VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VỀ ĐẤT VÀ TÀI SẢN
TRÊN ĐẤT CÔNG TRÌNH: NÂNG CẤP, MỞ RỘNG ĐƯỜNG ĐT750 ĐOẠN NGÃ 3 CẦU ĐÚC ĐẾN NGÃ 3
LÀNG 5, THỊ TRẤN DẦU TIẾNG, HUYỆN DẦU TIẾNG
(Kèm theo Quyết định số 35/2007/QĐ-UBND, ngày 06/4/2007)
Phần I.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
I. QUY ĐỊNH VỀ HÀNH LANG BẢO VỆ ĐƯỜNG BỘ,
SÔNG SUỐI
Áp dụng theo Công văn số 6429/UBND-SX ngày 21
tháng 12 năm 2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc thực hiện bồi thường
đối với đất trong hành lang bảo vệ đường bộ.
Phần II.
BỒI THƯỜNG ĐẤT
Phạm vi giải tỏa của công trình theo quy định tại
Quyết định số 5326/QĐ-UBND ngày 21/11/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương
từ tim đường thiết kế ra mỗi bên 12m. Nhưng theo quy định tại Quyết định
51/1991/QĐ-UB ngày 11/02/1991, hành lang bảo vệ đường bộ đường ĐT750 là 16m. Vì
vậy bản Quy định này không quy định các vấn đề bồi thường đất.
I. Điều kiện để được bồi thường,
hỗ trợ:
1. Nhà ở, công trình xây dựng hợp
pháp, hợp lệ:
- Nhà ở và các công trình xây dựng
trên đất có đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại Điều 8 của Nghị định
197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ: được bồi thường 100% theo đơn giá
quy định.
- Nhà ở và các công trình xây dựng
trên đất không đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại Điều 8 của Nghị định
197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ, nhưng tại thời điểm xây dựng chưa
có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền công bố hoặc xây dựng
phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, không vi phạm hành lang bảo vệ công
trình thì được hỗ trợ bằng 80% theo đơn giá quy định.
2. Nhà ở, công trình xây dựng
không hợp pháp, không hợp lệ:
- Nhà ở, công trình xây dựng được
xây dựng trước ngày 01/7/2004 trên đất không đủ điều kiện được bồi thường theo
quy định tại Điều 8 của Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ,
mà khi xây dựng vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố và cắm
mốc hoặc vi phạm hành lang bảo vệ công trình đã được cắm mốc thì không được bồi
thường; mà chỉ được xem xét hỗ trợ tiền công tháo dỡ không quá 30% giá trị của
căn nhà theo đơn giá quy định (có biên bản xem xét đề xuất của Hội đồng đền bù
giải phóng mặt bằng theo mức độ vi phạm).
- Nhà ở, công trình xây dựng trên
đất không đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại Điều 8 của Nghị định
197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ, mà khi xây dựng đã được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền thông báo không được phép xây dựng thì không được bồi
thường, không được hỗ trợ; người có công trình xây dựng trái phép đó buộc phải
tự phá dỡ và tự chịu chi phí phá dỡ trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền thực
hiện phá dỡ.
3. Nhà, công trình chỉ tháo dỡ một
phần:
a) Nếu phần diện tích còn lại
không còn sử dụng được nữa thì được bồi thường hỗ trợ cho toàn bộ công trình
theo quy định.
b) Nếu phần còn lại sử dụng được
thì được tính bồi thường thiệt hại phần công trình bị phá dỡ theo quy định và
được trợ cấp sửa chữa thêm 10% giá trị đã được bồi thường.
4. Đối với nhà, công trình có thể
tháo rời và di chuyển đến chỗ ở mới để lắp đặt:
Thì chỉ được bồi thường các chi
phí tháo dỡ, vận chuyển lắp đặt và chi phí hao hụt trong quá trình tháo dỡ, vận
chuyển, lắp đặt (do Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng đề xuất mức cụ thể,
thông qua Sở Tài chính thẩm định).
5. Nhà, công trình của các doanh
nghiệp: Bồi thường theo giá trị còn lại của nhà, công trình và hỗ trợ thêm 10%
theo giá trị bồi thường nhưng mức tối đa không quá 100% và mức tối thiểu không
dưới 40% theo đơn giá quy định.
II. Đơn giá đền
bù nhà ở:
1. Nhà cấp 4:
- Cấp 4A: Loại trệt hoặc có gác gỗ,
mái ngói, trần các loại, tường xây gạch, cột BTCT, nền gạch men hoặc hoa: mặt tiền
đổ sênô, ốp lát, gạch men, tô đá rửa, cửa sắt có kính: 1.200.000 đ/m² xây dựng.
- Cấp 4B: Loại trệt hoặc có gác gỗ,
mái ngói, tole, fibro, trần các loại, tường xây gạch, cột xây gạch, nền gạch
men hoặc hoa: mặt tiền đúc sênô, tô đá rửa, cửa gỗ: 900.000 đ/m² xây dựng.
- Cấp 4C: Loại trệt, cột xây gạch
hoặc gỗ sắt, vách gạch, nền gạch tàu, hoặc xi măng, không đóng trần tạm (cót,
ván), khung đúc sênô, cửa gỗ: 700.000 đ/m² xây dựng.
2. Nhà tạm:
- Loại tạm A: Nhà mái ngói, tole,
fibro xi măng, cột gỗ hoặc xây gạch, vách ván hoặc xây lửng, nền gạch tàu hoặc
xi măng: 400.000 đ/m² xây dựng.
- Loại tạm B: Nhà mái ngói âm
dương, tole, fibro xi măng, cột gỗ tạp, vách ván hoặc cót nền đất: 200.000 đ/m²
xây dựng.
- Loại tạm C: Nhà mái lá, giấy dầu,
tấm nhựa, cột gỗ, tre, nền đất, vách tạm: 150.000 đ/m² xây dựng.
III. Đơn giá bồi
thường nhà xưởng:
1. Xưởng loại I: Kết cấu khung kho
Tiệp, hoặc tương đương, xây bao che, nền bê tông kiên cố: 900.000 đ/m² xây dựng.
2. Xưởng loại II: Kết cấu giống loại
I nhưng không xây bao che: 700.000 đ/m² xây dựng.
3. Xưởng loại III: Kết cấu cột kèo
gỗ hoặc sắt, xây bao che, nền gạch hoặc xi măng, mái tole hoặc ngói: 500.000
đ/m² xây dựng.
4. Xưởng loại IV: Kết cấu giống xưởng
loại III nhưng không xây bao che, nền đất: 300.000 đ/m² xây dựng.
5. Chi phí di dời máy móc thiết bị công trình điện,
cấp thoát nước. Được tính theo thực tế xây dựng và lắp đặt. Cộng tỉ lệ hao hụt
và khấu hao theo quy định hiện hành.
6. Chi phí di dời nguyên vật liệu và sản phẩm tồn
kho được tính theo thực tế.
IV. Đơn giá bồi thường về tài
sản, vật kiến trúc khác:
1. Các công trình phụ:
- Hồ chứa nước xây bằng gạch: 250.000 đ/m3.
- Giếng đào Þ 150 cm: 1.000.000 đ/giếng (Nếu có
đặt cống BT được tính thêm 120.000 đ/cống).
- Giếng khoan dân dụng: 2.000.000 đ/giếng.
- Điện kế chính: 1.500.000 đ/cái đối với hộ giải
tỏa trắng, đối với hộ giải tỏa một phần hỗ trợ 500.000 đ/cái.
- Điện kế phụ: 500.000 đ/cái đối với hộ giải tỏa
trắng, đối với hộ di dời hỗ trợ 200.000 đ/cái.
2. Vật kiến trúc:
- Sân bê tông nhựa nóng: 120.000 đ/m2.
- Sân tráng nhựa: 80.000 đ/m2.
- Sân bê tông xi măng, bê tông sạn, sân lót gạch
bông, sân lót gạch men: 70.000 đ/m2.
- Sân gạch tàu hoặc láng xi măng: 40.000 đ/m2.
- Sân đá kẹp đất: 30.000 đ/m2.
- Tường rào xây gạch kiên cố, hoặc
tường xây gạch + song sắt (cả móng và cột) 120.000 đ/m2 (Nếu chưa tô
trát thì đơn giá giảm 30%, nếu có sơn nước thì đền bù thêm 20.000 đ/m2).
- Bóng đèn trụ cổng: 50.000 đ/bóng
(hỗ trợ di dời).
- Trụ cổng xây tô: 400.000 đ/m3
(Nếu ốp gạch men tính thêm 120.000 đ/m2).
- Kè xây đá hộc: 250.000 đ/m3.
- Kè xây gạch có tô trát: 80.000
đ/m3.
- Hàng rào lưới B40 kiên cố:
40.000 đ/m2.
- Hàng rào lưới B40 bán kiên cố:
30.000 đ/m2.
- Hàng rào kẽm gai kiên cố: 20.000
đ/m2.
- Hàng rào kẽm gai bán kiên cố: 10.000 đ/m2.
- Hàng rào cây xanh (hoặc các hình thức tương tự)
có cắt tỉa: 30.000 đ/md, không cắt tỉa: 15.000 đ/md.
- Chi phí di dời cổng sắt: 25.000 đ/m2,
các loại cổng khác: 15.000 đ/m2.
3. Mồ mả:
- Mả đất: 1.100.000 đ/cái.
- Mả xây hoặc đá ong có diện tích nhỏ hơn 6m²:
2.100.000 đ/cái.
- Mả xây bê tông kiên cố hoặc đá ong loại lớn có
diện tích trên 6m²: 4.000.000 đ/cái.
* Mả mới chôn dưới 1 năm được hỗ trợ thêm
1.900.000đ/cái.
* Những trường hợp mả xây dựng lớn, cầu kỳ sẽ được
Tổ chuyên viên tính toán đền bù theo thực tế.
4. Một số loại kết cấu khác:
- Ống nhựa cấp nước Þ 2,7cm trở lên: 5.000 đ/md.
- Ống nhựa cấp nước Þ 10cm trở lên: 12.000 đ/md.
- Ống sành thoát nước Þ (10 – 20)cm: 15.000
đ/md.
- Ống bê tông tiêu nước Þ <= 100 cm: 40.000
đ/md.
- Ống bê tông tiêu nước Þ > 100 cm: 120.000
đ/md.
- Bàn thiên xây gạch, chiều cao
<1,5m (xây độc lập): 80.000 đ/trụ (có ốp gạch men tính thêm 40.000 đ/trụ).
Bàn thiên các loại khác: 50.000 đ/trụ.
- Hồ nước bằng ống bê tông cốt
thép Þ 100cm: 140.000 đ/cống (xây dựng độc lập).
- Hố ga bằng bê tông cốt thép:
200.000 đ/cái.
- Mái che lợp tole, ngói: 50.000 đ/m2.
Mái che lợp giấy dầu, lá dừa..., cột các loại: 20.000 đ/m2.
- Di dời trụ điện bê tông cốt thép cao 4-6m:
200.000 đ/trụ.
- Di dời các loại trụ điện khác: 70.000 đ/trụ.
- Đào hầm, ao, hồ: 5.000 đ/m3.
- Đất đổ san lấp mặt bằng: 20.000 đ/m3.
- Di dời chân bồn nước bằng thép hình, chiều
cao<10m: 300.000 đ/cái.
- Di dời bảng hiệu độc lập: 50.000 đ/cái.
- Các loại kết cấu bêtông cốt thép: 1.200.000
đ/m3.
Phần IV.
BỒI THƯỜNG CÂY TRÁI HOA
MÀU
I. Cây ngắn ngày:
- Lúa: 2.000 đ/m².
- Rau gia vị: 3.000 đ/m².
II. Cây lâu năm, cây công
nghiệp:
1. Cây cao su (mật độ tối
đa không quá 555 cây/ha):
- Từ 1 đến 2 năm tuổi : 35.000
đ/cây.
- Trên 2 năm đến 5 năm tuổi :
60.000 đ/cây.
- Trên 5 năm đến 10 năm tuổi :
95.000 đ/cây.
- Trên 10 năm tuổi : 150.000
đ/cây.
2. Cây điều (mật độ tối đa không
quá 277 cây/ha):
- Từ 1 đến 2 năm tuổi : 25.000
đ/cây.
- Trên 2 năm đến 4 năm tuổi :
50.000 đ/cây.
- Trên 4 năm đến 6 năm tuổi :
90.000 đ/cây.
- Trên 6 năm đến 20 năm tuổi
:140.000 đ/cây.
- Trên 20 năm tuổi : 50.000 đ/cây.
3. Một số loại cây khác: Bàng, Liễu, Phượng,
Trâm, Sung, Trứng cá, Vông,…: 30.000 đ/cây.
III. Cây lấy gỗ:
1. Tre:
- Dưới 1 năm tuổi : 2.000 đ/cây.
- Từ 1 năm đến 2 năm tuổi : 4.000
đ/cây.
- Trên 2 năm tuổi : 6.000 đ/cây.
2. Tầm vông, lồ ô:
- Dưới 1 năm tuổi : 1.500 đ/cây.
- Từ 1 năm đến 2 năm tuổi : 3.000
đ/cây.
- Trên 2 năm tuổi : 5.000 đ/cây.
3. Trúc:
- Dưới 1 năm tuổi : 200 đ/cây.
- Từ 1 năm đến 2 năm tuổi : 800
đ/cây.
- Trên 2 năm tuổi : 1.500 đ/cây.
4. Tràm, bạch đàn, lồng mức (mật độ
tối đa không quá 2.500 cây/ha), xà cừ (mật độ tối đa không quá 400 cây/ha):
- Loại trồng dưới 1 năm:
2.000 đ/cây.
- Loại trồng từ 1 năm tuổi và có
đường kính <10 cm: 8.000 đ/cây.
- Loại trồng có đường kính từ 10
cm đến 20 cm: 20.000 đ/cây.
- Loại có đường kính lớn hơn 20
cm: 50.000 đ/cây.
IV. Cây ăn
trái:
1. Cây măng cụt:
- Từ 1 đến 3 năm tuổi : 100.000
đ/cây.
- Trên 3 năm đến 8 năm tuổi :
200.000 đ/cây.
- Trên 8 năm đến 10 năm tuổi :
1.500.000 đ/cây.
- Trên 10 năm tuổi : 2.000.000
đ/cây.
2. Cây mít, dừa, chôm chôm, nhãn, cam, bưởi,
dâu, bơ, xoài, vú sữa:
- Từ 1 đến 3 năm tuổi : 55.000 đ/cây.
- Trên 3 đến 8 năm tuổi : 100.000 đ/cây.
- Trên 8 năm tuổi : 200.000 đ/cây.
3. Táo, mãn cầu, mận, chanh, tắc, ổi, quýt, hồng
quân, thanh long, sabôchê:
- Từ 1 đến 2 năm tuổi : 30.000 đ/cây.
- Trên 3 đến 6 năm tuổi : 60.000 đ/cây.
- Trên 6 năm tuổi : 100.000 đ/cây.
4. Khế, me, cau, chùm ruột, sơ ri, cóc, si rô:
- Từ 1 đến 2 năm tuổi: 20.000 đ/cây.
- Trên 2 đến 5 năm tuổi: 50.000 đ/cây.
- Trên 5 năm tuổi: 70.000 đ/cây.
5. Đu đủ, chuối:
- Mới trồng (hỗ trợ di dời): 1.000 đ/cây.
- Chưa thu hoạch: 6.000 đ/cây.
- Đang thu hoạch: 15.000 đ/cây.
6. Thơm:
- Mới trồng (hỗ trợ di dời) : 1.000 đ/cây.
- Chưa thu hoạch : 1.000 đ/cây.
- Đang thu hoạch : 2.500 đ/cây.
Phần V.
TRÁCH NHIỆM CỦA
TỔ CHỨC, HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TRONG PHẠM VI GIẢI TỎA
(Điều
37, Nghị định 197/2004/NĐ-CP, ngày 3/12/2004 của Chính phủ)
Các tổ chức gia đình, cá nhân
trong phạm vi giải tỏa để thi công công trình phải có trách nhiệm chấp hành đầy
đủ và đúng thời gian giải phóng mặt bằng theo quy định của Hội đồng bồi thường
giải phóng mặt bằng. Trường hợp không thực hiện đúng quy định thì Hội đồng bồi
thường giải phóng mặt bằng báo cáo UBND tỉnh áp dụng các biện pháp: cưỡng chế
theo pháp luật.
Người bị thu hồi đất nếu chưa đồng ý với quyết định
về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, thì được khiếu nại theo quy định của pháp
luật. Trách nhiệm giải quyết khiếu nại, thời hiệu giải quyết khiếu nại và trình
tự giải quyết khiếu nại thực hiện theo quy định tại Điều 138 của Luật Đất đai
năm 2003 và Điều 162, 163, 164 của Nghị định số 181/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của
Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
Trong khi chờ đợi giải quyết khiếu nại, người bị
thu hồi đất vẫn phải chấp hành quyết định thu hồi đất, giao đất đúng theo kế hoạch
và thời gian đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định./.