Quyết định 348/QĐ-BGTVT năm 2012 phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng hệ thống giao cắt giữa đường sắt với đường bộ trên mạng lưới đường sắt Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu 348/QĐ-BGTVT
Ngày ban hành 20/02/2012
Ngày có hiệu lực 20/02/2012
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Giao thông vận tải
Người ký Lê Mạnh Hùng
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 348/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIAO CẮT GIỮA ĐƯỜNG SẮT VỚI ĐƯỜNG BỘ TRÊN MẠNG ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM.

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ GTVT;

Căn cứ các Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009, Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và các văn bản hướng dẫn có liên quan;

Căn cứ Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 10/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1702/QĐ-BGTVT ngày 15/5/2006 của Bộ GTVT về việc cho phép lập quy hoạch chi tiết “Xây dựng hệ thống giao cắt giữa đường sắt với đường bộ trên mạng ĐSVN”;

Xét Tờ trình số 520/TTr-CĐSVN ngày 08/6/2011 của Cục Đường sắt Việt Nam; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng hệ thống giao cắt giữa đường sắt với đường bộ trên mạng đường sắt Việt Nam, với các nội dung chủ yếu sau:

1. Phạm vi lập quy hoạch và niên hạn nghiên cứu:

a. Phạm vi lập quy hoạch:

● Toàn bộ các điểm giao cắt giữa đường sắt thuộc hệ thống đường sắt quốc gia Việt Nam (không bao gồm các đường sắt chịu sự quản lý của địa phương, đường sắt chuyên dùng) với đường bộ được xếp vào cấp.

● Các điểm giao cắt đã cấp phép (giao bằng) theo Luật Đường sắt được nghiên cứu nâng cấp, cải tạo hoặc xây dựng nút giao khác mức đảm bảo an toàn theo đúng Điều lệ đường ngang; Các điểm giao cắt không được cấp phép được nghiên cứu gom gộp vào các điểm giao cắt khác với khoảng cách phù hợp thông qua hệ thống đường gom

b. Niên hạn nghiên cứu: Quy hoạch hệ thống giao cắt đường sắt với đường bộ là đến năm 2020, định hướng phát triển đến năm 2030

2. Mục tiêu lập quy hoạch:

a. Bảo đảm an toàn giao thông tại các điểm giao cắt giữa Đường sắt - Đường bộ và hành lang an toàn giao thông đường sắt theo Luật Đường sắt quy định.

b. Nghiên cứu tổng thể về giao cắt giữa đường sắt và đường bộ trên toàn mạng lưới đường sắt quốc gia Việt Nam, từ đó phân loại các dạng giao cắt, đưa ra định hướng quy mô công trình và sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện theo quy hoạch nhằm bố trí các nguồn vốn đầu tư xây dựng các điểm giao cắt.

c. Xác định quy mô xây dựng công trình tại các vị trí giao cắt và hành lang an toàn giữa Đường sắt - Đường bộ, nhằm đăng ký dành quỹ đất quy hoạch trong quy hoạch phát triển các địa phương có đường sắt đi qua.

d. Định hướng đầu tư cho các dự án, làm cơ sở cho các hoạt động xây dựng tiếp theo. Tạo sự thống nhất, tránh chồng chéo trong hoạt động xây dựng, mở mới các điểm giao cắt trên các tuyến đường sắt

3. Phương án xử lý các điểm giao cắt và mục tiêu cụ thể:

a. Phương án xử lý các điểm giao cắt:

● Nâng cấp từ giao cắt cùng mức lên giao khác mức: Áp dụng tại các vị trí giao cắt tại đường ngang cấp 1 và đường bộ từ cấp 1 đến cấp 3. Các phương án giao cắt cụ thể phụ thuộc vào địa hình giao cắt, mật độ và nhu cầu giao thông trong tương lai.

● Các giao cắt giữ nguyên quy mô hiện tại hoặc được nâng cấp: Áp dụng cho các điểm giao cắt không thuộc các trường hợp cấp đường ngang, đường bộ nói trên và điều kiện địa hình không cho phép cải tạo lên giao cắt khác mức, sự phát triển giao thông thấp.

● Các giao cắt được mở mới: Theo yêu cầu trong quy hoạch vùng địa phương hoặc do nhu cầu giao thông khu vực.

● Hàng rào, đường gom dân sinh: Đóng các điểm giao cắt không được cấp phép; gom gộp các điểm giao cắt có phép nhưng khoảng cách giữa các điểm giao cắt không đúng quy định; ngăn cách đảm bảo an toàn giữa các hệ thống hạ tầng giao thông bằng hệ thống đường gom và hàng rào ngăn cách.

b. Mục tiêu cụ thể của quy hoạch:

TT

Tuyến đường sắt

Giao cùng mức lên giao khác mức

Hầm chui dân sinh

Đường ngang mở mới

Đường ngang nâng cấp (giao cùng mức)

Đường ngang giữ nguyên hiện trạng

Hàng rào

Đường gom

điểm

điểm

điểm

điểm

điểm

km

km

1

Hà Nội-Tp. Hồ Chí Minh

79

14

184

395

585

450.666

124.561

Phủ Lý - Thịnh Châu

4

-

3

3

4

-

-

Cầu Giát-Nghĩa Đàn

2

-

-

2

13

-

-

Diêu Trì - Quy Nhơn

3

-

-

2

-

2.50

1.45

Mương Mán- Phan Thiết

-

-

-

3

3

-

-

Đà Lạt-Trại Mát

-

-

3

4

-

-

-

2

Yên Viên - Lào Cai

23

 

35

25

55

14.396

33.327

3

Hà Nội - Đồng Đăng

13

2

41

32

52

3.874

13.589

4

Đông Anh - Quán Triều

3

 

18

5

23

 

7.856

5

Gia Lâm - Hải Phòng

15

 

36

34

26

24.200

12.236

6

Kép - Hạ Long

8

 

30

36

2

3.573

 

7

Kép - Lưu Xá

1

 

24

5

2

0.84

0.84

8

Bắc Hồng - Văn Điển

11

 

5

13

7

1.893

3.267

9

Yên Viên - Cái Lân

0

41

16

2

2

1.893

 

Tổng cộng

162

57

395

561

774

503,84

197,13

[...]