênh Mới 1
|
5,00
|
-2,0
|
17
|
4
|
Cống Kênh Mới 2
|
5,00
|
-2,0
|
17
|
5
|
Cống Sông Cũ
|
5,00
|
-2,0
|
17
|
III
|
Ô bao số 3
|
|
|
|
1
|
Cống Bà Điều
|
5,00
|
-2,0
|
17
|
2
|
Cống Chòi Ngói
|
5,00
|
-2,0
|
17
|
IV
|
Ô bao số 5
|
|
|
|
1
|
Cống Ông Muộn
|
7,50
|
-2,5
|
26
|
2
|
Cống Bà Cai Di
|
7,50
|
-2,5
|
26
|
3
|
Cống hồ điều hòa 1
|
3,00
|
-1,5
|
9
|
4
|
Cống hồ điều hòa 2
|
3,00
|
-1,5
|
9
|
V
|
Ô bao số 6
|
|
|
|
1
|
Cống Rạch Bần 1
|
7,50
|
-2,5
|
26
|
2
|
Cống Rạch Bần 2
|
7,50
|
-1,5
|
26
|
VI
|
Tổng cộng
|
89,0
|
|
302
|
4. Nạo vét mở rộng kênh mương các
cấp.
TT
|
Sông, kênh
|
Chiều dài (m)
|
Khối lượng (m3)
|
Ước vốn (tỷ đồng)
|
I
|
Kênh cấp I
|
30.100
|
2.315.000
|
61
|
1
|
Rạch Bần
|
5.500
|
450.000
|
12
|
2
|
Kênh Thống Nhất
|
8.600
|
760.000
|
20
|
3
|
Kênh Mới
|
6.700
|
470.000
|
13
|
4
|
Rạch Bà Đào (Cả Nhúc)
|
4.800
|
315.000
|
8
|
5
|
Rạch Ông Muộn - Bà Cai Di
|
4.500
|
320.000
|
8
|
II
|
Kênh cấp II
|
4.300
|
100.000
|
5
|
1
|
Rạch Chòi Ngói - Bà Điều
|
4.300
|
100.000
|
5
|
Tổng
|
35.200
|
2.415.000
|
66
|
5. Các trạm bơm tiêu nước cần xây
dựng.
TT
|
Tên trạm bơm
|
Số trạm bơm
|
Số tổ máy 8.000
(m3/h)
|
Số tổ máy
10.000 (m3/h)
|
Ước vốn đầu tư
(tỷ đồng)
|
1
|
Ô bao số 1
|
1
|
1
|
4
|
97
|
2
|
Ô bao số 2
|
1
|
|
5
|
101
|
3
|
Ô bao số 3
|
1
|
|
2
|
41
|
4
|
Ô bao số 4
|
1
|
|
3
|
61
|
|
Tổng cộng
|
4
|
1
|
14
|
300
|
6. Các hồ điều hòa cần xây dựng.
TT
|
Công trình
|
Diện tích (m2)
|
Dung tích hữu
ích (m3)
|
Ước vốn đầu tư
(tỷ đồng)
|
I
|
Ô bao số 1
|
879.000
|
966.000
|
31
|
1
|
Hồ điều hòa 1 -
|
391.000
|
430.000
|
14
|
2
|
Hồ điều hòa 2 - Phường Tân Thành
|
488.000
|
536.000
|
17
|
II
|
Ô bao số 2
|
566.000
|
622.000
|
22
|
1
|
Hồ điều hòa - Phường 4
|
65.000
|
71.000
|
4
|
2
|
Hồ điều hòa - Phường 9
|
501.000
|
551.000
|
18
|
III
|
Ô bao số 3
|
514.000
|
565.000
|
18
|
1
|
Hồ điều hòa 1 - Phường 8
|
290.000
|
318.000
|
10
|
2
|
Hồ điều hòa 2 - Phường 8
|
224.000
|
247.000
|
8
|
IV
|
Ô bao số 4
|
201.000
|
222.000
|
7
|
1
|
Hồ điều hòa xã Hoà Thành
|
201.000
|
222.000
|
7
|
V
|
Ô bao số 5
|
783.000
|
861.997
|
30
|
1
|
Hồ điều hòa 1 - xã Lý Vân Lâm
|
233.000
|
257.000
|
8
|
2
|
Hồ điều hòa 2 - xã Lý Vân Lâm
|
218.000
|
240.000
|
8
|
3
|
Hồ điều hòa 3 - xã Lý Vân Lâm
|
110.000
|
122.000
|
6
|
4
|
Hồ điều hòa 4 - xã Lý Vân Lâm
|
222.000
|
244.000
|
8
|
VI
|
Ô bao số 6
|
196.000
|
215.000
|
10
|
1
|
Hồ điều hòa 1 - xã Hồ Thị Kỷ
|
80.000
|
88.000
|
4
|
2
|
Hồ điều hòa 2 - xã Hồ Thị Kỷ
|
116.000
|
127.000
|
6
|
VII
|
Tổng cộng
|
3.139.000
|
3.453.000
|
118
|
7. Các cửa van Clape cần xây dựng.
Hạng mục
|
Số lượng (cái)
|
Chiều rộng cửa
(m)
|
Ước vốn đầu tư
(tỷ đồng)
|
Cửa van Clape
|
160
|
223
|
44
|
8. Chi phí san nền thoát
nước mưa
Chi phí san nền, thoát
nước mưa đã được UBND Tỉnh Cà Mau phê duyệt tại quyết định số 1264/QĐ-UBND ngày
08/09/2008, sử dụng nguồn vốn ODA.