Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 3502/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số tự nguyện nhận trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trong thời gian chưa đảm bảo được lương thực giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Số hiệu 3502/QĐ-UBND
Ngày ban hành 14/09/2015
Ngày có hiệu lực 14/09/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Nguyễn Đức Quyền
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3502/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 14 tháng 9 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN HỖ TRỢ GẠO CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TỰ NGUYỆN NHẬN TRỒNG, CHĂM SÓC, BẢO VỆ RỪNG TRONG THỜI GIAN CHƯA ĐẢM BẢO ĐƯỢC LƯƠNG THỰC GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THƯỜNG XUÂN

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo;

Căn cứ Nghị quyết 80/2011/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ đầu năm 2011 đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số Chính sách phát triển rừng sản xuất;

Căn cứ Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020;

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 52/2008/TTLT-BNN-BTC ngày 14/4/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn trợ cấp gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở miền núi trồng rừng thay thế nương rẫy;

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 10/2009/TTLT-BKH-BTC ngày 30/10/2009 của liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính quy định lồng ghép các nguồn vốn thực hiện Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ;

Xét đề nghị của Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân tại Tờ trình số 1113/TTr-UBND ngày 11/8/2015; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 2146/SNN&PTNT-KHTC ngày 21/8/2015 về việc đề nghị phê duyệt Đề án xin hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số tự nguyện nhận trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trong thời gian chưa đảm bảo được lương thực giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn huyện Thường Xuân,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số tự nguyện nhận trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trong thời gian chưa đảm bảo được lương thực giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn huyện Thường Xuân”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh xã hội, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Ban Dân tộc; Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân; Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Quyền

 

ĐỀ ÁN

HỖ TRỢ GẠO CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TỰ NGUYỆN NHẬN TRỒNG, CHĂM SÓC, BẢO VỆ RỪNG TRONG THỜI GIAN CHƯA ĐẢM BẢO ĐƯỢC LƯƠNG THỰC GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Quyết định số: 3502/QĐ-UBND ngày 14/9/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh)

Phần mở đầu

SỰ CẦN THIẾT VÀ CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ

Thường Xuân là huyện miền núi, biên giới nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hóa, có chung đường biên giới với huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào với chiều dài là 17km; là huyện nghèo thuộc Nghị quyết 30a, có địa hình phức tạp, điều kiện khí hậu khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng khó khăn, trình độ dân trí thấp.

Tổng diện tích tự nhiên 111.380,80ha, diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 90.655,55ha chiếm 81,4% diện tích tự nhiên, trong đó: Diện tích rừng phòng hộ 28.739,76ha; rừng đặc dụng 23.475,05ha; đất để trồng rừng sản xuất trên 38.203,15ha, trong đó: có 6.875,53ha đất chưa có rừng, với đặc điểm tự nhiên có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, diện tích tự nhiên lớn, phân cấp địa hình thay đổi từ độ cao tuyệt đối 80m so với mặt nước biển lên đến điểm cao nhất 1.442m (Đỉnh Chòm Vịn) rất phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế lâm nghiệp đây là nguồn tư liệu vô cùng to lớn để phát triển lâm nghiệp, có khả năng đem lại thu nhập cao và ổn định cuộc sống cho đồng bào các dân tộc trong vùng.

Nhằm sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng bền vững, thỏa mãn các yêu cầu phòng hộ để phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng và chủ quyền quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái, đồng thời đảm bảo cung cấp nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến và các ngành kinh tế khác; khai thác tiềm năng sử dụng đất đai hợp lý hơn tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội; góp phần, nâng cao đời sống người dân và người lao động trực tiếp với nghề rừng.

Trong những năm qua, công tác xóa đói giảm nghèo luôn nhận được sự quan tâm hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương; sự chỉ đạo sát sao của hệ thống các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể từ tỉnh đến xã; cùng với sự nỗ lực của người dân các dân tộc trên địa bàn, đã triển khai, thực hiện các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo của Nhà nước, tỷ lệ hộ nghèo năm 2012 là 34,48%, năm 2013 còn 29,79%, đến năm 2014 còn 24,05%.

Tuy nhiên, kết quả xóa đói giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ hộ tái nghèo còn cao (tỉ lệ hộ cận nghèo năm 2014 là 17,78%). Những hộ mới thoát nghèo cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, khi gặp thiên tai, các điều kiện khó khăn khác dễ tái nghèo trở lại.

Từ những lý do trên để bảo vệ và phát triển được diện tích rừng sản xuất, rừng phòng hộ, trồng mới được 13.272,19ha rừng sản xuất theo Quyết định số 401/QĐ-UBND ngày 30/01/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển sản xuất lâm, nông nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững huyện Thường Xuân, giai đoạn 2015 - 2020; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa khóa XVII, Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII. UBND tỉnh lập “Đề án hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số tự nguyện nhận trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trong thời gian chưa đảm bảo được lương thực giai đoạn 2016 - 2020”.

[...]