Quyết định 35/2001/QĐ-UB Kế hoạch thực hiện Nghị định 75/2000/NĐ-CP về công chứng, chứng thực trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Số hiệu | 35/2001/QĐ-UB |
Ngày ban hành | 05/06/2001 |
Ngày có hiệu lực | 05/06/2001 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lâm Đồng |
Người ký | Phan Thiên |
Lĩnh vực | Dịch vụ pháp lý |
UBND TỈNH LÂM ĐỒNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 35/2001/QĐ-UB |
Hà Nội, ngày 05 tháng 06 năm 2001 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;
Căn cứ Nghị định 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ "về công chứng, chứng thực", Chỉ thị số 01/2001/CT-TTg ngày 05/3/2001 của Thủ tướng Chính phủ. Thông tư số 03/2001/TP-CC của Bộ Tư Pháp về triển khai thực hiện hướng dẫn thi hành Nghị định 75/2000/NĐ-CP của Chính phủ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư Pháp Lâm Đồng tại tờ trình số 251/TTR-TP ngày 30 tháng 5 năm 2001,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ "về công chứng, chứng" trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2: Các ông : Chánh Văn Phòng ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư Pháp, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể các doanh nghiệp Nhà nước và UBND các cấp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
|
UBND TỈNH LÂM ĐỒNG |
VỀ VIỆC "TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH
75/ 2000/NĐ-CP NGÀY 08/12/2000 CỦA CHÍNH PHỦ" VỀ CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 35/2001/QĐ-UB ngày 05 tháng 06 năm 2001 của
UBND tỉnh Lâm Đồng
Thực hiện Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ, Chỉ thị số 01/2001/CT-TTg ngày 05/3/2001 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 03/2001/TP-CC ngày 14/3/2001 của Bộ Tư Pháp về triển khai thực hiện, hướng dẫn thi hành Nghị định 75/2000/NĐ-CP của Chính phủ về công chứng, chứng thực.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành kế hoạch triển khai thực hiện và hướng dẫn thi hành Nghị định 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ, như sau :
1- Quán triển kịp thời những quy định pháp luật về công chứng, chứng thực đối với những tổ chức, cá nhân có thẩm quyền công chứng, chứng thực, đồng thời tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân làm cho mọi người hiểu rõ và có nhận thức mới về công chứng, chứng thực, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cá nhân, tổ chức đảm bảo an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại và các quan hệ xã hội khác, góp phần phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động công chứng, chứng thực.
2- Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công chứng, chứng thực gắn với việc phân cấp thẩm quyền, địa hạt công chứng, chứng thực tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân khi thực hiện công chứng, chứng thực.
3- Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước và cá nhân được giao thực hiện việc công chứng, chứng thực; giải quyết nhanh, kịp thời việc công chứng, chứng thực đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân, góp phần thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực công chứng, chứng thực.
II/- Triển khai thực hiện việc công chứng, chứng thực
1- Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành do UBND các cấp đã ban hành về công chứng, chứng thực, để đề nghị UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, phù hợp với Nghị định 75/2000/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 03/2001/TP-CC ngày 14/3/2001 của Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp.
2- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Nghị định 75/2000/NĐ-CP bằng nhiều hình thức để các tổ chức và cá nhân nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của hoạt động công chứng, chứng thực, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại và quan hệ xã hội khác. Đặc biệt, cần coi trọng công tác tập huấn hướng dẫn những người có trách nhiệm thực hiện công chứng, chứng thực nêu cao trách nhiệm trong công việc, không gây phiền hà, sách nhiễu cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức yêu cầu công chứng, chứng thực; chấn chỉnh hoạt động công chứng, chứng thực tại địa phương không để hiện tượng ùn tắt, quá tải về hoạt động công chứng, chứng thực.
3- Kiện toàn tổ chức, năng cao nâng lực chuyên môn, bảo đảm về nhân sự và cơ sở vật chất cho hoạt động công chứng, chứng thực.
3.1 Tiến hành rà soát tổ chức, biên chế, trụ sở, phương tiện làm việc và cơ sở vật chất kỹ thuật của các phòng công chứng bảo đảm triển khai các hoạt động công chứng; Chuẩn bị các điều kiện để tiếp nhận dự án tin học hóa công chứng và đề án chuyển phòng công chứng sang chế độ tự trang trải theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Đối với phòng công chứng có nhu cầu lớn về công chứng, có thể hợp đồng thêm lao động có trình độ Đại học Luật để giúp việc hoạt động công chứng; Kinh phí trả công hợp đồng lao động trích từ nguồn thu lệ phí công chứng.
3.2 Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố và Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm về chất lượng và lề lối hoạt động chứng thực tại địa phương : Bố trí cán bộ có trình độ Cử nhân Luật chuyên trách thực hiện công tác chứng thực ở cấp huyện, bố trí ổn định người có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị định 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 và Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ giúp UBND các xã, phường, thị trấn trong công tác chứng thực.
- Căn cứ nhu cầu chứng thực của nhân dân và tình hình về tổ chức bộ máy, Chủ tịch UBND cấp huyện có thể ủy quyền bằng văn bản cho Phó phòng Tư Pháp thực hiện các việc chứng thực thuộc thẩm quyền UBND cấp huyện với tư cách "thừa ủy quyền" và đóng dấu UBND cấp huyện; người được ủy quyền phải đăng ký chữ ký tại Sở Tư Pháp. Đối với cấp huyện có nhu cầu lớn về chứng thực có thể ký thêm hợp đồng lao động có trình độ Cử nhân Luật giúp UBND cấp huyện trong công tác chứng thực, kinh phí trả công hợp đồng lao động trích từ nguồn thu lệ phí chứng thực.