Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 3450/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch định hướng phát triển ngành giao thông vận tải huyện Phước Sơn giai đoạn đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành

Số hiệu 3450/QĐ-UBND
Ngày ban hành 25/10/2011
Ngày có hiệu lực 25/10/2011
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Nam
Người ký Đinh Văn Thu
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 3450/QĐ-UBND

Quảng Nam, ngày 25 tháng 10 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI HUYỆN PHƯỚC SƠN GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 425/QĐ-UBND ngày 10/02/2006 của UBND tỉnh Quảng Nam giao nhiệm vụ lập quy hoạch phát triển giao thông vận tải giai đoạn 2006-2015 của các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh;

Xét hồ sơ báo cáo quy hoạch kèm Tờ trình số 95/TTr-UBND ngày 10/8/2011 của UBND huyện Phước Sơn về việc đề nghị thẩm định phê duyệt Quy hoạch giao thông vận tải huyện Phước Sơn đến năm 2020;

Theo Công văn số 913/UBND -KTN ngày 27/3/2009 của UBND tỉnh Quảng Nam; Công văn số 863/SGTVT- QLGT ngày 20/9/2010 của Sở Giao thông - Vận tải; Công văn số 208/SKHĐT-VP ngày 09/5/2011 của Sở Kế hoạch và Đầu tư và đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 424/TTr-SKHĐT ngày 20 tháng 10 năm 2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch định hướng phát triển ngành giao thông vận tải huyện Phước Sơn giai đoạn đến năm 2020, với các nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm Quy hoạch:

- Giao thông vận tải có vai trò, vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương; đầu tư phát triển giao thông vận tải phải được tập trung, ưu tiên và đi trước một bước, đảm bảo tốc độ phát triển nhanh, bền vững làm tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn và bảo đảm phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại thiên tai, bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh chính trị trật tự án toàn xã hội.

- Phát triển giao thông vận tải đường bộ một cách thống nhất, đồng bộ, đảm bảo tính liên hoàn giữa các phương thức, loại hình giao thông vận tải với định hướng ưu tiên tập trung phát triển hệ thống mạng lưới giao thông đường bộ của địa phương gắn kết chặt chẽ giữa các tuyến đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường nội thị và với mạng lưới đường bộ Quốc gia trên địa bàn.

- Coi trọng công tác bảo dưỡng, bảo trì, đảm bảo khai thác hiệu quả, bền vững cơ sở hạ tầng giao thông hiện có. Đồng thời đẩy mạnh việc nâng cấp và xây dựng mới các công trình cơ sở hạ tầng giao thông có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược xoá đói giảm nghèo và phục vụ an ninh quốc phòng của huyện.

- Định hướng phát triển và xây dựng các công trình giao thông phải được gắn kết chặt chẽ, phù hợp với định hướng phát triển các ngành kinh tế - xã hội chung của huyện, vùng và cũng như của tỉnh.

- Đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư, các hình thức đầu tư, huy động tối đa mọi nguồn lực cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. Tập trung đầu tư các công trình giao thông có trọng điểm, phù hợp quy hoạch, khả năng đáp ứng của các nguồn vốn đầu tư, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, tránh đầu tư dàn trải, kéo dài. Đồng thời xây dựng các cơ chế chính sách phù hợp khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào các hoạt đầu tư phát triển giao thông vận tải trên địa bàn.

- Định hướng và có kế hoạch bố trí quỹ đất hợp lý đảm bảo các mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và hành lang an toàn giao thông. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải phải được sự thống nhất và phối hợp thực hiện đồng bộ, chặt chẽ giữa các cấp các ngành, các địa phương.

2. Định hướng phát triển giao thông vận tải huyện Phước Sơn giai đoạn đến năm 2020:

a) Mục tiêu tổng quát: Đến năm 2020 trên địa bàn huyện Phước Sơn có hệ thống mạng lưới giao thông hợp lý, liên hoàn, phát triển ổn định, bền vững, có sự đa dạng về phương thức, loại hình giao thông vận tải; đáp ứng được về cơ bản nhu cầu giao thông vận tải, vận chuyển hàng hóa, hành khách; thuận lợi giao lưu kinh tế, giao thương hàng hóa giữa các địa phương trong huyện và với các vùng, địa phương lân cận. Các tuyến giao thông huyện, giao thông đô thị, giao thông liên xã và hệ thống mạng lưới giao thông nông thôn được xây dựng, nâng cấp, mở rộng đạt tiêu chuẩn.

b) Các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể:

* Giao thông đường bộ:

- Các tuyến đường trục chính và giao thông đối ngoại:

+ Đường Hồ Chí Minh (đoạn qua huyện Phước Sơn): 64km, tiêu chuẩn đường cấp IV, mặt đường rộng 6m, nền đường rộng 9m. Đoạn qua thị trấn Khâm Đức theo qui mô đường đô thị đạt cấp III đường đô thị, quy mô mặt đường: 2 x 7,5m=15m, dải phân cách: 01m, vỉa hè: 2 x 3,25m =6,5m.

+ Đường Quốc lộ 14E (đoạn qua huyện Phước Sơn): 27km, tiêu chuẩn đường cấp IV, nền đường rộng 7m, mặt đường rộng 5,5m; điều chỉnh hướng tuyến một số đoạn tránh thủy điện Đắk Mi 4. Đoạn Hà Lam - Khâm Đức: đạt tiêu chuẩn đường cấp III (vùng đồng bằng và đồi) vào năm 2020, bề rộng nền đường 12 - 15m.

+ Đường Phước Thành (Phước Sơn) - Trà Leng (Trà My): 46km, đến năm 2020 xây dựng hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi.

- Đường huyện: 11 tuyến, tổng chiều dài 158km, đến năm 2020 xây dựng, nâng cấp mở rộng đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của đường cấp V, cấp VI miền núi theo tiêu chuẩn TCVN4054-2005.

+ Tuyến đường Phước Đức - Phước Thành (ĐH1): 40 km, đến cuối năm 2011 xây dựng hoàn thành xây dựng 15km đầu tuyến với quy mô nền đường rộng 6 - 7m, mặt đường thảm bê tông nhựa rộng 5m và các công trình cầu: Nước Xa, Nước Chè, Nước Mỹ với tải trọng thiết kế H30. Đến năm 2015, xây dựng hoàn thành 25km còn lại đạt 100% tiêu chuẩn đường cấp VI miền núi, nền đường rộng 6 - 7m, mặt đường thảm nhựa hoặc bê tông xi măng rộng 3,5 - 5m, tải trọng thiết kế H13-H18.

+ Giai đoạn đến năm 2015 xây dựng, nâng cấp mở rộng các tuyến đường huyện (ĐH2.PS - ĐH5.PS) đạt tiêu chuẩn đường giao thông cấp VI miền núi, nền đường rộng 6 - 7m, tỷ lệ 100% mặt đường bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng rộng 3,5 - 5m, tải trọng thiết kế H13-H30.

[...]